--> -->
Quy định các khoản thu, mức thu tại cơ sở giáo dục công lập:

Những góp ý thấu tình, đạt lý

Phản biện về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội về Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục công lập của thành phố Hà Nội, nhiều ý kiến khẳng định việc sớm ban hành Nghị quyết là rất cần thiết, bởi đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, thực hiện công khai, minh bạch các khoản thu - chi, tránh được tình trạng lạm thu vào mỗi đầu năm học.
Kiên quyết không để xảy ra việc lạm thu và dạy, học thêm không đúng quy định Hà Nội: Xem xét mức trần học phí cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao

Dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội về Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao) của thành phố Hà Nội, sẽ quy định cụ thể mức thu đối với 6 nhóm dịch vụ, gồm: Dịch vụ bán trú; dịch vụ học 2 buổi/ngày; dịch vụ nước uống học sinh; dịch vụ giáo dục ngoài giờ; dịch vụ đưa đón trẻ, học sinh; dịch vụ tiền ở của học sinh nội trú tại một số trường có khu nội trú (không bao gồm Trường Phổ thông dân tộc nội trú).

Những góp ý thấu tình, đạt lý
Theo dự thảo Nghị quyết, dịch vụ học 2 buổi/ngày (đối với cấp học Trung học cơ sở): 235.000 đồng/học sinh/tháng. (Ảnh minh họa).

Về việc tổ chức thu, Nghị quyết nêu rõ, căn cứ mức trần (mức cao nhất) tại Nghị quyết, các cơ sở giáo dục xây dựng dự toán chi phí để xác định mức thu cụ thể, phải được thỏa thuận bằng văn bản với cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện, có sự thống nhất của Ban giám hiệu nhà trường và cơ quan quản lý cấp trên (Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý) trước khi ban hành, bảo đảm không vượt mức trần quy định. Trường hợp học trực tuyến (học online), các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập không triển khai thực hiện các khoản thu quy định tại Nghị quyết.

Phản biện vào dự thảo Nghị quyết sẽ được đưa ra trình tại kỳ họp thứ 15 HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI xem xét, ban hành. Ông Vũ Thành Vĩnh - nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Hoàn Kiếm cho rằng, về nguyên tắc, việc xây dựng danh mục các khoản thu và mức thu, cần phải bảo đảm hài hòa danh mục và mức thu các khoản dịch vụ, hỗ trợ tăng thêm phù hợp khả năng chi trả của phụ huynh học sinh trong điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống người dân còn khó khăn. Theo ông Vĩnh, Ban soạn thảo (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) nên xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc chế độ miễn giảm đối với học sinh thuộc diện chính sách, có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, chú trọng nguyên tắc dân chủ trong việc thỏa thuận tự nguyện giữa cơ sở giáo dục với phụ huynh học sinh cũng như làm tốt công tác tuyên truyền vận động, công khai, minh bạch trong quản lý thu, chi để từ đó tạo đồng thuận xã hội trong tổ chức thực hiện.

Cùng quan điểm với ông Vĩnh, bà Đặng Huyền Thái - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn tổng hợp và phân tích dư luận xã hội (Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội) cho rằng, Ban soạn thảo cần cân nhắc thêm các nội dung trong dự thảo Nghị quyết, cần có chính sách, giải pháp hỗ trợ phù hợp khi tăng thu. Theo bà Thái, nhìn chung, đời sống của một bộ phận nhân dân Thủ đô có tốt hơn trước đây, song vẫn còn một bộ phận nhân dân lao động đời sống còn khó khăn, do đó, việc tăng các khoản thu này là rất đáng kể. “Ví dụ như mức thu tiền ăn trưa là 35.000 đồng/học sinh/ngày, cần xem xét đến các vùng khác nhau như nội thành và ngoại thành, vì với nội thành là bình thường nhưng với ngoại thành thì mức giá này khá cao. Đặc biệt, cần có sự thống nhất giữa cơ sở giáo dục và phụ huynh học sinh”, bà Thái góp ý.

Cũng bày tỏ đồng tình cao với việc ban hành Nghị quyết sẽ góp phần tránh được việc lạm thu, và những ý kiến trái chiều về các khoản thu mỗi dịp đầu năm học mới, bà Nguyễn Hiền Phương - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hai Bà Trưng góp ý thêm: Để tạo được sự đồng thuận rộng rãi trong nhân dân, cần quy định rõ mức giá trần theo khu vực, cho phù hợp với mức sống với thành thị và vùng nông thôn, chứ không nên đưa một mức áp dụng chung như trong Nghị quyết.

Từ thực tiễn hiện nay, để hạn chế những tồn tại trong thu - chi hỗ trợ giáo dục, bà Nguyễn Minh Hà - nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố, thành viên Hội đồng tư vấn Văn hóa xã hội (Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội) cho rằng: Ngành Giáo dục cần làm tốt công tác tuyên truyền, cần công khai, minh bạch, đảm bảo thu đúng - chi đủ để tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Công tác quản lý thu - chi, cũng như các loại quỹ trong trường học cần được kiểm soát, giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng lạm thu. Đi liền với việc tăng thu, ngành cần giám sát chất lượng dịch vụ như: Ăn, ở, đi lại, hoạt động ngoài giờ, các khoản thu khác…

Phụ lục 02 của Dự thảo Nghị quyết, mức thu, các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, gồm:

1. Dịch vụ phục vụ bán trú (Dịch vụ tiền ăn của học sinh: 35.000 đồng/học sinh/ngày đối với bữa trưa; 20.000 đồng/học sinh/ngày đối với bữa sáng); Dịch vụ chăm sóc bán trú: 235.000 đồng/học sinh/tháng; Dịch vụ trang thiết bị phục vụ bán trú (Mầm non: 200.000 đồng/học sinh/năm học; Tiểu học, Trung học cơ sở: 133.000 đồng/học sinh/năm học).

2. Dịch vụ học 2 buổi/ngày (đối với cấp học Trung học cơ sở): 235.000 đồng/học sinh/tháng

3. Dịch vụ nước uống học sinh: 16.000 đồng/học sinh/tháng

4. Dịch vụ giáo dục ngoài giờ (chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục ngoài giờ chính khóa theo quy định của pháp luật), gồm: Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ (bao gồm dịch vụ trông giữ trước và sau giờ học chính khóa): 12.000 đồng/học sinh/giờ; dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ (bao gồm dịch vụ trông giữ trong các ngày nghỉ): 96.000 đồng/học sinh/ngày; dịch vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa (do các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trực tiếp thực hiện): 15.000 đồng/học sinh/giờ dạy.

5. Dịch vụ đưa đón trẻ, học sinh: 10.000 đồng/học sinh/km.

6. Dịch vụ tiền ở của học sinh nội trú tại một số trường có khu nội trú (không bao gồm Trường Phổ thông dân tộc Nội trú): 400.000 đồng/học sinh/tháng.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Lan tỏa mô hình hay, sáng tạo trong học và làm theo Bác

Lan tỏa mô hình hay, sáng tạo trong học và làm theo Bác

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, 10 năm qua quận Tây Hồ đã đạt nhiều kết quả khá toàn diện. Nhiều cách làm mới, sáng tạo, thiết thực tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực có sức lan tỏa, sâu rộng trong toàn Đảng bộ quận.
Bảo đảm tốt hơn quyền con người của người đang chấp hành án phạt tù

Bảo đảm tốt hơn quyền con người của người đang chấp hành án phạt tù

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 24/5, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã trình dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiện nay.
Cần quyết liệt xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế

Cần quyết liệt xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế

Sau vụ gần 600 loại sữa giả bị phát hiện, dư luận lại bức xúc với chuyện thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thiết bị y tế giả… bị cơ quan chức năng triệt phá. Đáng lo ngại, khi một số sản phẩm này đã được bán trên thị trường trong suốt thời gian dài. Đây là hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ các cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Công an: Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người

Bộ trưởng Bộ Công an: Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người

Bộ trưởng Lương Tam Quang cho rằng, nếu không quy định việc cấm mua bán dữ liệu cá nhân như hàng hóa thông thường và có chế tài xử lý nghiêm minh thì thực tiễn sẽ phát sinh rất nhiều những phương thức, thủ đoạn để hình thành chợ đen về dữ liệu cá nhân, gây hậu quả thiệt hại rất lớn.
Hội đồng Tiền lương quốc gia có chủ tịch mới

Hội đồng Tiền lương quốc gia có chủ tịch mới

Theo quyết định kiện toàn của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương làm tân chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia.
Nhà ở xã hội vẫn vượt quá xa khả năng của người lao động

Nhà ở xã hội vẫn vượt quá xa khả năng của người lao động

Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội ngày 24/5, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) đã chia sẻ những gửi gắm của người lao động đến Quốc hội.
Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân (KTTN) là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…; Ngoài ra, Nghị quyết còn đặt ra các mục tiêu cụ thể như phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu…

Tin khác

Đột phá truyền thông, tăng tốc bao phủ BHXH toàn dân

Đột phá truyền thông, tăng tốc bao phủ BHXH toàn dân

Với sự kết hợp đồng bộ của nhiều giải pháp và các thông điệp truyền thông gần gũi, thân thiện, Lễ ra quân tháng 5 nhân Tháng vận động, triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) toàn dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã giúp người dân hiểu đúng, hiểu sâu hơn về lợi ích, ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), từ đó tạo thêm niềm tin của người dân vào các chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước.
Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chị Nguyễn Thị Hiền (huyện Đông Anh, Hà Nội) hỏi: Tôi đã tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tại công ty được 10 năm, nhưng đã nghỉ việc 2 năm nay. Hiện giờ, tôi làm việc ở nhà, muốn tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để sau này hưởng lương hưu. Xin hỏi muốn tham gia BHXH tự nguyện thì cần những thủ tục gì?
"Điểm tựa tương lai" vững chắc cho người dân Thủ đô

"Điểm tựa tương lai" vững chắc cho người dân Thủ đô

Hình ảnh những cán bộ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I len lỏi đến các khu dân cư, chợ dân sinh trên địa bàn Thủ đô nhiệt tình tư vấn về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân đã trở thành điểm nhấn đặc biệt. Với chủ đề “BHXH - An tâm cho mọi gia đình”, chiến dịch tuyên truyền sâu rộng này không chỉ mang thông tin về chính sách an sinh xã hội đến gần hơn với người dân, mà còn khơi dậy ý thức chủ động tham gia, xây dựng "của để dành" an toàn cho tương lai.
Đối tượng nào được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng?

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng?

Khoản 2 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 quy định những đối tượng sau thuộc trường hợp được nhận trợ cấp tuất hằng tháng.
Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con

Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024, lao động nữ khi sinh con và mang thai hộ có đủ điều kiện quy định thì được trợ cấp một lần khi sinh con.
Đối tượng nào được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội?

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội?

Từ 1/7/2025, công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước

Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước

Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn mới về việc thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, chính thức áp dụng từ ngày 15/6 tới đây.
Từ 1/7/2025: Mở rộng đối tượng hưởng chế độ ốm đau

Từ 1/7/2025: Mở rộng đối tượng hưởng chế độ ốm đau

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) đã bổ sung thêm về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được hưởng trợ cấp ốm đau so với quy định tại Luật BHXH năm 2014.
Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, trong đó quy định “nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 5 tuổi" đang thu hút được sự quan tâm của các nhà giáo, bởi đây là điều nhiều giáo viên mầm non đã mong mỏi, đề xuất nguyện vọng trên nhiều diễn đàn.
Chi tiết 35 thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến người dân được làm tại công an xã

Chi tiết 35 thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến người dân được làm tại công an xã

Bộ Công an đã ban hành Hướng dẫn số 08/HD-BCA-V03 ngày 17/2/2025, phân cấp cho Công an cấp xã tiếp nhận và giải quyết 35 thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến. Điều này giúp người dân thực hiện các thủ tục ngay tại địa phương, thay vì phải đến công an cấp huyện như trước đây.
Xem thêm
Phiên bản di động