-->

Người mang hơi ấm đến Trại phong Đá Bạc

(LĐTĐ) 23 tuổi, lớn lên ở mảnh đất Sóc Sơn, luôn nặng lòng với những mảnh đời bất hạnh đặc biệt là những cụ già ở Trại phong Đá Bạc (Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội) anh Trần Tiến Vũ cùng CLB Hành Trình Nhiệt Huyết đã bỏ qua định kiến của xã hội, hàng tháng đều đến làm thiện nguyện, giúp đỡ, sẻ chia, mang hơi ấm tình người đến với những mảnh đời kém may mắn nơi đây.
nguoi mang hoi am den trai phong da bac Ngày xuân ghé thăm “đất tổ” ca trù
nguoi mang hoi am den trai phong da bac Nhân rộng yêu thương qua "Ngày làm việc tốt"

Nặng lòng với những mảnh đời bất hạnh

Trở lại thăm Trại phong Đá Bạc (Minh Phú, Sóc Sơn) trong một buổi chiều muộn, tôi gặp lại Vũ, cậu thanh niên tình cờ gặp trong đợt tình nguyện hồi còn là sinh viên. Sau 4 năm, Vũ có nhiều đổi khác nhưng đôi mắt vẫn chan chứa sự chân thành trìu mến, nụ cười vẫn ấm áp, tươi vui. Vũ bảo, dịp cuối tuần cậu đều lên Đá Bạc chuyện trò cùng các cụ. Nhìn những cái vẫy tay, câu chào bịn rịn, chắc hẳn với các cụ, Vũ thân thiết chẳng khác gì con cháu trong gia đình.

Trại phong gắn liền với kỉ niệm của Vũ, cậu đã tham gia tình nguyện ở đây từ năm 2013, cùng với các anh chị trong CLB Sinh viên Sóc Sơn. Trại phong Đá Bạc níu chân Vũ từ ngày ấy. Cậu bảo, cảm nhận đầu tiên đến nơi đây là cảm giác hoang vu, lạnh lẽo, thiếu thốn đủ bề. Nhìn ánh mắt lúc buồn tủi, lúc chờ đợi được quan tâm của những người cao tuổi nơi đây, Vũ quyết định hàng tháng sẽ dành thời gian lên Đá Bạc nấu cơm, để các cụ cảm nhận được hơi ấm của gia đình, bớt cảm thấy cô đơn và bị xa lánh.

nguoi mang hoi am den trai phong da bac
Vũ cùng CLB đến thăm bạn Nguyễn Đức Bình (Tân Minh, Sóc Sơn), bị căn bệnh không tên, không mở được mắt và liệt nửa người

Theo lời của Vũ, Trại phong Đá Bạc trước năm 2013 có hơn 100 người, nhưng rồi họ chuyển đi gần hết. Chỉ còn 7 cụ ở lại để chăm sóc phần mộ của những người đã mất. Các cụ hầu hết không có người thân, không có nơi nào để về, những mảnh đời neo đơn nương tựa vào nhau mà sống. Nơi núi đồi heo hút, quanh năm sống với vài con chó, mấy con gà, nên các cụ “thèm” gặp người và được thăm nom.

Thế nhưng, vì những định kiến về căn bệnh khiến cho nhiều người không dám đến gần. “Cho đến tận bây giờ, vẫn còn rất nhiều người có cái nhìn sai lệch, thiếu thiện cảm về bệnh phong. Họ cho rằng đấy là một căn bệnh truyền nhiễm, dễ lây và tìm cách xa lánh. Tuổi già vốn cần được gần con cháu, cần không khí gia đình, cần sẻ chia, thế nhưng mắc phải căn bệnh này, dường như hằng ngày các cụ chỉ có thể làm bạn với nhau, nghe tiếng người trò chuyện qua chiếc radio cũ và quẩn quanh trong cái trại rất lớn ấy” - Trần Tiến Vũ bộc bạch.

Có lần có một đội tình nguyện lên trại phong, đề nghị kết hợp với CLB Hành Trình Nhiệt Huyết của Vũ để tổ chức chương trình tình nguyện, thế nhưng, chính các tình nguyện viên của đội kia cũng không hiểu rõ về bệnh phong và đặt cho Vũ câu hỏi: “Có thể mang bát đũa lên ăn cơm riêng không vì bọn em sợ lây”. Câu hỏi ấy khiến cậu rất buồn, bởi đã là một người tình nguyện, lên đây giúp đỡ, chia sẻ khó khăn, san sẻ yêu thương, xóa bỏ định kiến về căn bệnh của các cụ mà chính bản thân các bạn lại không hiểu, điều đó chỉ khiến cho các cụ thêm buồn.

Quanh những câu chuyện tình đời, tình người ở trại phong, Trần Tiến Vũ chia sẻ với tôi rằng, sau những năm tháng gắn bó với trại phong, anh luôn cảm thấy đây giống như gia đình của mình. Các cụ cao niên ở trong trại thực sự rất đáng thương, họ sống cô lập, thiếu thốn tình cảm. Bởi vậy, Vũ vẫn luôn trăn trở, tại sao người ta có thể san sẻ yêu thương với rất nhiều người mà với các cụ lại không?

Các cụ cũng là con người như chúng ta, không lẽ chỉ vì thiếu hiểu biết, chúng ta lại có định kiến rồi xa lánh các cụ hay sao? Khi được hỏi về kỷ niệm đáng nhớ nhất ở trại phong, mắt Vũ ánh lên những tia hạnh phúc, Vũ rỉ rả: “Hơn 4 năm nay, năm nào mình cũng cùng các thành viên trong CLB nấu bánh chưng, giao lưu văn nghệ, tặng quà cho các cụ.

Vào mỗi mùa đông, không khí trên đây rất lạnh, điều kiện chăn màn thiếu thốn khiến cho chác bạn tình nguyện viên đều phải nằm co cụm với nhau, có những lúc lạnh quá, không thể ngủ nổi, cả đội lại kéo nhau dậy, nhóm lửa sửa ấm, ngồi kể cho nhau nghe dăm ba câu chuyện tầm phào. Cảnh rét mướt năm nào cũng lặp lại như nhau, nhưng đội quân tình nguyện vẫn luôn đông đủ.

Với chúng mình, nụ cười hạnh phúc, ấm áp của các cụ chính là động lực lớn nhất”. Nghi lực đến từ đôi bàn tay Để nói về cơ duyên đưa Vũ đến với công việc tình nguyện này có lẽ chính là đôi bàn tay của cậu. Vốn sinh ra trong gia đình nghèo khó lại bị tật từ nhỏ, tuổi thơ của Vũ trôi qua trong sự tự ti, khép kín. Mỗi lần nghe thấy ai đó gọi Vũ là “khèo” cậu buồn lắm, chẳng muốn tiếp xúc với ai.

Khi còn nhỏ Vũ rất ít bạn. Vũ đã từng nghĩ với đôi bàn tay không lành lặn, cậu sẽ chẳng thể làm được những công việc bình thường. Thế nhưng cho đến bây giờ, đôi bàn tay ấy lại chính là động lực, là minh chứng cho những thành tích mà cậu đã nỗ lực đạt được trong thời gian qua. Trước đây, nếu nhắc tới khuyết điểm của mình Vũ rất tự ti, bây giờ nó là niềm tự hào của cậu, là đôi tay kết nối bạn bè, kết nối cộng đồng tình nguyện.

Vũ kể, chính vì sự tự ti bởi đôi tay ấy, sau khi học xong lớp 12, Vũ không học lên đại học, mà xuống Hà Nội đi làm. Ở đây, cậu đã gặp những người bạn, người anh, người chị đã gieo cho cậu niềm đam mê tình nguyện. Nhớ lần đầu tiên tham gia làm tình nguyện, là năm 2014, Vũ mới xuống Hà Nội, theo các anh chị tổ chức chương trình nồi cháo yêu thương, phát cháo cho bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện E Trung ương.

Lần đó Vũ vẫn còn rụt rè, e ngại nhưng sau vài lần đi làm tình nguyện, nhìn vào đôi bàn tay của mình cậu tự hỏi: Tại sao những người bình thường có thể làm được nhiều việc ý nghĩa như vậy, còn mình chỉ vì đôi tay không lành lặn lại tự khép kín bản thân, không làm được những việc tốt đẹp cho đời hay sao? Sóc Sơn quê mình cũng có nhiều mảnh đời khó khăn, vì sao mình lại không thể lan tỏa tình yêu thương trên quê hương mình? Câu hỏi ấy cứ lớn dần trong Vũ, rồi cậu quyết định phải thay đổi, tự mình tạo nên một cuộc sống ý nghĩa và lan tỏa thông điệp yêu thương, nghị lực sống cho nhiều người.

Sau nhiều lần nung nấu quyết tâm, Vũ bày tỏ nguyện vọng với đội trưởng và cậu đã tự mình đứng lên tổ chức một chương trình tình nguyện ở trên chính quê hương Sóc Sơn. Chương trình tình nguyện thành công vượt quá mong đợi đã càng thổi bùng lên ước mơ, đam mê của Vũ. Vũ tâm niệm, nếu không phải vì đôi tay này, chắc có lẽ mình đã không đến với tình nguyện.

Nó giúp mình thấu hiểu, cảm thông hơn với những người nghèo, người yếu thế, kém may mắn trong xã hội. Đến nay, niềm tự hào lớn nhất của Vũ là đã gây dựng nên CLB tình nguyện Hành Trình Nhiệt Huyết với đội ngũ chủ chốt là 20 thành viên cùng đội ngũ cộng tác viên khu vực miền Bắc lên đến gần 300 người và tổ chức được khá nhiều các chương trình tình nguyện ở Sóc Sơn cũng như trong khu vực phía Bắc.

Các thành viên trong đội chung sống với nhau như một gia đình, luôn yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Không khoe khoang về thành tích cá nhân, Vũ chỉ kể về những chương trình tình nguyện mà cậu cùng CLB đã từng tham gia. Với Vũ, tình chỉ đơn giản là dùng hành động của mình để lan tỏa yêu thương. Và chính tôi, nếu không vô tình xem chương trình “Tình người nơi Trại phong đá bạc” trên VTV6 có lẽ cũng không nhận ra, cậu bạn năm ấy cùng tôi làm tình nguyện đã gắn bó với trạng phong này lâu đến như vậy.

Màn đêm buông xuống, tôi cùng Vũ lần theo đoạn đường mấy trăm mét được bao bọc bởi hàng cây và những dãy nhà cấp 4 tối om om rời khỏi trại phong trở về Hà Nội. Nhìn Vũ đi phía trước vẫn hồ hởi kể về công việc tình nguyện của mình ở đây đột nhiên tôi lại thấy hình như cả con đường đang tỏa sáng theo nhịp bước chân của cậu, như cách cậu và CLB của mình đã nhen nhóm ngọn lửa yêu thương nơi Trại phong Đá Bạc heo hút này.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sáng 3/2, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

(LĐTĐ) Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động phong trào Tết trồng cây một cách thiết thực, tránh phô trương, hình thức.
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 - 2/2), ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

(LĐTĐ) Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

(LĐTĐ) Theo dự kiến chương trình, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều 5/2 đến 7/2 để xem xét, cho ý kiến các nội dung quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường, diễn ra vào cuối tháng 2/2025.
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

(LĐTĐ) Thông thường, đường phố Hà Nội sẽ quay lại cảnh ùn tắc sau Tết, tuy nhiên khác với dự đoán, hôm nay (3/2) - ngày đầu đi làm sau Tết, đường phố Hà Nội lại đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.

Tin khác

Nhân viên xe buýt giúp người bị tai nạn giao thông

Nhân viên xe buýt giúp người bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Trong quá trình vận hành tuyến buýt số 101B (Bến xe Giáp Bát - Đại Cường) nhân viên của tuyến đã phát hiện người dân bị tai nạn giao thông trên đường và dùng xe buýt đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Những “chiến binh thầm lặng” giữ phố phường sạch đẹp đón Tết

Những “chiến binh thầm lặng” giữ phố phường sạch đẹp đón Tết

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của ngày cuối năm, khi mọi nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, vẫn có những người lao động thầm lặng miệt mài với công việc, góp phần giữ gìn mỹ quan cho Thủ đô. Họ là những công nhân vệ sinh môi trường, những “chiến binh thầm lặng”.
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

(LĐTĐ) Trong quá trình vận hành xe trên tuyến, đội ngũ nhân viên xe buýt tuyến 62 (lộ trình Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Thường Tín) của Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã có nghĩa cử cao đẹp khi kịp thời hỗ trợ người đi đường gặp tai nạn giao thông đến bệnh viện cấp cứu.
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

(LĐTĐ) Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ yên tĩnh tại thôn Thanh Oai (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội), Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa là một nơi đặc biệt. Nơi đây là mái ấm của những con người kém may mắn – những người mang trên mình những khiếm khuyết về thể chất, nhưng tràn đầy nghị lực và khát khao được sống, được cống hiến.
Chuyện về người tuần đường mẫn cán

Chuyện về người tuần đường mẫn cán

(LĐTĐ) Công tác tại Công ty Cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội từ năm 2001, anh Cao Huy Giáp (sinh năm 1977), nhân viên tuần đường Xí nghiệp sửa chữa xe máy cơ khí và dịch vụ luôn nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Là một đảng viên, anh Giáp luôn ý thức bản thân mình phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao, gương mẫu đi đầu trong mọi nhiệm vụ.
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác và sử dụng kho thiết bị dạy học số góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh. Cô giáo Trần Thị Xuân Mỹ, Trường Tiểu học An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là một điển hình trong việc khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy.
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Xem thêm
Phiên bản di động