Dành tất cả tình yêu cho bệnh nhân phong
Sống để sẻ chia… Cô giáo Bùi Thị Duyên: Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo và giàu lòng nhân ái! |
Quyết định táo bạo của cô giáo mầm non
Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Xuân trong lễ tuyên dương "Những gương sáng thầm lặng vì cộng đồng" do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức vào cuối tháng 11 vừa qua. Bà Xuân khoác trên mình chiếc áo blouse trắng - đây cũng là niềm tự hào của bà biết bao năm nay. Trò chuyện với bà, chúng tôi mới thấu hiểu hết tấm lòng bao dung, nhân hậu của người phụ nữ dành hơn nửa đời để chăm sóc cho bệnh nhân phong.
Chân dung nữ y tá Nguyễn Thị Xuân – người đã dành nửa đời chăm sóc cho bệnh nhân phong tại trại phong Quả Cảm. |
Nữ y tá Nguyễn Thị Xuân sinh ra và lớn lên trong một gia đình có năm chị em tại xã Đại Xuân, huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh). Ngay từ khi còn nhỏ, chị em cô đã thiếu thốn tình cảm gia đình. Theo y tá Xuân, năm lên ba tuổi mẹ cô qua đời; đến năm 10 tuổi thì bố mất, mấy chị em phải nương tựa nhau mà trưởng thành.
Sau quá trình nỗ lực, cố gắng, cô gái trẻ Nguyễn Thị Xuân khi đó được phân công dạy tại một trường mầm non. Công việc tại trường mầm non với những đứa trẻ không quá vất vả nên khi đó cô có nhiều thời gian dành cho gia đình. Cứ vậy cho tới một ngày, cô gái trẻ vô tình đọc được cuốn sách “Lạc quan trên miền thượng”.
Cuốn sách kể về hành trình của một linh mục người Pháp trẻ tuổi đã từ bỏ cuộc sống sung túc để tới huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) chăm sóc bệnh nhân phong và thành lập trại phong Di Linh. Từ đó, nữ nhà giáo trẻ bắt đầu có những trăn trở về câu chuyện trên, nhất là khi cô biết được trên địa bàn mình sinh sống cũng có trại phong.
Những tưởng tượng về bệnh nhân phong trong cuốn sách đã thôi thúc nữ giáo viên mầm non tìm đến trại phong Quả Cảm. Bà Xuân nhớ lại, thời điểm đó bà chưa từng nhìn thấy bệnh nhân phong nên cũng tò mò, do đó bà chủ động xin địa chỉ của mọi người để tới thăm những người bệnh. Trong lần đầu tiên tới trại phong, bà Xuân gặp cụ ông 84 tuổi. Cụ nằm trên mấy ván gỗ ghép lại ở góc nhà tối om, mùi thịt thối rữa khiến bà có chút sợ hãi.
Cụ già đau đớn trong cô độc, chỉ mong được gặp con cháu lần cuối nhưng chẳng có lấy một người thân tới thăm nom. Thấy vậy, bà đã động viên, an ủi, tắm rửa, hẹn tuần sau lại lên với cụ Thế nhưng, đến hẹn, bà Xuân quay lại thăm thì cụ đã mất. Lúc cụ đi chỉ có 4 người khiêng cụ chôn dưới chân núi, không con cháu tới viếng, không một vành khăn trắng.
Thấy cụ ông ra đi trong cô độc, cô giáo mầm non lúc đó lại càng thêm cảm thông và chia sẻ với những bệnh nhân phong tại trại phong Quả Cảm. Kể từ ngày đó, cuối tuần nào người ta cũng thấy một người con gái với dáng vẻ hoạt bát, nhanh nhẹn tới trại phong để giúp đỡ bệnh nhân.
Cô chẳng nề hà vất vả, từ việc chăm sóc, tắm rửa, bón cơm cho bệnh nhân, không có việc gì là cô không thể làm. Thời điểm đó, bệnh phong còn được nhắc đến như một căn bệnh quái ác, mọi người đều sợ và không ai dám đến gần những người bệnh. Cũng chính vì đó mà việc bà Xuân tìm đến và chăm sóc bệnh nhân bị phong thường bị người dân đàm tiếu không ngừng.
Tiếp xúc một thời gian với các bệnh nhân ở trại phong Quả Cảm, bà Xuân lại càng thêm thương vì họ phải chịu những đau đớn mà người thường khó có thể chịu được. Cũng như bao người khác, ban đầu khi mới tiếp xúc với những người bệnh, bà cũng thấy sợ. Bà sợ vì ban đầu chưa quen với mùi tanh trên người bệnh khi chân tay họ hoại tử. Chứng kiến những cơn đau dày vò người bệnh, bà lại càng thêm thương cảm và quyết tâm phải thay những người thân của bệnh nhân chăm sóc cho họ.
Bỏ qua những đàm tiếu, những lời lẽ không hay của mọi người, bà Xuân quyết định xin nghỉ việc ở trường mầm non để xin được vào chăm sóc những bệnh nhân tại đây, năm đó, là năm 1987. Ban đầu, người nhà bà Xuân phản đối kịch liệt vì sợ bà vất vả. Thêm nữa, lúc đó bà cũng chưa lấy chồng, sinh con, nếu vào làm việc tại trại phong thì sẽ phải sống độc thân cả đời. Thế nhưng, bà Xuân kiên quyết giữ ý kiến nên các thành viên trong gia đình đã phải đồng ý để bà vào trại phong.
Sau nửa năm lặng lẽ chăm sóc bệnh nhân, lãnh đạo trại phong Quả Cảm đề nghị nhận bà Xuân về làm y tá. Năm 1988, bà Xuân vào Quy Nhơn học trung cấp y. Học xong bà phải chờ hơn một năm mới có quyết định công tác của tỉnh Hà Bắc (tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang trước đây) vì khi đó không ai tin lại có người tình nguyện vào trại hủi. Quyết định về với trại phong Quả Cảm của bà Xuân lúc đó với nhiều người có thể là dị thường, nhưng với bà Xuân, đây lại là quyết định đúng đắn nhất trong cả cuộc đời mình.
Về hưu vẫn muốn gắn bó với bệnh nhân phong
Khi chính thức trở thành y tá, bà Xuân được lãnh đạo trại phong Quả Cảm cấp phòng làm việc. Tuy nhiên, để thuận tiện thăm khám và chăm sóc bệnh nhân, y tá Xuân xin lãnh đạo cho được ở dãy nhà ngay cạnh các bệnh nhân. Công việc hằng ngày của nữ y tá Nguyễn Thị Xuân là vệ sinh vết thương, làm chân tay giả cho người bệnh và hỗ trợ bệnh nhân tập luyện tại phòng tập phục hồi chức năng. Ngoài công việc chuyên môn, nữ y tá còn hỗ trợ người bệnh lớn tuổi tắm giặt, nấu cơm, sửa điện nước, sửa chữa vật dụng hư hỏng…và cả việc khâm liệm cho người đã mất.
Với sự nhiệt huyết của mình, bà Xuân đã nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người, cũng nhờ đó mà bà đã kêu gọi được nhiều tài trợ, cải thiện đời sống cho bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm. Theo đó, bà Xuân đã đứng lên kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ kinh phí xây dựng nhà ở cho bệnh nhân, xây mới và sửa sang lại các phòng chức năng tại đây.
Trước khi về trại phong công tác, trong khoảng thời gian chờ quyết định về trại phong Quả Cảm, bà Xuân cũng đã đi khắp các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Thái Bình, Hà Nam… để tìm các trại phong. Đi đến đâu, bà Xuân cũng nhiệt tình chăm sóc và giúp đỡ bệnh nhân, cũng chính vì vậy, khi nhắc đến y tá Xuân, không ai là không biết. Từ chuyến đi này mà bà thiết lập được đầu mối với trại phong ở các tỉnh. Từ ngày đó đến nay bà đã giúp được các trại phong một số tiền sinh hoạt và tiền học bổng cho con người bệnh từ các cấp nhỏ lên đến đại học, sau đại học.
Bà Xuân chia sẻ, từ năm 1992, bà đã đầu tư cho con các bệnh nhân phong được đi học. Bản thân bà thấy rằng bố mẹ các cháu không may mắn bị tàn tật, phải chịu nhiều đau đớn, vất vả thì các cháu phải được đi học để sau này ra trường có cuộc sống ổn định hơn. Đến giờ đã có nhiều cháu học được đại học, cao học, tiến sỹ…, mỗi khi các cháu về quê đều lên trại phong thăm bà và đem theo những món quà quê, dù không phải là những món quà đắt tiền, thế nhưng với bà, đó lại là những “quả ngọt” mà bà đã dành cả cuộc đời vun đắp, là điều hạnh phúc nhất đối với bà…
Sự hy sinh thầm lặng của nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều bằng khen, giấy khen. Bà Xuân là một trong số 70 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh tuyên dương tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2018). Cùng đó, bà cũng được vinh danh là 1 trong 400 tấm gương thầm lặng vì cộng đồng do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức trong năm 2020.
Lương Hằng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54