--> -->

Sống để sẻ chia…

Luôn bận rộn với công việc kinh doanh nhưng chị Trần Hồng Nhung (chủ công ty kinh doanh thiết bị đồ điện tại đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy) luôn dành thời gian cho các hoạt động thiện nguyện với tâm niệm “sống để sẻ chia”. Với chị, công việc đó là niềm vui, niềm hạnh phúc mà chẳng phải ai cũng có được.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Ủng hộ miền Trung thương yêu - Nơi ấm áp trái tim" Hỗ trợ đồ dùng gia đình cho người dân miền Trung

Đau đáu với hoạt động thiện nguyện

Được gặp gỡ và trò chuyện với chị, chúng tôi càng cảm phục người phụ nữ này hơn bởi chị là một người giàu lòng nhân ái. Mỗi ngày, chị chọn một niềm vui, với chị, đó là niềm vui sẻ chia, niềm vui được đem đến cho ai đó nụ cười ấm áp. Với chị Nhung, làm từ thiện thì không quản mưa gió, ngày đêm và quan trọng phải làm bằng cả tấm lòng để sẻ chia với các hoàn cảnh khó khăn… chứ không phải mượn việc này để đánh bóng tên tuổi.

Sống để sẻ chia…
Những suất quà được chị Nhung cùng các thành viên câu lạc bộ Tâm Đức trao tới tận tay người dân vùng lũ miền Trung (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Chia sẻ về cơ duyên đến với hoạt động thiện nguyện, chị Nhung cho biết: “Ngay từ nhỏ, trải qua cuộc sống khó khăn, tôi hiểu rõ nỗi vất vả của những số phận không may mắn. Đó cũng là lúc tôi cảm nhận được giá trị của sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ từ những người thân và bạn bè dành cho mình. Do đó, giờ đây, khi cuộc sống đã ổn định hơn, mặc dù bận rộn nhưng làm công việc thiện nguyện tôi nhận được sự tin tưởng của mọi người và đầy ắp những niềm vui. Đó là điều mà tôi không thể cân, đo, đong đếm cũng như chẳng thể mua được bằng tiền”.

Với tâm niệm đó, mặc dù công việc bận rộn nhưng từ năm 2005, chị đã thành lập Câu lạc bộ Tâm Đức, từ đó đến nay, chị cùng các thành viên trong đội vẫn âm thầm sắp xếp thời gian, lên kế hoạch cụ thể cho các chương trình thiện nguyện. Chính những nụ cười rạng rỡ của mỗi hoàn cảnh khó khăn sau khi được chị giúp đỡ đã sưởi ấm trái tim chị, đó cũng là động lực để chị tiếp tục thực hiện ước mơ về cuộc sống tràn đầy yêu thương.

Hoạt động thiện nguyện đòi hỏi chị phải bỏ ra thời gian, công sức và tiền bạc. Thậm chí nhiều khi chị phải gác lại công việc kinh doanh, công việc chăm sóc con nhỏ của gia đình để đến với các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn nơi vùng sâu, vùng xa, mặc dù thường xuyên vắng nhà nhưng chị Nhung được chồng luôn thấu hiểu cho đam mê của vợ. Anh đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ và ủng hộ chị hoàn thành tốt công việc và niềm đam mê của mình.

Chẳng riêng cá nhân chị mà những chuyến đi xa, lên những vùng núi cao hay vào khu vực Nghệ An, Quảng Bình... vợ chồng chị luôn gác mọi công việc kinh doanh để tham gia cùng đoàn, chở đến những chiếc áo ấm, những thùng mì tôm, thùng sữa, hay những chú bò thông qua chương trình “Ngân hàng bò”, trao cần câu cơm cho những người nghèo. Cứ như vậy, sau mỗi chuyến đi đó, nhiều người khó khăn, người nghèo, người già được chị Nhung giúp đỡ, giúp họ có thêm niềm lạc quan, tin yêu vào cuộc sống.

Xuyên ngày, đêm chuyển hàng tới tay bà con vùng lũ

Với truyền thống “lá lành, đùm lá rách; “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”; “Thương người như thể thương thân” trong lúc đồng bào một số tỉnh miền Trung bị hoạn nạn bởi thiên tai không chỉ riêng chị Nhung mà còn rất nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan đơn vị đã chung tay ủng hộ, kêu gọi giúp đỡ đồng bào. Đây là việc làm nhân văn được bắt nguồn từ cội nguồn của dân tộc. Cuộc sống, ai trong chúng ta sinh ra cũng làm việc để mưu cầu hạnh phúc, ai cũng muốn được thụ hưởng những thành quả lao động từ mồ hôi, nước mắt của mình. Song trong số chúng ta ai cũng có trái tim bao dung để nghĩ về những đồng bào, những số phận hẩm hiu để sẻ chia. Bởi vì xét cho cùng sống cũng một phần để cho; cũng một phần để sẻ chia!

Song song với những hoạt động thiện nguyện được câu lạc bộ vẫn duy trì thường xuyên theo hàng tuần, hàng tháng, những ngày qua với phương châm “lá lành đùm lá rách”, khi thấy đồng bào miền Trung phải “oằn mình” trong lũ lụt, chị Nhung cùng các thành viên trong câu lạc bộ đã vận động, kêu gọi quyên góp hỗ trợ cho bà con vùng lũ. Chị cùng một số thành viên trong câu lạc bộ đã vượt qua hàng trăm cây số, dầm mưa, lội nước để đến, chia sẻ cùng bà con nơi đây.

Nhớ lại một tuần ăn ngủ cùng bà con vùng lũ, chị Nhung cho biết, đặt chân đến vùng nước lũ mới thấy hết sự kinh hoàng, nước tràn ngập quốc lộ, các cánh đồng mênh mông biển nước, nhiều chỗ ngập sâu 5 đến 7 mét, nước đổ từ núi xuống gây sạt lở vùi lấp nhiều căn nhà, bốn bề là bể nước. Chị và cả đoàn đã chứng kiến nhiều cảnh đau thương, tan tác do ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, nhà cửa bị cuốn trôi, hoa màu, vật nuôi, thủy sản ngập chìm trong biển nước, nhiều gia đình đã bị lũ cuốn trôi hết tài sản... Trong những ngày ngập lụt nhiều hộ gia đình bị cô lập không có lương thực, thực phẩm để sống qua những ngày bão lũ.

Những ngày này, có mặt tại tỉnh Quảng Trị, ngay từ tờ mờ sáng, đoàn thiện nguyện tất bật mỗi người một việc, gói những phần quà bao gồm các nhu yếu phẩm như mì gói, sữa, dầu ăn, nước mắm, gạo, tiền để giúp bà con tái sản xuất sau mùa mưa lũ. Mưa ngập kéo dài, nhiều bà con đã mắc các chứng bệnh như ho, cảm, sốt, đoàn đã gói tiếp những vỉ thuốc để gửi đến bà con.

“Xem ti vi thấy cảnh lũ lụt ở miền Trung, tôi đã bật khóc, luôn đau đáu phải làm sao giúp đỡ cho họ và rồi tôi cùng một số thành viên quyết định vào tận nơi để hỗ trợ họ những thứ cần thiết nhất. Đến trực tiếp nơi đây mới thấy hết nỗi vất vả của bà con, chúng tôi chỉ mong sao giúp đỡ được càng nhiều người càng tốt. Ban đầu dự định đoàn chỉ đi mấy ngày nhưng vào đến nơi thấy bà con đói, khổ chúng tôi lại tiếp tục đi hết khu khó khăn này đến khu khác. Ngày nào cũng bận rộn với công việc đi hỗ trợ cho từng nhà, mấy chị em trong đoàn quên ăn sáng, trưa, có hôm đến tối đói quá mới nhớ ra là mình đã bỏ bữa. Khi ấy trong đầu luôn đau đáu làm sao chuyển được đồ hỗ trợ đến tay người dân một cách nhanh nhất, chứ thấy họ khổ như vậy, thương họ không cầm được nước mắt”, chị Nhung kể lại những ngày vào rốn lũ hỗ trợ cho bà con nơi đây.

Hành trình thiện nguyện của chị Nhung cùng các thành viên vẫn không ngừng nghỉ. Trở về Hà Nội sau chuyến đi 6 ngày, mấy ngày nay chị cùng các thành viên trong nhóm lại tiếp tục kêu gọi, lên phương án mua sắm đồ đạc cho bà con sau khi lũ rút. Các vật dụng cần thiết trong gia đình từ xoong, nồi, bát đĩa, sách vở, quần áo.... được chị cùng các thành viên chuẩn bị cẩn thận để mang tới cho bà con trong vài ngày tới.

Chia sẻ về kế hoạch thiện nguyện trong những ngày tới, chị Nhung cho biết: “Mặc dù công việc kinh doanh của gia đình khiến tôi rất bận rộn nhưng sau chuyến đi vừa rồi, trở về Hà Nội tôi vẫn không thể quên hình ảnh khó khăn của bà con miền Trung. Có những trẻ nhỏ, người già đói không có cơm ăn, nhiều gia đình tài sản trôi hết theo dòng nước lũ, giờ đây họ trắng tay... Tôi sẽ thu xếp và gác lại công việc của mình để tiếp tục hành trình quay trở lại miền Trung giúp cho bà con nơi đây. Mấy ngày nay, các thành viên trong nhóm cố gắng tìm các phương án hỗ trợ sửa nhà cho những ngôi nhà bị sập, tặng vốn cho họ cải tạo lại sản xuất, chăn nuôi, mong sao chuyến đi của chúng tôi sẽ giúp đỡ được nhiều gia đình hơn nữa”. /.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), chiều nay (21/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã chủ trì buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.

Tin khác

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện xe ô tô khi phải đối mặt với cơn bão số 3, nhiều chủ bãi trông xe và chủ xe đã chủ động gia cố, sửa sang lại các khung cột, đưa xe đến nơi an toàn.
Việt Nam nằm trong top 10 thế giới về Chỉ số AI năm 2025

Việt Nam nằm trong top 10 thế giới về Chỉ số AI năm 2025

Việt Nam xếp thứ 6 trong tổng số 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Bảng Chỉ số AI Thế giới năm 2025, với 59,2 điểm, vượt nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đức.
Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Để chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3, các đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội đã chủ động xây dựng các phương án, điều kiện tốt nhất đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trong mọi tình huống.
“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

Ở thời buổi công nghệ chiếm lĩnh trong đời sống xã hội, chỉ một cái chạm người ta có thể dễ dàng cập nhật tin tức đang diễn ra khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng, đâu đó trên các góc phố, vẫn có những khán giả trung thành với báo giấy như một phần không thể thiếu.
Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 3, bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Thời gian qua, việc di chuyển bằng tàu thuyền phục vụ du lịch biển đảo, tham quan vịnh, hay di chuyển ven biển ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, đặc biệt trong mùa mưa bão, sự an toàn khi đi tàu biển luôn là mối quan tâm hàng đầu. Mỗi hành khách cần có sự chuẩn bị cẩn thận, không chỉ để bảo vệ bản thân mà còn góp phần vào sự an toàn chung của toàn hành trình.
Xem thêm
Phiên bản di động