Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống
Đồng bộ nhiều kế hoạch, phương án
Điển hình, tại Bệnh viện Đa khoa Mê Linh, công tác phòng chống bão đã được triển khai khẩn trương. Bệnh viện đã tiến hành gia cố hệ thống cửa tại các khoa, phòng nhằm đảm bảo an toàn; đồng thời chủ động cắt tỉa cây xanh xung quanh khuôn viên để phòng nguy cơ gãy đổ, gây thiệt hại về người và tài sản.
![]() |
Bệnh viện Đa khoa Mê Linh chủ động ứng phó ảnh hưởng của cơn bão số 3, đảm bảo công tác khám, cấp cứu cho người dân. |
Đặc biệt, Bệnh viện đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với các tình huống bất thường do bão gây ra; chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, phương tiện phục vụ phòng chống bão; tổ chức trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ và theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 3 cũng như hoàn lưu sau bão.
Đồng thời, Bệnh viện bố trí các kíp trực, đội phòng chống bão, đội xe và đội cấp cứu ngoại viện sẵn sàng hỗ trợ các cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn khi có yêu cầu; thực hiện thu dung, cấp cứu và điều trị cho nạn nhân do mưa bão gây ra, các đội cấp cứu cơ động luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ khi có lệnh điều động.
Đối với Khoa Cấp cứu, tăng cường cấp cứu thường trực tại khoa 24/24 trong suốt thời gian bão số 3 diễn ra, sẵn sàng tiếp nhận và điều trị cho người bệnh gặp phải tai nạn hoặc tình trạng khẩn cấp. Bệnh viện cũng đã dự trù, đảm bảo cung ứng kịp thời thuốc, hóa chất, vật tư và thiết bị y tế, đặc biệt đảm bảo trong các tình huống cấp cứu nhằm bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe của người bệnh.
Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng yêu cầu các khoa, phòng tăng cường kiểm tra hệ thống điện, cấp - thoát nước, phòng chống cháy nổ; kịp thời khắc phục, sửa chữa các hạng mục xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng.
Bệnh viện cũng chú trọng đảm bảo nguồn điện ổn định cho các thiết bị y tế thiết yếu như máy thở, máy hồi sức, hệ thống theo dõi người bệnh không bị gián đoạn. Các nguồn dự trữ thực phẩm, nước sinh hoạt cũng được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng phục vụ hoạt động liên tục của bệnh viện trong mọi tình huống. Đồng thời, phương tiện vận chuyển người bệnh cấp cứu luôn được đặt trong trạng thái sẵn sàng hoạt động.
![]() |
Bệnh viện Đa khoa Vân Đình gia cố hệ thống cửa sổ, cửa ra vào tại các buồng bệnh, khoa phòng. |
Tương tự, tại Bệnh viện Đa khoa Vân Đình, công tác ứng phó với bão số 3 đã được chuẩn bị sẵn sàng. Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vân Đình Nguyễn Huy Thông, Bệnh viện đã xây dựng phương án đảm bảo nhân lực phục vụ công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong mọi tình huống; đồng thời tăng cường dự trữ vật tư y tế, thuốc, hóa chất phục vụ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn. Công tác thường trực chuyên môn được duy trì 24/24 giờ, bảo đảm hoạt động khám, chữa bệnh không bị gián đoạn và sẵn sàng tiếp nhận, xử lý các ca cấp cứu liên quan đến thiên tai, thảm họa.
Bệnh viện đã chủ động triển khai đồng loạt nhiều biện pháp nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của bão số 3 đến hoạt động chuyên môn. Các khoa, phòng được yêu cầu theo dõi sát diễn biến thời tiết, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”, bảo đảm khả năng xử lý nhanh chóng, hiệu quả trong mọi tình huống khẩn cấp.
Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Vân Đình cũng cho biết, đơn vị đã tiến hành kiểm tra toàn diện cơ sở vật chất, từ hệ thống cửa sổ, cửa ra vào đến hệ thống điện, cáp truyền và các phòng bệnh, phòng làm việc để gia cố kịp thời tránh nguy cơ như bay tốc mái, đổ tường, ngập úng do hệ thống thoát nước quá tải...
Ngoài ra, Bệnh viện cũng đã tiến hành kiểm tra toàn diện cơ sở vật chất, từ hệ thống cửa sổ, cửa ra vào đến hệ thống điện, cáp truyền và các khu vực phòng bệnh, phòng làm việc. Các điểm có nguy cơ mất an toàn được rà soát, gia cố kịp thời nhằm phòng tránh tình trạng tốc mái, đổ sập, ngập úng khi mưa lớn kéo dài.
Chú trọng công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh
Còn tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Giám đốc Nguyễn Văn Thường cho biết, đơn vị đã ban hành và triển khai Kế hoạch số 1357/KH-BVĐKĐG về công tác phòng, chống và ứng phó với cơn bão số 3, với phương châm “4 tại chỗ” gồm: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
Bệnh viện đã phân công cán bộ y tế trực sẵn sàng 24/24h để cấp cứu, vận chuyển nạn nhân; đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh. Hệ thống cơ sở vật chất được kiểm tra toàn diện nhằm phòng ngừa các sự cố như tốc mái, ngập úng, mất điện. Đơn vị cũng đã dự trữ đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế và nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ người bệnh.
![]() |
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã phân công cán bộ y tế trực sẵn sàng 24/24h để cấp cứu, vận chuyển người bệnh. |
Các kíp trực, đội phòng chống bão, đội xe và đội cấp cứu ngoại viện được bố trí thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và hoàn lưu sau bão, sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới, ứng cứu người dân trên địa bàn khi có yêu cầu hoặc lệnh điều động.
Cùng với các bệnh viện trên địa bàn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã xây dựng các phương án chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão. Trung tâm đã thành lập 8 đội cơ động nhằm kịp thời hỗ trợ các xã, phường trong công tác phòng chống dịch bệnh, xử lý các tình huống y tế công cộng khẩn cấp.
Đặc biệt, Trung tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân chủ động phòng chống dịch bệnh như biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường sau lũ; cách xử lý nguồn nước sinh hoạt; cách nhận biết và phòng tránh một số bệnh hay gặp và một số dịch bệnh có thể bùng phát sau bão lũ..., giúp người dân chủ động trong phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe.
Để hạn chế nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong mùa mưa bão, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú trọng lựa chọn và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh; sử dụng thức ăn đã được nấu chín và nước đun sôi. Cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Người dân cũng cần giữ vệ sinh cá nhân hằng ngày; rửa sạch và lau khô kẽ các ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước ô nhiễm. Thực hiện nghiêm nguyên tắc “nước rút đến đâu, vệ sinh đến đó”; thu gom, xử lý xác động vật, gia cầm đúng quy định và theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
![]() |
Người dân cần chú trọng công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh. |
Trường hợp các nguồn nước cấp như giếng khoan, giếng khơi bị ngập úng, cần tiến hành lọc và khử trùng trước khi sử dụng. Đồng thời, thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống, sinh hoạt theo đúng hướng dẫn.
Người dân cũng nên tích cực diệt loăng quăng, bọ gậy, muỗi để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tiêu chảy, viêm da… Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu
Tin khác

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3
Y tế 21/07/2025 18:24

Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết
Y tế 21/07/2025 10:49

Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng nhân lực, thuốc, vật tư nhằm ứng phó với bão số 3
Y tế 20/07/2025 16:29

Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh
Y tế 20/07/2025 09:46

Toàn dân xã đảo Minh Châu được khám sức khỏe miễn phí
Y tế 19/07/2025 21:20

Chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết bằng vắc xin
Y tế 19/07/2025 20:40

Khám bệnh miễn phí cho toàn dân xã đảo Minh Châu: Đưa y tế chất lượng về gần dân
Media 19/07/2025 19:25

Ngộ độc thuốc tân dược: Cảnh báo từ thực tế điều trị
Y tế 19/07/2025 14:49

Khám sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí cho đối tượng chính sách tại xã Phúc Thọ
Y tế 19/07/2025 12:53

Xây dựng niềm tin của cộng đồng vào vắc xin
Y tế 18/07/2025 22:24