Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa
Nâng chất lượng chăm sóc, giáo dục học sinh
Khi tin vui Quốc hội thông qua chính sách miễn học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông (từ lớp 1 đến lớp 12) đang theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên cả nước, bắt đầu từ năm học 2025 - 2026 vẫn còn đang lan tỏa, làm nức lòng nhân dân và phụ huynh học sinh cả nước, thì mới đây, nhân dân, phụ huynh học sinh ở Hà Nội lại tiếp tục đón nhận thêm một tin vui: Học sinh tiểu học công lập sẽ được Thành phố hỗ trợ bữa ăn bán trú.
Cụ thể, ngày 9/7, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục (không bao gồm các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài) trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm học 2025 - 2026.
Đối tượng áp dụng là học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục (không bao gồm các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài) trên địa bàn thành phố Hà Nội, tự nguyện tham gia sử dụng dịch vụ bán trú tại cơ sở giáo dục; các cơ sở giáo dục (không bao gồm các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mức hỗ trợ với học sinh tiểu học thuộc nhóm 1, đang theo học tại 23 cơ sở giáo dục tại các xã miền núi và các xã thuộc bãi giữa sông Hồng trước thời điểm sắp xếp đơn vị hành chính là 30.000 đồng/học sinh/ngày (hỗ trợ bữa ăn chính). Nhóm 2, học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục còn lại, mức hỗ trợ là 20.000 đồng/học sinh/ngày (hỗ trợ bữa ăn chính). Trường hợp phụ huynh học sinh và nhà trường thống nhất mức tiền ăn cao hơn so với mức nhà nước hỗ trợ thì phần chênh lệch sẽ thu của người học (đảm bảo mức ăn tối thiểu là 30.000 đồng/học sinh/ngày).
![]() |
Ảnh minh họa. |
Thời gian hỗ trợ là năm học 2025 - 2026 (theo số ngày ăn thực tế, không quá 9 tháng/năm học). Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí thông qua cơ sở giáo dục để tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh. Việc thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ bữa ăn bán trú thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành trên cơ sở số lượng học sinh ăn bán trú thực tế và số bữa ăn bán trú thực tế của học sinh tại cơ sở giáo dục. Với tổng kinh phí dự kiến hơn 3.000 tỷ đồng, chính sách này sẽ áp dụng cho khoảng 768.000 học sinh tại các trường công lập và tư thục trên địa bàn Thủ đô.
Chính sách này có ý nghĩa đặc biệt với học sinh tiểu học, đối tượng học 2 buổi/ngày, có nhu cầu bán trú cao. Ngoài việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục học sinh, việc hỗ trợ bữa trưa còn giúp giảm đáng kể chi phí cho gia đình và tạo điều kiện thuận lợi để phụ huynh yên tâm lao động, công tác.
Phụ huynh phấn khởi đón nhận
Còn hơn một tháng nữa, năm học 2025 - 2026 mới bắt đầu, tuy nhiên thời điểm này, chủ đề đón năm học mới đã được nhiều phụ huynh bàn bạc. Khác với mọi năm, trong những câu chuyện này không còn những lo âu, trăn trở mà thay vào đó là niềm vui, kỳ vọng vì tới đây, học sinh sẽ không chỉ được miễn học phí mà còn được hỗ trợ bữa ăn bán trú.
Chị Nguyễn Thị Hải (phường Bạch Mai), mẹ của 2 con đang học tiểu học cho biết, chị làm tạp vụ cho một Công ty với mức lương chỉ 6 triệu đồng, chồng chị là lao động tự do, thu nhập bấp bênh. Mọi năm, cứ chuẩn bị vào đầu năm học mới là vợ chồng chị lại lo lắng, tính toán, chật vật xoay sở làm thêm để có khoản tiền chuẩn bị đồ dùng học tập cũng như đóng học phí và các khoản thu trong năm học cho con. “Năm học tới, con không phải đóng học phí, lại được hỗ trợ ăn trưa, chúng tôi giảm nhẹ được rất nhiều gánh nặng chi phí, không còn phải chật vật lo toan nữa”, chị Hải vui mừng cho biết.
Tương tự, chị Nguyễn Thu Huyền (xã Sơn Đồng) không giấu được niềm vui khi đón nhận tin học sinh công lập sẽ được miễn học phí và học sinh tiểu học ở Hà Nội còn được hỗ trợ tiền ăn trưa. “Tôi có hai con đều đang học tiểu học, một cháu năm nay lên lớp 5 và một cháu lên lớp 2. Năm học trước, tôi không đăng ký bán trú cho các con vì nhà gần trường, các con về ăn trưa ở nhà chỉ thêm bát thêm đũa, lại tiết kiệm được một khoản.
Nhưng thực sự mà nói, chúng tôi đi làm xa, hai đứa trẻ về ăn trưa với ông bà đã cao tuổi khiến ông bà phải để mắt, quan tâm khá vất vả nên chúng tôi cũng không được yên tâm. Năm tới, các con vừa được miễn học phí, lại được hỗ trợ bữa ăn, tôi sẽ đăng ký cho các con bán trú tại trường, vừa đảm bảo sức khỏe của các con và bố mẹ tôi cũng đỡ vất vả, chúng tôi yên tâm khi đi làm”, chị Huyền cho biết.
Chị Khuất Thị Hà, công nhân Công ty TNHH MTV sản xuất TMVA (phường Hà Đông) cũng bày tỏ: Trong bối cảnh chi phí sinh hoạt đắt đỏ, thu nhập của người lao động nhất là công nhân trực tiếp còn thấp, chính sách miễn học phí và hỗ trợ bữa ăn bán trú thể hiện sự quan tâm thiết thực của Thành phố đối với người dân.
“Với việc thực hiện các chính sách này, trong năm học tới, áp lực kinh tế của chúng được vơi đi rất nhiều. Các con sẽ được ăn, ngủ đúng giờ dưới sự giám sát của giáo viên phụ trách. Bữa ăn trưa ở trường không chỉ là chuyện ăn uống, dinh dưỡng, sức khỏe mà còn là một phần của hoạt động giáo dục toàn diện tại trường”, chị Hà nói.
Từ góc độ nhà trường, nhiều giáo viên tại các trường tiểu học ở địa bàn các xã ngoại thành Hà Nội cho rằng: Chính sách hỗ trợ bữa ăn bán trú sẽ giúp nhiều phụ huynh quyết định gửi con ở lại trường, từ đó nâng tỷ lệ học sinh bán trú, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Đây cũng là cơ hội để các nhà trường quy hoạch, cải thiện cơ sở vật chất phục vụ học sinh tốt hơn.
“Đối với các trường tiểu học ngoại thành, phần lớn các các gia đình không đăng ký cho con tham gia bán trú do nhà gần trường, có ông bà đưa đón nhưng chủ yếu cũng là để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, việc đưa học sinh về nhà vào buổi trưa rồi quay lại lớp vào buổi chiều rất vất vả. Với chính sách mới, tôi nghĩ rằng số học sinh đăng ký bán trú tại các trường tiểu học ngoại thành sẽ tăng lên”, cô giáo Nguyễn Thi Quý, giáo viên một trường tiểu học ở xã Sơn Đồng cho biết.
Có thể nói, miễn học phí và hỗ trợ bữa ăn là hai chính sách lớn và nhân văn, không chỉ hỗ trợ về vật chất, giúp giảm gánh nặng tài chính cho hàng triệu gia đình, mà còn mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục công bằng, chất lượng cho học sinh. Đặc biệt, hai chính sách này đã thể hiện sự quan tâm, đồng hành của Trung ương, Thành phố đối với sự phát triển của thế hệ tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Kỳ cuối: Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, vì bình yên Thủ đô

Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

MTTQ xã Thanh Trì: Tặng quà, tri ân người có công với cách mạng
Tin khác

Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia
Giáo dục 19/07/2025 14:51

6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế
Giáo dục 19/07/2025 10:10

Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên
Giáo dục 18/07/2025 22:24

Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập
Giáo dục 18/07/2025 18:21

Sinh viên Việt Nam giành giải Nhất tại cuộc thi an ninh mạng quốc tế HackTheOn Sejong 2025
Giáo dục 17/07/2025 10:51

Thủ khoa khối C toàn quốc muốn trở thành giáo viên
Giáo dục 16/07/2025 23:07

Tốp các trường ở Hà Nội có điểm trung bình môn thi cao nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Giáo dục 16/07/2025 23:06

Học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) là thủ khoa khối A00 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Giáo dục 16/07/2025 12:48

Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025: Toàn quốc có 9 thí sinh đạt điểm tuyệt đối theo khối xét tuyển đại học
Giáo dục 16/07/2025 12:43

Cả nước có trên 900 thí sinh trượt tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục 16/07/2025 11:34