--> -->

Khi nào nghề kim hoàn được đào tạo bài bản?

Đứng trước nguy cơ mai một của làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội, vì thế một số nhà khoa học, nghệ nhân đã từng đưa ra phương án kết nối, đào tạo nghề kim hoàn, cụ thể là thiết kế trang sức tại các trường đại học. Tiếc thay ý tưởng này hiện mới chỉ dừng lại ở “bản vẽ”.
Nghề kim hoàn với di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội Tìm hướng đi mới cho nghề kim hoàn nơi phố cổ Hà Nội

Tại Tọa đàm “Nghề kim hoàn với di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội”, nhiều chuyên gia đã cho ý kiến về vấn đề phát triển nghề kim hoàn trong xu thế xã hội hiện nay, trong thích ứng với yêu cầu phát triển công nghiệp văn hóa đối với lĩnh vực thủ công, mỹ nghệ như: gắn kết di sản nghề kim hoàn với đào tạo về thiết kế trang sức trong trường đại học; phát triển nghề kim hoàn cộng hưởng với nghề gốm sứ, đúc đồng; gắn kết làng nghề, phố nghề; thành lập bảo tàng về nghề truyền thống trong phố cổ.

Theo thạc sĩ Trần Thị Thu Hồng, Giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, ngành Trang sức trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp ra đời từ năm 1978 với chương trình đào tạo dựa trên chương trình đào tạo của trường Hale (Đức) với mục tiêu đào tạo đội ngũ thiết kế về trang sức cho các công ty doanh nghiệp ngoài xã hội.

Khi đó thiết kế trang sức trên thế giới đã được các trường đại học đào tạo rất bài bản, nhưng ở nước ta thì hoàn toàn mới mẻ. Song chúng ta có thế mạnh về nghề kim hoàn với các nghệ nhân có tay nghề cao từ làng nghề Định công, cũng như phố Hàng Bạc.

Khi nào nghề kim hoàn được đào tạo bài bản?
Sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp xem trình diễn kỹ thuật làm nghề kim hoàn tại đình Kim Ngân. (Ảnh: Bảo Thoa)

Vì thế, những năm đầu trong đào tạo của ngành Trang sức khá thuận lợi vì mời được các nghệ nhân giảng dạy cho sinh viên về kỹ thuật kim hoàn thủ công truyền thống. Đã có rất nhiều khóa học thực tế thu hút không những sinh viên trong ngành mà sinh viên ngành khác trong trường tham gia.

Tuy nhiên, theo thời gian yêu cầu về đào tạo có nhiều thay đổi cho phù hợp với mục đích đào tạo của nhà trường, thời lượng giảng dạy cho phần kỹ thuật ít hơn nên sinh viên chỉ học được cơ bản về kỹ thuật kim hoàn. Chưa nắm bắt được nhiều kỹ thuật chế tác nên ảnh hưởng đến quá trình thiết kế về kết cấu, công năng khi sử dụng.

Theo thạc sĩ Thu Hồng, thiết kế trang sức được đào tạo bài bản từ cơ sở nghệ thuật, cơ sở kỹ thuật cho đến sáng tác và thiết kế, từ những sản phẩm đơn chiếc như vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, nhẫn cho đến những thiết kế bộ với nhiều mục đích khác nhau. Trang sức thường nhật, trang sức dạ hội, lễ hội, lễ cưới, biểu diễn, trình diễn, hay trang sức đa chức năng trên chất liệu kim loại và đá quý, chất liệu tổng hợp như sơn mài, sừng, gốm, da, gỗ… đã được thể hiện trên bản vẽ hoặc được sinh viên tự làm trên các chất liệu tổng hợp. Còn các bài tốt nghiệp thì được thể hiện trên chất liệu kim loại và đá màu với sự hỗ trợ của thợ kim hoàn ở các xưởng sản xuất nhỏ.

Vì thế quá trình tiếp xúc thực tế với nghề kim hoàn còn ít, nên bản vẽ thiết kế nhiều khi còn chưa thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Vì bởi lẽ, nhà trường không giống như các công ty doanh nghiệp, không có đầy đủ hệ thống như doanh nghiệp từ vẽ 2D, 3D cho đến sản xuất luôn cập nhật hệ thống máy móc hiện đại, có đội ngũ thợ có tay nghề cao, có hệ thống kinh doanh đưa sản phẩm đến khách hàng, tiếp cận và nhận phản hồi từ khách hàng để có được định hướng phát triển về mẫu mã.

Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn thành phố Hà Nội Vũ Mạnh Hải cho rằng, để ngành kim hoàn thực sự trường tồn và phát triển theo thời gian, thích nghi với thay đổi của thị trường nền kinh tế 4.0, giúp cho những người thợ kim hoàn duy trì và phát triển, Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách phù hợp để đầu tư nguồn nguyên liệu đầu vào; hỗ trợ công nghệ thiết kế mẫu mã, tạo nên những sản phẩm vừa truyền thống lại vừa hiện đại, phù hợp với nhiều thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước, đem lại giá trị kinh tế cao hơn cho các sản phẩm kim hoàn và cải thiện đời sống cho các nghệ nhân, thợ kim hoàn.

Cùng với đó cần có sự phối hợp của các trường đại học cùng các khóa đào tạo bài bản về thiết kế trang sức, kim hoàn, tương tác thực tế với những nghệ nhân, thợ giỏi của làng nghề để làm ra sản phẩm thực tế. Có như vậy mới có thể duy trì nghề kim hoàn, có cơ hội đóng góp cho văn hóa cho di sản của Hà Nội.

Song thạc sĩ Trần Thị Thu Hồng cũng khẳng định, thế mạnh của thiết kế trang sức là đưa ra những sản phẩm mới, có tính riêng biệt, cạnh tranh và phát triển nên việc phối hơp giữa thiết kế và nghề kim hoàn rất quan trọng. Để các thiết kế không chỉ ở trên bàn vẽ, thì rất cần những bàn tay nghệ nhân chế tác thổi hồn cho thiết kế thành sản phẩm, điều đó khẳng định được tầm quan trọng của kỹ thuật chế tác trong việc tạo ra những sản phẩm trang sức phục vụ nhu cầu làm đẹp của con người.

Ngược lại, để kỹ thuật kim hoàn tạo ra những bộ trang sức đẹp thì cần có những thiết kế sáng tạo, độc đáo và mới lạ. Mối quan hệ tương hữu đó là quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của ngành nghề kim hoàn cũng như thiết kế trang sức ở Hà Nội.

“Việc hợp tác với các làng nghề, công ty, doanh nghiệp cũng là mong muốn rất lớn của chúng tôi. Sinh viên được thực tập để có thêm cơ sở thực tiễn, có kinh nhiệm để tham gia làm việc được khi ra trường, đóng góp một phần nhỏ bé cho sự phát triển của ngành trang sức nước nhà”, thạc sĩ Thu Hồng chia sẻ.

Năm 2002, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đã từng tổ chức triển lãm “Hà Nội sáng tạo” tại phố Tràng Tiền với các thiết kế lấy ý tưởng từ hình tượng văn hóa vật thể, phi vật thể của Hà nội. Những thiết kế lưu giữ được những đặc trưng truyền thống của Hà Nội và mang tính hiện đại phù hợp với xu hướng hiện nay. Qua đó, người xem hiểu hơn về Hà Nội từ những hình ảnh bình dị trong cuộc sống cho đến những kiến trúc, biểu tượng nổi tiếng của Hà Nội trên trang sức. Tuy nhiên, những thiết kế đó chỉ dừng lại ở bản vẽ, chưa được thể hiện thành sản phẩm thật.

Thạc sĩ Trần Thị Thu Hồng nuối tiếc: “Vì chúng tôi không có đủ nguồn lực để thể hiện thành sản phẩm thật. Điều đó cũng là điều tiếc nuối. Nếu những thiết kế đó được chế tác thành sản phẩm thật thì không những quảng bá đến công chúng hình ảnh văn hóa của Hà Nội, mà còn phản ánh được nghề kim hoàn của Thủ đô, cũng như thành những sản phẩm quà tặng cho du khách khi đến du lịch tại Hà Nội, lưu giữ nét văn hóa truyền thống và thúc đẩy sự phát triển của Hà nội trong tương lai”.

Bảo Thoa

Nên xem

Nghệ An tổ chức kỳ họp thứ 31 HĐND tỉnh khoá XVIII

Nghệ An tổ chức kỳ họp thứ 31 HĐND tỉnh khoá XVIII

Ngày 9/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã tổ chức kỳ họp thứ 31 – kỳ họp giữa năm 2025 với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, điều hành ngân sách, đầu tư công và công tác tổ chức bộ máy chính quyền
Công an Hà Nội thông tin chính thức vụ tai nạn liên hoàn ở Trần Đại Nghĩa

Công an Hà Nội thông tin chính thức vụ tai nạn liên hoàn ở Trần Đại Nghĩa

Sáng 9/7, một vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng đã xảy ra tại ngã tư Đại La - Trần Đại Nghĩa, Hà Nội. Một ô tô con va chạm với nhiều xe máy, xe máy điện, khiến 1 người tử vong, 9 người khác bị thương.
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng

Chiều 9/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Bộ và kết nối trực tuyến đến 34 điểm cầu của 34 địa phương trên cả nước.
Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp quan trọng, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông và nhiều lĩnh vực khác. Để phục vụ cho chiến lược phát triển ngành này, Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực chất lượng cao, trong đó có 42.000 kỹ sư, 7.500 thạc sĩ, 500 nghiên cứu sinh và 5.000 chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI).
ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Rà soát tuyến vận tải hành khách sau sắp xếp đơn vị hành chính

Rà soát tuyến vận tải hành khách sau sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, từ ngày 1/7/2025, cả nước còn lại 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc thay đổi địa giới hành chính kéo theo điều chỉnh mã số tỉnh, mã bến xe và cơ cấu các tuyến vận tải hành khách cố định.
Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho các đối tượng chính sách

Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho các đối tượng chính sách

Chiều 9/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định nội dung và mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) cho các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Tin khác

Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp quan trọng, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông và nhiều lĩnh vực khác. Để phục vụ cho chiến lược phát triển ngành này, Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực chất lượng cao, trong đó có 42.000 kỹ sư, 7.500 thạc sĩ, 500 nghiên cứu sinh và 5.000 chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI).
6 tháng đầu năm, gần 75.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

6 tháng đầu năm, gần 75.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt 74.691 người, đạt 57,4% kế hoạch năm (mục tiêu của năm 2025 là đưa 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp về công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng GDNN trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035”.
Hà Nội sẽ đào tạo nghề cho cán bộ nghỉ việc, đảm bảo chính quyền 2 cấp hoạt động thông suốt

Hà Nội sẽ đào tạo nghề cho cán bộ nghỉ việc, đảm bảo chính quyền 2 cấp hoạt động thông suốt

Sáng 8/7, tại Kỳ họp thứ 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng đã trình bày báo cáo về Công tác chỉ đạo điều hành của UBND Thành phố 6 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025; Kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2025, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.
Thu hút nhân tài công nghệ số bằng chính sách ưu đãi đột phá

Thu hút nhân tài công nghệ số bằng chính sách ưu đãi đột phá

Những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ số sẽ được thụ hưởng loạt chính sách ưu đãi vượt trội về thuế thu nhập cá nhân, cấp visa, hỗ trợ nghiên cứu, đào tạo… theo quy định của Luật Công nghiệp Công nghệ số vừa được Quốc hội thông qua. Đây được xem là bước đột phá lớn trong chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài, góp phần đưa Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trong thời đại chuyển đổi số.
Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, công chức được giảm nhẹ mức kỷ luật

Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, công chức được giảm nhẹ mức kỷ luật

Trường hợp công chức chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, tự giác nộp tài sản tham nhũng sẽ được giảm nhẹ mức kỷ luật.
Công ty sữa hàng đầu Việt Nam mở đơn tìm kiếm nhân lực tài năng trẻ

Công ty sữa hàng đầu Việt Nam mở đơn tìm kiếm nhân lực tài năng trẻ

Vừa “lên sóng” chưa lâu, chương trình Vinamilk Graduate Talent Program (GTP) 2025 đã tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ. Thương hiệu sữa “quốc dân” tiếp tục thu hút nhân tài Gen Z với phiên bản hoàn toàn mới, với 25 vị trí tuyển dụng trải rộng trên 11 lĩnh vực nghề nghiệp đang là xu hướng hiện nay.
Quy định mới nhất về cách tính hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần từ 1/7

Quy định mới nhất về cách tính hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần từ 1/7

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 158/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, trong đó làm rõ các điều kiện và cách tính hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, phù hợp với chủ trương quan trọng của Nhà nước về việc giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu từ 20 năm xuống còn 15 năm, nhằm mở rộng độ bao phủ và đảm bảo quyền lợi an sinh cho người lao động.
Người lao động phải đăng ký thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia

Người lao động phải đăng ký thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia

Luật Việc làm (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua (có hiệu lực từ ngày 1/1/2026) có bổ sung quan trọng về việc xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động.
Đề xuất phạt tù, phạt tiền tới 400 triệu đồng đối với hành vi sa thải lao động trái luật

Đề xuất phạt tù, phạt tiền tới 400 triệu đồng đối với hành vi sa thải lao động trái luật

Bộ Công an đề nghị nâng trần phạt tiền lên 400 triệu đồng, đồng thời giữ mức tù tối đa 3 năm đối với hành vi buộc thôi việc, sa thải người lao động trái pháp luật.
Xem thêm
Phiên bản di động