--> -->

Tìm hướng đi mới cho nghề kim hoàn nơi phố cổ Hà Nội

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ cũng như đóng góp to lớn của nghề kim hoàn với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội thì hiện nay, do quá trình đô thị hóa cùng sự thay đổi của thị trường, đa phần làng nghề kim hoàn ở Hà Nội đều rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng và phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Các chuyên gia cho rằng, trong quá trình bảo tồn giá trị truyền thống, làng nghề, phố nghề cần đổi mới để bắt nhịp cùng thời đại hôm nay.
Sắp diễn ra Lễ hội đình Kim Ngân và hội nghề kim hoàn 2018 Nhiều hoạt động phong phú tại lễ hội đình Kim Ngân và Hội nghề kim hoàn năm 2023 Nghề kim hoàn với di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội

Phố phường Thăng Long - Hà Nội từ thế kỷ 18 trừ một số ít ỏi bán đồ ăn uống như phố Hàng Bún, Hàng Cháo, Hàng Mắm, Hàng Dầu thì hầu hết bán sản phẩm thủ công phục vụ vua quan và đông đảo dân chúng trong cuộc sống hàng ngày.

Sự hình thành các làng nghề, phố nghề đã thể hiện thủ công nghiệp tách rời khỏi nông nghiệp, tuy tiến độ còn chậm. Do đó kinh doanh thủ công là thành phần tăng cường cho kinh tế đô thị.

Nghề kim hoàn trong phố cổ Hà Nội: Đổi mới để bắt nhịp cùng thời đại
Phố Hàng Bạc là một trong những con phố hiếm hoi còn kinh doanh nghề thủ công đặc trưng của "phố hàng". (Ảnh: Bảo Thoa)

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Đỗ Thị Hảo - Ủy Viên, Hội đồng tư vấn Hiệp hội làng nghề Việt, Hà Nội xưa với 36 phố phường do năm tháng đắp đổi, nếu mỗi phố xưa bắt đầu bằng chữ “hàng” gắn với một loại hàng thủ công nào đó thì nay đã thay đổi theo cuộc sống mới đi lên, nhưng dẫu sao, người Hà Nội hôm nay và cả mai sau cần nhớ và cần biết những phố xưa mà mỗi tên phố đều gợi nhớ một quá khứ hào hùng của dân tộc, gợi nhớ những sản phẩm độc đáo hội tụ tài khéo của trăm nghề, trăm vùng.

Để các làng nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là Hà Nội phát triển bền vững, tiến sĩ Đỗ Thị Hảo cho rằng, nhìn chung các làng nghề thủ công, những người thợ đều làm nghề với quy mô gia đình, do vậy nguồn vốn để phát triển kỹ thuật công nghệ còn eo hẹp nên cần có những ngân hàng vay vốn lãi suất thấp để tạo điều kiện cho nghề thủ công phát triển.

Những năm qua Nhà nước đã tôn vinh nghệ nhân bằng những danh hiệu cao quý và có những ưu đãi đặc biệt. Thực tế ở Việt Nam cho thấy phần lớn các nghệ nhân tuổi đã cao, ra đi mang theo những bí quyết nghề nghiệp truyền đời để lại, đây là một thiệt thòi cho thế hệ mai sau. Bởi vậy, Nhà nước cần có chế độ đãi ngộ nghệ nhân thích đáng kịp thời.

Nghề kim hoàn trong phố cổ Hà Nội: Đổi mới để bắt nhịp cùng thời đại
Nghệ nhân đúc bạc vẫn còn rất tâm huyết với nghề truyền thống. (Ảnh: Bảo Thoa)

Theo tiến sĩ Đỗ Thị Hảo, Hà Nội nên tổ chức những cuộc thi nghề khéo hàng năm để phát hiện những người thợ tài năng, vừa làm giàu thêm cho truyền thống khéo tay hay nghề, một di sản văn hóa do ông cha để lại. Cùng với đó, ở khu phố cổ nên có những bảo tàng thủ công nghiệp gắn tên phố hàng. Đây là đầu mối quan trọng gắn với du lịch từ phố nghề đến làng nghề.

“Truyền thống của người Việt Nam vốn khéo tay hay làm, bao đời nay các cụ truyền lại cho nhiều thế hệ có những gia đình 4 - 5 thế hệ. Thế nhưng các gia đình vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ như quy mô làm nghề bây giờ phân lớn là quy mô gia đình.

Trong thời đại kỹ thuật hiện đại như bây giờ cần phải có những máy móc, phương tiện hiện đại thay sức người. Để có phương tiện thì cần có vốn. Đối với các hộ gia đình vốn rất khó khăn”, tiến sĩ Đỗ Thị Hảo trăn trở.

Đồng quan điểm này, ông Vũ Mạnh Hải - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội nghệ nhân, thợ giỏi thành phố Hà Nội cho rằng, trên thực tế, người thợ kim hoàn ngày nay còn gặp nhiều khó khăn, công sức làm nghề chưa được trả thù lao thỏa đáng, chưa khuyến khích được thế hệ kế cận tiếp tục theo nghề và nối nghiệp.

Theo ông Vũ Mạnh Hải, Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa nghề truyền thống từ hàng nghìn năm lịch sử, những tên nghề gắn liền với tên phố đã làm nên 36 phố phường, những phố hàng nổi tiếng đất kinh kỳ.

Nghề kim hoàn trong phố cổ Hà Nội: Đổi mới để bắt nhịp cùng thời đại
Sản phẩm kim hoàn thủ công ngày càng tinh xảo. (Ảnh: Bảo Thoa)

Hàng Bạc là một trong những phố hiếm hoi còn sót lại cho đến nay, mà tên phố vẫn còn gắn liền với tên nghề. Đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội từ lâu đã là nơi bốn phương hội tụ, đây chính là điều kiện thuận lợi để thu hút thợ thuyền bách nghệ từ khắp bốn phương đổ về kinh kỳ.

Chính vì vậy, có những làng nghề nổi tiếng quy tụ về mảnh đất rồng thiêng như dát vàng Kiêu Kỵ, đồng bạc Định Công, đúc đồng Ngũ Xã, đúc đồng Đồng Xâm, đúc đồng Đại Bái,…

Trải qua nhiều thế kỷ, qua nhiều thăng trầm, các làng nghề truyền thống của Thăng Long - Hà Nội vẫn không ngừng phát triển, đặc biệt những người thợ kim hoàn từ thế hệ này sang thế hệ khác vẫn miệt mài chế tác những sản phẩm tinh giản và độc đáo.

Những sản phẩm tinh hoa của kim hoàn Hà Nội vẫn được đón nhận không chỉ người tiêu dùng trong nước mà còn là món quà quý, là kỷ vật lưu niệm của Thành phố dành cho các đoàn khách quốc tế khi đến thăm và làm việc tại Thủ đô.

Và ngày nay, tại phố Hàng Bạc, người buôn bán và thợ thủ công tâm huyết vẫn duy trì phố nghề, hoạt động mua bán, trao đổi vàng bạc, trang sức vẫn đang diễn ra hàng ngày hết sức sôi động. Bên cạnh đó, người thợ kim hoàn tại phố Hàng Bạc giờ đây còn biết trình diễn tay nghề của mình để du khách được tận mắt xem quy trình sản xuất một sản phẩm kim hoàn thủ công bằng tay như thế nào.

Những hoạt động này không chỉ thu hút được lượng khách du lịch trong nước mà còn thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế vừa tham quan vừa trải nghiệm, vừa kết hợp mua sắm. Điều này không chỉ đem lại giá trị kinh tế mà còn đem lại giá trị văn hóa khi thông qua du lịch lan tỏa được những nét đặc trưng truyền thống của làng nghề Thủ đô.

Nghề kim hoàn trong phố cổ Hà Nội: Đổi mới để bắt nhịp cùng thời đại
Thợ thủ công làm bạc nén bằng phương pháp thủ công. (Ảnh: Bảo Thoa)

Tuy nhiên, trên thực tế, người thợ kim hoàn ngày nay còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để thực sự ngành kim hoàn trường tồn và phát triển theo thời gian, thích nghi với thay đổi của thị trường nền kinh tế 4.0, giúp cho những người thợ kim hoàn duy trì và phát triển, Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách phù hợp để đầu tư nguồn nguyên liệu đầu vào; hỗ trợ công nghệ thiết kế mẫu mã, tạo nên những sản phẩm vừa truyền thống lại vừa hiện đại, phù hợp với nhiều thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước, đem lại giá trị kinh tế cao hơn cho các sản phẩm kim hoàn và cải thiện đời sống cho các nghệ nhân, thợ kim hoàn.

“Cùng với đó cần có sự phối hợp của các trường cùng các khóa đào tạo bài bản bên cạnh những kinh nghiệm của các nghệ nhân, thợ giỏi và có các cơ chế khuyến khích những người trẻ tiếp cận nghề tinh hoa này, nhằm tạo ra những sản phẩm kim hoàn đặc trưng cho Thăng Long - Hà Nội, không chỉ là trang sức hay đồ gia đình mà còn là quà tặng, quà biếu biểu trưng của Thăng Long - Hà Nội.

Có như vậy mới có thể duy trì nghề kim hoàn, có cơ hội đóng góp cho di sản của Hà Nội”, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn thành phố Hà Nội Vũ Mạnh Hải nhấn mạnh.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Chiều 23/7, một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên phố Khâm Thiên khi một chiếc ô tô bán tải bất ngờ tông vào nhiều xe máy đang lưu thông trên đường, khiến các phương tiện đổ ngổn ngang, gây ùn tắc cục bộ.
Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Chiều 23/7, thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Dung đã tới thăm, tặng quà các chức sắc tôn giáo tiêu biểu là thân nhân liệt sĩ.
Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phấn đấu bàn giao mặt bằng cho đơn vị chủ đầu tư để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và dự án khai thác quỹ đất vùng phụ cận các nhà ga, depot đường sắt
 (đoạn qua địa phận TP.HCM) trong tháng 12/2026.
Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 23/7, Ủy ban nhân dân xã Phú Nghĩa, Hà Nội tổ chức 6 Đoàn đi thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công trên địa bàn. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là dịp để tri ân, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn xã Phú Nghĩa.

Tin khác

Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 23/7, Ủy ban nhân dân xã Phú Nghĩa, Hà Nội tổ chức 6 Đoàn đi thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công trên địa bàn. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là dịp để tri ân, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn xã Phú Nghĩa.
Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Vừa qua, phường Chương Mỹ tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường Tây Tựu Nguyễn Hữu Tuyên đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại tổ dân phố Trung 5 nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo đã gợi mở nhiều góc nhìn mới và đề xuất những giải pháp đầy tâm huyết, trí tuệ vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhằm góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.
Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Trước diễn biến thời tiết phức tạp do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngày 22/7, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã Gia Lâm đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra thực địa công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn xã.
Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414:  Mở đường để đưa du lịch sinh thái cất cánh

Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414: Mở đường để đưa du lịch sinh thái cất cánh

Ủy ban nhân dân (UBND) xã Suối Hai, thành phố Hà Nội vừa tổ chức lễ khởi công Dự án Cải tạo, nâng cấp đường Tỉnh lộ 414 đi Vườn Quốc gia Ba Vì. Đây là tuyến đường trọng điểm tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn xã.
Phường Tây Mỗ: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu

Phường Tây Mỗ: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tây Mỗ đã tổ chức các đoàn công tác đi thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn.
Lãnh đạo phường Xuân Đỉnh thăm và tặng quà người có công, gia đình chính sách

Lãnh đạo phường Xuân Đỉnh thăm và tặng quà người có công, gia đình chính sách

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/71947 - 27/7/2025), ngày 21/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Xuân Đỉnh tổ chức các đoàn lãnh đạo đi thăm, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại 3 phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa

Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại 3 phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa

Ngày 22/7, tổ đại biểu số 6, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri các phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa sau Kỳ họp thường lệ giữa năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động