-->

Khai thác tiềm năng, thế mạnh nghề thủ công

(LĐTĐ) Là một phần kiến tạo nên vẻ đẹp văn hóa của Hà Nội, các khu phố nghề nằm trong “36 phố phường” trải qua nhiều biến của lịch sử, mang theo dấu ấn của các ngành nghề thủ công, trường tồn cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận rằng, phố nghề đã có những thay đổi đáng kể. Vậy làm thế nào phát huy những thay đổi tích cực, hạn chế tiêu cực để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nghề thủ công Hà Nội?
Tăng lợi ích kinh tế từ khai thác tiềm năng nghề truyền thống Tìm hướng đi mới cho nghề kim hoàn nơi phố cổ Hà Nội

Khó khăn phố nghề

Phường Hàng Bạc thuộc quận Hoàn Kiếm nằm ở phía Nam khu Phố cổ Hà Nội, tiếp giáp với hồ Hoàn Kiếm, nổi tiếng với các ngành nghề truyền thống như hàng thủ công mỹ nghệ, may áo dài truyền thống, đồ lưu niệm và y học cổ truyền dân tộc, và đặc biệt là nghề kim hoàn. Hiện nay, tại phố Hàng Bạc, người buôn bán và thợ thủ công tâm huyết vẫn duy trì phố nghề, hoạt động mua bán, trao đổi vàng bạc, trang sức vẫn đang diễn ra hàng ngày hết sức sôi động.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh nghề thủ công
Ảnh minh họa.

Ông Vũ Mạnh Hải - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn thành phố Hà Nội cho biết, điều này không chỉ đem lại giá trị kinh tế mà còn đem lại giá trị văn hóa khi thông qua du lịch lan tỏa được những nét đặc trưng truyền thống của làng nghề Thủ đô. Tuy nhiên, trên thực tế, người thợ kim hoàn ngày nay còn gặp nhiều khó khăn, công sức làm nghề chưa được trả thù lao thỏa đáng, chưa khuyến khích được thế hệ kế cận tiếp tục theo nghề và nối nghiệp.

Còn ở phường Hàng Gai - một trong 10 phường thuộc Phố cổ, những ngành nghề truyền thống thủ công lâu đời vẫn còn gìn giữ như hàng tơ, lụa, thêu, may quần áo lễ hội, gò, hàn tôn thiếc, gương kính… Trong đó có những ngành nghề truyền thống thủ công phát triển thịnh vượng. Nghề thủ công truyền thống lâu đời ở Hàng Gai vẫn còn được một số ít người dân tiếp tục gìn giữ, phát triển, trung thành với phương thức “vừa làm sản phẩm vừa kinh doanh” tuy không còn tấp nập như xa xưa. Mặt khác, một số hộ dân kinh doanh đã chuyển đổi, mở rộng, thay thế dần mặt hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đa số các cửa hàng đều là giới thiệu giao dịch buôn bán sản phẩm phục vụ thị trường người tiêu dùng nội địa, chứ không còn vừa sản xuất, vừa kinh doanh như trước.

Theo ông Nguyễn Mạnh Linh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hàng Gai, có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân như: Đất chật người đông, nảy sinh các vấn đề liên quan đến trật tự đô thị. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng cũng thay đổi, như vật dụng gia đình làm từ tôn sắt thay bằng đồ nhựa; thêu tay chuyển sang thêu máy công nghiệp… Đồng thời, kinh tế thị trường mở cửa cho những sản phẩm truyền thống đã được nhiều nơi khác kinh doanh có điều kiện thâm nhập vào phường Hàng Gai.

Cùng tồn tại trong “36 phố phường”, bên cạnh Hàng Gai, Hàng Bạc, thì Hàng Mã mặc dù vẫn là nơi buôn bán các sản phẩm vàng mã, đèn Trung thu… nhưng văn hóa sản xuất của một thời nay không còn nhiều. Sở dĩ hiện nay, các mặt hàng thủ công truyền thống không được làm trực tiếp tại cửa hàng bởi hai lý do chính: Thiếu mặt bằng sản xuất và thiếu độ chuyên nghiệp của nghề. Bên cạnh đó, hiện nay đội ngũ lao động ở phố Hàng Mã tương đối trẻ, nên không chuyên nghiệp trong sản xuất. Chính vì vậy mà ở phố Hàng Mã hiện nay, kỹ thuật sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống gần như không còn.

Để nghề thủ công có chỗ đứng nơi đô thị

Ông Phạm Tuấn Long - Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm cho biết: “Chiến lược Phát triển các ngành Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bao quát 12 lĩnh vực như: Nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, du lịch, văn hóa... và gồm cả thủ công mỹ nghệ vốn là thành tố quan trọng của văn hóa, là nền tảng cho đổi mới, phát triển các ngành thiết kế sáng tạo và du lịch văn hóa.

Về phía thành phố Hà Nội, Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22/2/2022 của Thành ủy khóa XVII về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã coi phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống trở thành ngành “công nghiệp sáng tạo” có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Các chuyên gia đánh giá, nghề thủ công truyền thống Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng là một ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa khác phát triển”.

Trong nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã thực hiện tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các giá trị của nghề thủ công truyền thống dưới góc độ tài nguyên du lịch, văn hóa kết hợp mua sắm cho du khách trong và ngoài nước…

Bên cạnh đó kết hợp với đa dạng hình thức tổ chức các tour du lịch kết nối trên cơ sở hạt nhân là các di tích lịch sử văn hóa. Khuyến khích sự tham gia và kết nối của các làng nghề, phố nghề, giữa các nghệ nhân và thợ thủ công, giữa các tổ chức, các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm thủ công truyền thống phục vụ du lịch, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Hoàn Kiếm.

Tuy nhiên, để thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị, khôi phục hoạt động của các phố nghề, phố chuyên doanh trong khu Phố cổ Hà Nội (phố hàng), thúc đẩy tiềm năng của làng nghề truyền thống trong và xung quanh Hà Nội vẫn còn là một hành trình dài cần sự chung tay của chính quyền, xã hội và ngay chính những nghệ nhân phố nghề.

Bảo Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sáng ngày 24/1 Công đoàn Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Tối 24/1, lãnh đạo huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam 2 (đóng tại xóm 6, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn) vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.

Tin khác

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

(LĐTĐ) Phát huy kết quả đạt được trong dịp Tết Nguyên đán năm 2024, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng đang tiếp tục thực hiện mô hình giải quyết thủ tục hành chính: “Phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết” đối với 3 thủ tục hành chính, thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 15 phường.
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Quận Thanh Xuân vừa phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Hà Nội 1 tổ chức trao tặng 150 suất quà, trị giá 200 triệu đồng đến các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành

Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai đã trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành Đỗ Mạnh Dung (Chi bộ Cự Lộc 2, Đảng bộ phường Thượng Đình) tại nhà riêng.
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025

Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025

(LĐTĐ) Mới đây, huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2024, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025.
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?

Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?

(LĐTĐ) Mặc dù Tết ông Công, ông Táo đã tới, nhưng số gian hàng bán đồ cúng ông Công, ông Táo trên phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) không nhiều. Giá cả các mặt hàng đồ cúng năm nay được đánh giá là bình ổn, không tăng nhiều so với năm ngoái.
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực

Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực

(LĐTĐ) 6 quận thuộc Cụm thi đua số 1 luôn bám sát chỉ đạo của Thành phố để triển khai tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo hướng tập trung, trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ trên các lĩnh vực gắn với biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào thi đua.
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền

Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền

(LĐTĐ) Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội tổ chức sự kiện Tuần lễ vàng - An toàn đón Tết lần thứ 7, và triển khai kế hoạch thực hiện các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025. Chương trình nằm trong khuôn khổ thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp”, diễn ra từ ngày 20 - 26/1 quận Hà Đông với quy mô hơn 40 gian hàng.
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết

Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết

(LĐTĐ) Chiều 20/1, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai dẫn đầu đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân viên, người lao động Trạm biến áp 110kV Bắc Thành Công (E1.63) - Công ty Lưới điện cao thế thành phố Hà Nội và Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội.
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách

Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách

(LĐTĐ) Ngày 20/1, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, tổ chức họp báo thông tin về công tác tổ chức và quản lý Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động