-->

Dự án luật sẽ được xem xét thông qua theo quy trình một kỳ họp Quốc hội

Sáng 19/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, với 461 đại biểu tham gia biểu quyết, 459 đại biểu tán thành, đạt tỷ lệ 96,3% tổng số đại biểu, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) - đạo luật làm cơ sở cho việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Quốc hội phê chuẩn chức vụ Phó Thủ tướng với ông Mai Văn Chính và ông Nguyễn Chí Dũng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 Bộ và 3 cơ quan ngang Bộ

Trước đó, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Trong đó, về tham vấn chính sách, một số ý kiến đề nghị rà soát quy định về hoạt động tham vấn chính sách bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan của Quốc hội; quy định rõ cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm chủ trì tổ chức tham vấn; nghiên cứu xác định rõ đối tượng tham vấn để bảo đảm tính khả thi.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tham vấn chính sách là quy định mới được bổ sung vào quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết nhằm bảo đảm chính sách của dự án được xây dựng có chất lượng, giải quyết hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra, hướng tới mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành, sớm đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào cuộc sống.

Dự án luật sẽ được xem xét thông qua theo quy trình một kỳ họp Quốc hội
Các đại biểu tại Kỳ họp. (Ảnh: QH)

Tuy nhiên, do đây là vấn đề mới, việc tổ chức thực hiện cần được quy định hợp lý để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan và không làm ảnh hưởng đến tính khách quan, độc lập của cơ quan thẩm tra.

Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm tổ chức tham vấn chính sách; chủ thể được tham vấn là Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội và Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm mời các chủ thể, như đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, đại diện tổ chức xã hội nghề nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học… tham dự hội nghị tham vấn theo yêu cầu của cơ quan được tham vấn.

Một số ý kiến đề nghị việc xây dựng dự án luật trong mọi trường hợp đều phải thực hiện quy trình xây dựng và đánh giá tác động chính sách...; đối với dự án không phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách thì trong quá trình soạn thảo vẫn phải đánh giá tác động chính sách; đồng thời, trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý nếu bổ sung chính sách mới thì phải đánh giá bổ sung tác động chính sách; đề nghị hồ sơ dự án phải có Báo cáo đánh giá tác động chính sách.

Dự án luật sẽ được xem xét thông qua theo quy trình một kỳ họp Quốc hội
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo. (Ảnh: QH)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, chính sách có vai trò rất quan trọng, quyết định nội dung của dự thảo VBQPPL. Do đó, đối với các trường hợp không phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách nhưng để soạn thảo VBQPPL thì cơ quan soạn thảo vẫn phải xác định các chính sách lớn của văn bản để quy phạm hóa, chuyển hóa thành ngôn ngữ pháp lý. Chính sách đó cần phải được đánh giá tác động để làm căn cứ xác định tính hợp lý, hiệu quả, khả thi.

Tuy nhiên, nếu quy định “cứng” trường hợp dự án không phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách mà vẫn phải có “Báo cáo đánh giá tác động chính sách” thì cũng không thực sự hợp lý. Vì việc xây dựng Báo cáo này đòi hỏi tuân theo quy trình chặt chẽ, thiết kế nhiều phương án chính sách, đánh giá ưu điểm, hạn chế của từng phương án để lựa chọn sẽ làm chậm tiến độ xây dựng, ban hành văn bản.

Do đó, để vừa phúc đáp được yêu cầu rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản, đồng thời vẫn bảo đảm làm rõ tác động chính sách để có cơ sở xem xét, quyết định về dự án, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng đối với dự án không thuộc trường hợp phải thực hiện quy trình xây dựng chính sách thì cơ quan trình vẫn phải đánh giá và nêu rõ tác động của chính sách trong bản thuyết minh dự kiến quy phạm hóa chính sách và đây là tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ dự án.

Có ý kiến đề nghị quy định dự án luật cần được xem xét, thông qua tại 2 kỳ họp như quy định của Luật hiện hành, không nên bó hẹp việc xem xét, thông qua tại một kỳ họp mà giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định căn cứ vào tính chất của từng dự án; bổ sung tiêu chí áp dụng đối với dự án thông qua theo quy trình một kỳ họp hay nhiều kỳ họp.

Dự án luật sẽ được xem xét thông qua theo quy trình một kỳ họp Quốc hội
Đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua dự án Luật. (Ảnh: QH)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, quy trình lập pháp theo dự thảo Luật đã được thay đổi theo hướng cơ quan trình chủ động xây dựng, trình dự án ở bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Trường hợp sau khi xem xét, cho ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng dự án luật đã được chuẩn bị kỹ, có chất lượng tốt, có thể trình Quốc hội xem xét, thông qua tại một kỳ họp Quốc hội thì mới sắp xếp đưa vào Chương trình kỳ họp. Trường hợp dự án còn nhiều vấn đề, chưa đạt yêu cầu để trình Quốc hội thông qua thì chưa đưa vào Chương trình kỳ họp.

Đối với dự thảo luật, nghị quyết dự kiến được thông qua tại một kỳ họp nhưng chưa được thông qua thì theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại.

“Việc đổi mới theo hướng này nhằm bảo đảm chất lượng của việc soạn thảo các dự án trình Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động lập pháp, đẩy nhanh tiến độ ban hành luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cho biết.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Một thập kỷ dẫn đầu - BIDV lần thứ 10 nhận giải Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam

Một thập kỷ dẫn đầu - BIDV lần thứ 10 nhận giải Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam

Ngày 20/2/2025, tại Tokyo - Nhật Bản, BIDV được Tạp chí The Asian Banker vinh danh là Ngân hàng Bán lẻ Tốt nhất Việt Nam 2025 trong khuôn khổ Lễ trao giải TAB Global Excellence in Retail Finance Awards 2025. Đây là lần thứ 10 BIDV nhận được giải thưởng uy tín này, tiếp tục khẳng định vị thế Ngân hàng Bán lẻ số 1 tại Việt Nam.
Khánh Hòa bổ nhiệm loạt lãnh đạo sở, ngành sau sáp nhập

Khánh Hòa bổ nhiệm loạt lãnh đạo sở, ngành sau sáp nhập

Ủy Ban Nhân Dân (UBND) Khánh Hòa đã bổ nhiệm Giám đốc các, sở ngành sau sáp nhập và công bố quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho 4 nhân sự.
“Ford SUV Tech Show” mang đến trải nghiệm đỉnh cao cho những tín đồ SUV

“Ford SUV Tech Show” mang đến trải nghiệm đỉnh cao cho những tín đồ SUV

Từ ngày 21 - 23/2/2025, tại nhiều tỉnh thành trên cả nước sẽ chính thức diễn ra sự kiện Ford SUV Tech Show 2025. Trong đó, hai sự kiện lớn nhất sẽ được tổ chức tại đường đua F1, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm (Hà Nội) và Công viên Bờ Sông Bạch Đằng, đường Trần Bạch Đằng, thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh).
Những cặp đấu "ân oán" vòng 1/8 Champions League 2024/25

Những cặp đấu "ân oán" vòng 1/8 Champions League 2024/25

Vào lúc 19h ngày 21/2 (giờ Việt Nam), UEFA đã tiến hành bốc thăm vòng 1/8 Champions League 2024/25.
Ra mắt Nghiệp đoàn lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở thứ 9 trên địa bàn quận Long Biên

Ra mắt Nghiệp đoàn lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở thứ 9 trên địa bàn quận Long Biên

Chiều 21/2, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tổ chức Lễ ra mắt Nghiệp đoàn lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở phường Long Biên với 54 đoàn viên.
Quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội Đảng bộ quận trước ngày 20/6

Quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội Đảng bộ quận trước ngày 20/6

Chiều 21/2, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 36 với nhiều nội dung quan trọng.
Quận Đống Đa ra mắt Mô hình điểm tiếp nhận thủ tục hành chính liên phường

Quận Đống Đa ra mắt Mô hình điểm tiếp nhận thủ tục hành chính liên phường

Ngày 24/2, quận Đống Đa sẽ ra mắt “Mô hình điểm tiếp nhận thủ tục hành chính (TTHC) liên phường” đầu tiên trên địa bàn quận với kỳ vọng sẽ góp phần khắc phục những hạn chế của mô hình bộ phận một cửa truyền thống, để giải quyết tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Tin khác

Sáp nhập các tỉnh: Sẽ tạo một hệ thống hành chính hiện đại, linh hoạt và hiệu quả

Sáp nhập các tỉnh: Sẽ tạo một hệ thống hành chính hiện đại, linh hoạt và hiệu quả

PGS.TS đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn cho rằng, chủ trương sáp nhập các tỉnh nếu được triển khai một cách bài bản, đồng bộ và có sự đồng thuận cao trong xã hội, sẽ tạo một hệ thống hành chính linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên phát triển mới - nơi mà bộ máy Nhà nước không chỉ tinh gọn mà còn thực sự vận hành theo nguyên tắc hiệu quả, minh bạch và hướng tới sự thịnh vượng chung của đất nước.
Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Cần sự quyết tâm vào cuộc đồng bộ để đảm bảo tiến độ

Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Cần sự quyết tâm vào cuộc đồng bộ để đảm bảo tiến độ

Chiều 21/2, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về tiến độ thực hiện Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Nâng cao vai trò của công chứng trong bối cảnh chuyển đổi số

Nâng cao vai trò của công chứng trong bối cảnh chuyển đổi số

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi nhấn mạnh, trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống công chứng theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
TP.HCM: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng, hợp lòng dân

TP.HCM: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng, hợp lòng dân

Mặc dù chỉ diễn ra trong một ngày (20/2) nhưng Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng, từ các vấn đề dân sinh, quy hoạch, đầu tư xây dựng đến tổ chức bộ máy hành chính và công tác nhân sự, đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân Thành phố.
Tuyên truyền nêu bật vai trò của Đảng bộ thành phố Hà Nội

Tuyên truyền nêu bật vai trò của Đảng bộ thành phố Hà Nội

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí Thành phố tháng 3/2025, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đề nghị các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội. Trong đó, cần nêu bật vai trò của Đảng bộ thành phố Hà Nội, để người dân tự hào về chặng đường 95 năm qua.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Nhiều hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Tại Hội nghị thông tin chuyên đề do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, chiều 20/2, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Lê Thị Ánh Mai đã thông tin về các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025).
Chính phủ xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính cấp tỉnh

Chính phủ xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính cấp tỉnh

Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp

Sau 6,5 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, đổi mới, khoa học, trách nhiệm cao, ngày 19/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp. Mặc dù diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng tại Kỳ họp, Quốc hội đã quyết định một loạt chính sách mới, quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước.
Nhiều cán bộ các cơ quan của Quốc hội tự nguyện từ cấp trưởng xuống cấp phó

Nhiều cán bộ các cơ quan của Quốc hội tự nguyện từ cấp trưởng xuống cấp phó

Từ nay đến hết nhiệm kỳ, các ủy viên là đại biểu hoạt động chuyên trách sẽ được giữ nguyên các chế độ như hệ số phụ cấp, chức vụ, đến nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI sẽ thực hiện chung, thống nhất trong hệ thống theo quy định của Đảng, Nhà nước.
TP.HCM: Cần gần 17.000 tỷ đồng để thực hiện sắp xếp bộ máy hành chính theo Nghị quyết số 18

TP.HCM: Cần gần 17.000 tỷ đồng để thực hiện sắp xếp bộ máy hành chính theo Nghị quyết số 18

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Tờ trình số 1033 trình Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố về chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CB, CC, VC, NLĐ) khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và sắp xếp đơn vị hành chính các cấp hệ thống chính trị, trường hợp phụ trách công tác đảng tại tổng công ty, công ty do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị tác động khi thực hiện sắp xếp tổ chức đảng; trường hợp không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trên địa bàn TP.HCM.
Xem thêm
Phiên bản di động