Kỳ 1: Những lực cản vô hình kìm hãm khu vực kinh tế tư nhân
Cần những chính sách có tính kiến tạo để hộ kinh doanh “lớn lên” Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia Kinh tế tư nhân và những thuận lợi khi bước vào kỷ nguyên mới |
Trong nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn chính sách, cụm từ “khó tiếp cận vốn” luôn được nhấn mạnh như một nút thắt chính yếu. Nhưng nếu chỉ vì thiếu vốn mà doanh nghiệp không “lớn” được, thì liệu hàng loạt các gói tín dụng, ưu đãi lãi suất, chương trình hỗ trợ... có đang đi đúng chỗ?
Thực tế cho thấy, vấn đề của khu vực tư nhân không chỉ là dòng tiền mà còn nằm ở nguồn nhân lực, công nghệ, hệ sinh thái thị trường và đặc biệt là tư duy quản trị. Vậy đâu mới là “chìa khóa” thực sự để doanh nghiệp tư nhân Việt bật lên trong kỷ nguyên mới? Các chuyên gia đã “soi chiếu” lại những rào cản đang níu chân khu vực tư nhân, và gợi mở các yếu tố căn bản cần thiết để thúc đẩy sự phát triển thực chất thay vì chỉ tiếp sức tạm thời.
Ngưỡng cản từ "vốn"
Trong nhiều năm, cụm từ “khó tiếp cận vốn” được nhắc đến như một trong những rào cản lớn nhất khiến doanh nghiệp tư nhân Việt khó bứt phá. Nhưng nếu chỉ có vốn là vấn đề, vì sao không ít doanh nghiệp được vay vẫn thất bại, trong khi một số khác lại thành công từ con số nhỏ? Vấn đề có lẽ nằm sâu hơn ở chính cách doanh nghiệp được “nuôi lớn” và hệ sinh thái họ tồn tại.
Theo thống kê, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhóm này lại là đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, vốn được xem là dòng máu nuôi sống mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các ngân hàng, dù có triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi, vẫn đặt ra những yêu cầu khắt khe như tài sản đảm bảo, báo cáo tài chính minh bạch và hồ sơ tín dụng tốt - những điều mà phần lớn doanh nghiệp nhỏ chưa thể đáp ứng.
![]() |
Thị trường cũng là một “bức tường” cao mà doanh nghiệp cần chinh phục. (Ảnh minh họa: Đỗ Đạt) |
Mặt khác, thủ tục vay vốn còn nhiêu khê, lãi suất chưa thực sự cạnh tranh và chính sách ưu đãi vẫn thiên về hình thức, khiến nhiều doanh nghiệp dù có nhu cầu cũng không mặn mà tìm đến ngân hàng. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn: thiếu vốn không thể mở rộng sản xuất. Không mở rộng được thì không có tài sản đảm bảo, không có tài sản đảm bảo thì lại tiếp tục thiếu vốn.
Nhưng thực tế cho thấy, không phải cứ có vốn là sẽ thành công. Nhiều doanh nghiệp vẫn thất bại dù được vay vốn, vì thiếu năng lực nội tại, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Bài toán nhân sự từ lâu đã là điểm nghẽn dai dẳng của khu vực tư nhân. Từ kỹ sư, kỹ thuật viên đến đội ngũ quản lý cấp trung và cao, nhiều doanh nghiệp gặp khó trong việc tuyển dụng và giữ chân người tài.
Không ít doanh nghiệp ngại đầu tư vào đào tạo, hoặc chỉ đào tạo theo kiểu cầm chừng, thiếu chiến lược dài hạn. Mối liên kết giữa nhà trường - doanh nghiệp - viện nghiên cứu còn lỏng lẻo, khiến nguồn cung nhân lực chất lượng cao không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Khi con người không đủ mạnh, thì dù có tiền, doanh nghiệp cũng khó vận hành hiệu quả, chứ chưa nói đến chuyện đổi mới hay cạnh tranh toàn cầu.
Bên cạnh đó, thị trường cũng là một “bức tường” cao khiến không phải doanh nghiệp nào cũng chen chân được. Nhiều doanh nghiệp tư nhân vẫn phụ thuộc vào hình thức xuất khẩu gia công, thiếu sản phẩm mang thương hiệu riêng, và càng ít doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa. Hệ thống phân phối yếu, thiếu kênh bán hàng chuyên nghiệp, và đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt từ khối FDI và các tập đoàn lớn càng khiến doanh nghiệp nhỏ dễ bị hụt hơi.
Tư duy và chiến lược phát triển, dù không phải là yếu tố hữu hình, nhưng lại là rào cản mang tính nền tảng nhất. Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp tư nhân vẫn vận hành theo kiểu quản trị gia đình: thiếu minh bạch, quyết định dựa trên cảm tính, không có kế hoạch kế thừa hay chiến lược dài hạn. Họ ngại thay đổi, sợ rủi ro, chỉ muốn “ăn chắc mặc bền” nên không dám đầu tư vào những hướng đi mới, không dám thuê người giỏi - vì lo bị “vượt mặt”, hoặc sợ không kiểm soát được.
Nút thắt vô hình
Trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô, chuyên gia về vốn, TS. Lê Xuân Mạnh - Giảng viên Học viện Bưu chính viễn thông, cho rằng câu chuyện “khó tiếp cận vốn” đúng là vấn đề nan giải, nhưng không phải là nguyên nhân cốt lõi nhất.
“Khó vay vốn là thực tế, nhưng nếu doanh nghiệp có chiến lược tốt, sản phẩm tốt, thị trường rõ ràng thì vẫn sẽ có cách xoay vốn. Vấn đề là nhiều doanh nghiệp hiện nay không có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, báo cáo tài chính sơ sài, thậm chí hoạt động chỉ dựa trên quan hệ. Vậy thì ngân hàng nào dám cho vay?”, ông Lê Xuân Mạnh phân tích.
Theo TS. Lê Xuân Mạnh, điều đáng lo ngại hơn là năng lực nội tại của doanh nghiệp vẫn yếu. Từ khâu tổ chức sản xuất, điều hành, đến định hướng phát triển dài hạn, tất cả đều thiếu tính bài bản. “Tôi từng gặp những doanh nghiệp có doanh thu vài chục tỷ mỗi năm, nhưng không có nổi một phòng nhân sự đúng nghĩa, không có bộ phận R&D, thậm chí không lập kế hoạch kinh doanh cho năm sau. Cứ làm theo kiểu “đến đâu tính đến đó” thì sao mà lớn được?”, ông Mạnh nói.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp tư nhân có tiềm năng về sản phẩm, nhưng lại bị “gãy” ở khâu phân phối. “Tôi đã từng tư vấn cho một doanh nghiệp sản xuất nông sản sạch, sản phẩm rất ổn, giá cạnh tranh. Nhưng họ không có mạng lưới phân phối, không có đội marketing, không có ai chăm sóc khách hàng. Sản phẩm làm ra chất đầy kho. Đó là câu chuyện phổ biến hiện nay”, ông Mạnh dẫn chứng.
Về mô hình tổ chức, chuyên gia Lê Xuân Mạnh cho rằng nhiều doanh nghiệp vẫn vận hành kiểu “người nhà làm sếp”, dẫn đến thiếu chuyên nghiệp, thiếu sự đóng góp từ các chuyên gia bên ngoài. Họ cũng ít khi tham gia các hiệp hội ngành nghề hay các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm nên rất cô lập với thị trường.
“Nếu phải chọn một nút thắt vô hình lớn nhất, tôi sẽ nói đó là tư duy lãnh đạo. Khi người đứng đầu không dám thay đổi, không dám nhìn xa hơn, thì doanh nghiệp sẽ mãi quẩn quanh trong cái bóng của chính mình. Tư duy cũ, làm sao có thể đi đến đích mới?”, chuyên gia nhấn mạnh.
Vốn vẫn là điều kiện cần, nhưng rõ ràng chưa đủ. Muốn khu vực tư nhân thực sự trở thành động lực kinh tế, cần cả một hệ sinh thái nuôi dưỡng đúng cách, trong đó con người và tư duy là nền tảng đầu tiên cần được đầu tư nghiêm túc.
Bảo Thoa
Kỳ 2: Chính sách đổi mới và dài hạn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ các cơ quan Đảng và cơ quan UBND xã Vân Đình

Hương sắc tháng Bảy

TP.HCM: Ngổn ngang di dời nhà trên và ven sông, kênh, rạch

Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao

Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo
Tin khác

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh
Doanh nghiệp 16/07/2025 18:09

Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia
Doanh nghiệp 16/07/2025 17:56

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn
Doanh nghiệp 16/07/2025 14:14

Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh
Doanh nghiệp 16/07/2025 11:33

Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật
Doanh nghiệp 12/07/2025 20:46

Đồng ý chủ trương sáp nhập Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT
Doanh nghiệp 12/07/2025 09:16

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử
Doanh nghiệp 08/07/2025 13:27

Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số
Doanh nghiệp 08/07/2025 13:19

Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình
Doanh nghiệp 04/07/2025 08:56

Xóa bỏ thuế khoán mang lại công bằng cho các hộ kinh doanh
Doanh nghiệp 03/07/2025 09:50