Cơ quan Nhà nước phải tiên phong trong sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Cần bổ sung hành vi bị cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững |
Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh) cho rằng, việc sửa đổi Luật này rất cần thiết, có ý nghĩa chính trị rất quan trọng đối với cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm chi phí xã hội.
Góp ý về bổ sung quy định dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng tại khoản 2 Điều 37 của dự thảo Luật, ông Tuấn cho rằng, xây dựng là một trong những ngành tiêu tốn nhiều năng lượng nhất hiện nay. Theo Ngân hàng Thế giới ngành này chiếm tới 36% tổng tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu và gần 40% lượng phát thải CO2.
Ở Việt Nam, hơn 60% điện năng trong các công trình được dùng cho điều hòa và chiếu sáng, chủ yếu do sử dụng vật liệu xây dựng kém hiệu quả. Nhiều lần đi dự các hội thảo tại những tòa nhà hành chính, đại biểu phản ánh, mặc dù bên ngoài thì trời rất mát nhưng bên trong vẫn mở máy lạnh, nếu ta dùng kính cách nhiệt tốt, có dán nhãn năng lượng chuẩn thì sẽ vừa tiết kiệm điện, vừa tránh lãng phí tiền, trong đó có lãng phí ngân sách Nhà nước.
![]() |
Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh). Ảnh: Quốc hội |
Thế giới đã đi trước chúng ta khá xa, EU, Mỹ, Singapore, Nhật Bản đều áp dụng dán nhãn năng lượng vật liệu xây dựng từ lâu, không những tiết kiệm năng lượng mà còn nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Vì vậy, đại biểu Trần Quốc Tuấn đề xuất Chính phủ cần chỉ đạo ban hành lộ trình dán nhãn bắt buộc cho một số vật liệu xây dựng có ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ điện, như là kính xây dựng, vật liệu xây dựng, vật liệu cách nhiệt.
Đồng thời, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam về hiệu suất năng lượng đối với vật liệu xây dựng đồng bộ với tiêu chuẩn quốc tế; xã hội hóa hoạt động thử nghiệm và cấp chứng nhận; quy định ứng dụng QRcode, nền tảng số trong sản xuất, kinh doanh loại vật liệu này...
“Nếu làm được những điều trên, tôi tin việc dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng sẽ thực sự trở thành công cụ thúc đẩy ngành xây dựng phát triển bền vững, tiết kiệm và văn minh”, ông Tuấn nhấn mạnh.
![]() |
Đại biểu Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá) nhìn nhận, việc bổ sung quy định sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, là thể hiện sự chuyển hóa thành hành động từ những cam kết chính trị của Việt Nam về năng lượng xanh và phát triển bền vững,
Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi, đề nghị Chính phủ cần có hướng dẫn rõ ràng về chỉ tiêu, phương pháp đo lường cũng như cơ chế phối hợp giữa trung ương và địa phương.
Về các đối tượng ký kết thỏa thuận sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, dự thảo Luật hiện chỉ quy định khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sử dụng năng lượng ký kết thỏa thuận tự nguyện về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả với các cơ quan quản lý nhà nước mà chưa có tính ràng buộc trách nhiệm.
Do đó, nữ đại biểu đề nghị nghiên cứu theo hướng với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, có thể quy định theo hướng bắt buộc nhằm nâng cao tính ràng buộc pháp lý và hiệu quả thực thi.
Theo đại biểu, cơ sở sử dụng năng lượng bao gồm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cả cơ quan Nhà nước, tập đoàn, tổng công ty, đặt ra vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả với tổ chức hộ gia đình, cá nhân thì khuyến khích là phù hợp.
“Tuy nhiên đối với các cơ quan nhà nước thì cần thể hiện theo hướng bắt buộc phải sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vì các cơ quan nhà nước đều sử dụng điện, xăng, dầu mà chi phí cho năng lượng này lấy từ ngân sách nhà nước. Nếu các cơ quan Nhà nước không tiên phong trong sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thì sẽ không thể động viên, khuyến khích, khuyến nghị với nhân dân, tổ chức xã hội được”, đại biểu nêu rõ.
![]() |
Đại biểu Lê Minh Nam (Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Lê Minh Nam (Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang) cho rằng, hiện nay, một số lĩnh vực dù ứng dụng khoa học, công nghệ rất hiện đại nhưng cũng vẫn rất cần các giải pháp để quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Ví dụ như mức độ tiêu tốn năng lượng của các trung tâm dữ liệu, phục vụ cung cấp dịch vụ công, dịch vụ điện tử, công nghệ số, phục vụ cho trí tuệ AI là rất lớn. Cần phải kiểm soát vấn đề nguồn cung năng lượng ổn định cho hệ thống này và có giải pháp rà soát, đánh giá nhu cầu khai thác, sử dụng sao cho hợp lý, cân đối với mức độ tiêu hao năng lượng.
Bên cạnh đó, xu thế sử dụng ô tô, xe máy điện nhằm bảo vệ môi trường đang ngày càng phổ biến, nhưng lại là đối tượng có nhu cầu sạc pin với nguồn năng lượng rất lớn nên cần quan tâm, lựa chọn phương thức sạc thích hợp giúp tiêu tốn ít năng lượng.
“Cần rà soát, bổ sung đối tượng sử dụng năng lượng phù hợp với tình hình mới và quy định giải pháp để thực hành tiết kiệm, hiệu quả đối với nhóm đối tượng mới này”, theo đại biểu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Truy tố ông Nguyễn Thái Hà và các bị can trong vụ án Tập đoàn Thuận An

Hà Nội đối mặt ô nhiễm không khí: Người dân mong có giải pháp hiệu quả

AI giám sát giao thông: Hình thành văn hóa giao thông mới cho người dân Thủ đô

Điểm chuẩn đại học có thể giảm nhẹ, thí sinh cần cân nhắc kỹ khi đăng ký nguyện vọng

Cảnh báo: Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì ứng dụng chứng khoán giả mạo SKSVIP

Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ công bố triển khai hồ sơ bệnh án điện tử

Toàn văn dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội
Tin khác

Hoàn thiện Đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026
Sự kiện 14/07/2025 18:19

Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ tâm, tầm, tài, tín
Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 14/07/2025 13:59

Thẩm quyền mới của cấp xã trong lĩnh vực tư pháp, hộ tịch
Sự kiện 14/07/2025 11:01

Thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam
Sự kiện 13/07/2025 19:32

Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025
Sự kiện 13/07/2025 06:28

Kết luận điều tra vụ án khu đất vàng 33 Nguyễn Du, TP.HCM
Sự kiện 12/07/2025 19:33

Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới
Sự kiện 11/07/2025 21:36

Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác
Sự kiện 11/07/2025 21:23

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản
Sự kiện 11/07/2025 20:30

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự Đại hội đồng lần thứ 50 của Liên minh Nghị viện Pháp ngữ
Sự kiện 11/07/2025 13:06