Sửa Luật Quy hoạch: Từ bỏ tư duy không quản được thì cấm
Phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh Cần có quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch |
Quy hoạch cấp trên phải có định hướng
Sáng 28/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) đề nghị quy định rõ "quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành phải lập đồng thời".
Bởi lẽ quy hoạch cấp trên phải có định hướng để quy hoạch cấp dưới chi tiết hóa, nếu như quy hoạch cấp trên chưa có định hướng thì khi lập quy hoạch cấp dưới trước rất có thể những nội dung chi tiết cấp dưới sau này sẽ không phù hợp với quy hoạch cấp trên. Thậm chí, những định hướng quy hoạch cấp trên nếu được cụ thể hóa ở quy hoạch cấp dưới thì đôi khi không phù hợp và những định hướng của cấp trên sẽ không có tính hiện thực.
![]() |
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội). Ảnh: Quốc hội |
Điều này đã từng gặp phải khi chúng ta phê duyệt quy hoạch sử dụng đất quốc gia trước và sau đó đến khi các tỉnh làm quy hoạch thì chỉ tiêu phân bổ đất cho các tỉnh không phù hợp. Hiện nay, hầu hết các tỉnh đều yêu cầu phải điều chỉnh chỉ tiêu trong quy hoạch đất quốc gia.
Do vậy, nếu chúng ta thực hiện đồng thời tất cả quy hoạch này thì quy hoạch cấp trên sẽ đưa ra định hướng, sau đó quy hoạch cấp dưới sẽ chi tiết cụ thể hóa, nếu như chi tiết cụ thể hóa chỗ nào không phù hợp sẽ phản hồi lên để điều chỉnh và quy hoạch cấp trên điều chỉnh xong thì ấn định, quy hoạch cấp dưới sẽ triển khai chi tiết và phê duyệt.
Khi tất cả các phương án quy hoạch làm đồng thời thì tính chất kết nối, khớp nối giữa các phương án quy hoạch từ quy hoạch cấp trên - quy hoạch cấp dưới, quy hoạch ngang - quy hoạch ngành sẽ đảm bảo tính trồng khớp, không bị mâu thuẫn. Đồng thời, việc tiến hành trong cùng một thời điểm như thế sẽ giúp việc chia sẻ những thông tin, các nguồn lực giữa các quy hoạch được thuận lợi, không mất thời gian mỗi lần làm quy hoạch lại phải tổ chức những hội thảo, những buổi chia sẻ hoặc những nguồn dữ liệu riêng.
“Nếu tiến hành đồng thời như thế thì tôi cho rằng có thể chỉ trong vòng 1 năm, tất cả các quy hoạch sẽ hoàn thành, chứ không như trong thời gian vừa qua là rất nhiều năm các quy hoạch mới được hoàn thành”, đại biểu Hoàng Văn Cường nêu rõ.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh: Quốc hội |
Ghi nhận vị trí cấp xã trong hệ thống quy hoạch
Quy định rõ chính quyền cấp xã là chủ thể phối hợp trong hệ thống quy hoạch, có trách nhiệm tham gia cung cấp thông tin, đề xuất phương án quy hoạch và phối hợp triển khai thực hiện quy hoạch trên địa bàn là đề nghị của đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
“Việc ghi nhận vị trí cấp xã trong hệ thống quy hoạch là cần thiết trong bối cảnh chuyển đổi sang mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, bảo đảm tính liền mạch và thực tiễn trong tổ chức thực thi pháp luật về quy hoạch”, đại biểu nói.
Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch tỉnh trong việc lấy ý kiến chính thức của Ủy ban nhân dân cấp xã cũng như yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp dữ liệu, đề xuất định hướng phát triển không gian, dân cư, hạ tầng sản xuất của địa phương mình.
Ủy ban nhân dân cấp xã cũng có trách nhiệm phối hợp triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch trên địa bàn, theo dõi tình hình sử dụng đất, đầu tư hạ tầng theo quy hoạch đã được phê duyệt và định kỳ báo cáo cho các cơ quan cấp tỉnh.
“Cấp xã tuy không có quyền quyết định quy hoạch nhưng lại là nơi trực tiếp quản lý hiện trạng sử dụng đất và dân cư, nếu không có cơ chế ràng buộc vai trò của cấp xã thì việc triển khai thực hiện quy hoạch sẽ thiếu lực lượng”, đại biểu nêu rõ.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Duy Thanh (Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau). Ảnh: Quốc hội |
Khoảng 100 quy hoạch trên mỗi địa phương...
Đại biểu Nguyễn Duy Thanh (Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau) cho rằng, nội dung quy hoạch quá nhiều, có tới 40 quy hoạch trên một địa phương, thậm chí làm đầy đủ thì khoảng 100 quy hoạch trên mỗi địa phương. Điều này làm đứt gãy vùng kinh tế, tạo ra mỗi tỉnh thành một đơn vị kinh tế, nhưng thiếu chuỗi cung ứng hàng hóa quốc gia, sản xuất không theo chuỗi cung ứng, các ngành không hỗ trợ cho nhau.
Đặc biệt hiện nay, các hoạt động kinh tế đụng đâu cũng vướng quy hoạch, không vướng quy hoạch này thì cũng vướng quy hoạch kia. Nếu chúng ta dùng phương pháp chồng ghép bản đồ lên nhau thì không còn không gian nào để phát triển sáng tạo, phát triển kinh tế.
Cũng theo đại biểu, việc phân loại cấp quy hoạch quá nhiều chưa khắc phục bất cập của Nghị định 94 và Nghị định 04, gây lãng phí, khó khăn cho nhiều địa phương. Luật Quy hoạch còn thiếu điều cấm trong quy hoạch tác động xấu tới các di tích lịch sử, khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, quốc tế, trong khi luật nước ngoài có điều cấm.
Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch cần khắc phục những tồn tại trên đây, nhằm đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong “bộ tứ chiến lược” về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tư nhân vào luật này.
Đại biểu Nguyễn Duy Thanh cũng đề nghị bổ sung quy định trên một địa phương còn tối đa 6 loại quy hoạch gồm: quy hoạch tổng thể quốc gia cho 34 tỉnh, thành, quy hoạch gắn với chuỗi cung ứng hàng hóa quốc gia phát triển kinh tế theo chuỗi sản xuất, quy hoạch tỉnh mới; riêng quy hoạch ngành kỹ thuật chỉ quy hoạch ngành có tính chất cứng, đảm bảo lợi ích quốc gia, lâu dài gồm: quy hoạch về an ninh quốc phòng, quy hoạch ba loại rừng, quy hoạch về giao thông đường bộ, đường sắt, bến cảng và sân bay.
Đồng thời, bỏ toàn bộ 70 quy hoạch chuyên ngành kỹ thuật khác và chuyển thành các chiến lược phát triển ngành kỹ thuật được Thủ tướng phê duyệt và giao cho 34 địa phương thực hiện, hoặc chuyển thành tiêu chuẩn kỹ thuật...
![]() |
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) cho rằng, nếu sửa một vài chương, điều trong Luật Quy hoạch thì không giải quyết được vấn đề căn cơ, giải pháp như Tổng Bí thư nói là từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, từ tư duy quản lý sang kiến tạo. Vì vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội, cơ quan soạn thảo, các cấp có thẩm quyền xem xét có thể nên dừng, tạm dừng thực hiện Luật Quy hoạch một thời gian để đánh giá lại toàn diện, xem xét những gì thực sự vướng, cản trở, làm cho Nghị quyết 68 không thể triển khai được một cách nhanh gọn, đồng bộ cùng với Nghị quyết 198 mà Quốc hội vừa ban hành thì nên điều chỉnh lại một cách căn cơ, toàn diện. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (15/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ cả 2 chiều mua và bán

"Dịu dàng màu nắng" tập 31: Tình cũ tìm đến tận cửa, Lan Anh hoảng loạn đối mặt

Giá vàng hôm nay (15/7): Vàng nhẫn và vàng miếng vẫn neo ở mức cao

Giá xăng dầu hôm nay (15/7): Giá dầu thế giới bất ngờ quay đầu giảm

Nhận định trận Linfield vs Shelbourne: Cơ hội lịch sử cho đội khách

Xã Ứng Thiên: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

Xã Thanh Oai: Thành lập 36 Đảng bộ, Chi bộ cơ sở trực thuộc
Tin khác

Hoàn thiện Đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026
Sự kiện 14/07/2025 18:19

Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ tâm, tầm, tài, tín
Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 14/07/2025 13:59

Thẩm quyền mới của cấp xã trong lĩnh vực tư pháp, hộ tịch
Sự kiện 14/07/2025 11:01

Thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam
Sự kiện 13/07/2025 19:32

Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025
Sự kiện 13/07/2025 06:28

Kết luận điều tra vụ án khu đất vàng 33 Nguyễn Du, TP.HCM
Sự kiện 12/07/2025 19:33

Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới
Sự kiện 11/07/2025 21:36

Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác
Sự kiện 11/07/2025 21:23

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản
Sự kiện 11/07/2025 20:30

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự Đại hội đồng lần thứ 50 của Liên minh Nghị viện Pháp ngữ
Sự kiện 11/07/2025 13:06