--> -->

Hơn 51 triệu ý kiến đóng góp vào Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cho biết, tính đến ngày 28/5/2025, hệ thống MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận đã tổ chức 61.791 hội nghị lấy ý kiến; với tổng số ý kiến góp ý vào toàn bộ nội dung của dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là 51.192.334 ý kiến.
Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ liên quan đến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 Hệ thống Mặt trận: Tổ chức 6.558 hội nghị lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013 Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Gần 62.000 hội nghị lấy ý kiến được tổ chức

Theo Báo cáo của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên các cấp đã tích cực tuyên truyền về triển khai lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, phổ biến rộng rãi bằng các hình thức phù hợp trong quá trình tổ chức lấy ý kiến; định hướng tư tưởng để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao với việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; lồng ghép tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt chi hội, câu lạc bộ, tổ, nhóm, khu dân cư; sử dụng các hình thức phù hợp như thông báo nội bộ, bản tin điện tử, truyền miệng trực tiếp tại cộng đồng nhằm tiếp cận đến đông đảo hội viên, đoàn viên và nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa.

Hơn 51 triệu ý kiến đóng góp vào Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả lấy ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết.

Ủy ban MTTQ Việt Nam nhiều địa phương đã tập hợp tài liệu (gồm dự thảo Nghị quyết và các tài liệu phục vụ lấy ý kiến) tạo thành mã QR để cung cấp cho các đối tượng lấy ý kiến; đăng tải toàn văn tài liệu trên Cổng thông tin điện tử; Fanpage của MTTQ Việt Nam tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố; xây dựng chuyên mục tiếp nhận ý kiến góp ý, phản ánh, đưa tin về quá trình lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị quyết trên Cổng thông tin điện tử của tổ chức mình, trên Fanpage của MTTQ cấp mình.

Một số tổ chức, địa phương có cách làm hay, sáng tạo như xây dựng chuyên mục với hình thức trực tuyến, người dân thực hiện việc góp ý qua Google Form và hộp thư điện tử, xây dựng phiếu lấy ý kiến của đoàn viên, hội viên và hệ thống Mặt trận trực tiếp vào từng điều khoản cụ thể của dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức xin ý kiến thông qua phiếu khảo sát trực tuyến, xây dựng bảng hỏi trực tuyến để lấy ý kiến của cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên về các điều khoản cụ thể dự kiến sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp năm 2013, phân tích xử lý dữ liệu và xây dựng báo cáo đánh giá theo các đối tượng lấy ý kiến như đơn vị công tác, giới tính, theo độ tuổi, trình độ học vấn, chuyên môn...

Đối tượng lấy ý kiến của MTTQ Việt Nam là MTTQ các cấp, các nhân sĩ, trí thức, cá nhân tiêu biểu, các chức sắc tôn giáo; Ủy viên Ủy ban MTTQ các cấp, các vị Ủy viên Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn, Tổ tư vấn; các chuyên gia, các nhà khoa học... Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận tập trung lấy ý kiến của cán bộ, hội viên, đoàn viên, người lao động thuộc hệ thống của tổ chức mình báo cáo Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam để tổng hợp chung.

Theo báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, tính đến ngày 28/5/2025, hệ thống MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận đã tổ chức 61.791 hội nghị lấy ý kiến. Tổng số ý kiến góp ý vào toàn bộ nội dung của dự thảo Nghị quyết là 51.192.334 ý kiến (trong đó có 2.592.002 ý kiến của tổ chức và 48.600.332 ý kiến của cá nhân). Có 49.918.935 ý kiến tán thành (chiếm 98,9%) đối với dự thảo Nghị quyết, 615.420 ý kiến tán thành và đề nghị sửa đổi, hoàn thiện hơn (chiếm 1,1%) đối với dự thảo Nghị quyết.

Qua quá trình triển khai lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết, tất cả các ý kiến đều thống nhất cao đối với chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 194/2025/QH15 ngày 5/5/2025 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là hợp lòng dân và có ý nghĩa hết sức quan trọng, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, không chỉ đề cao quyền làm chủ, phát huy trí tuệ to lớn của nhân dân, mà còn góp phần khơi dậy tinh thần, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, là thời cơ tốt và là thời điểm quan trọng để các tầng lớp nhân dân có điều kiện được thể hiện trách nhiệm của mình trước Đảng, trước Nhà nước trong tham gia góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Các ý kiến thống nhất với chủ trương điều chỉnh phạm vi và hình thức sửa đổi, bổ sung Hiến pháp bằng Nghị quyết của Quốc hội. Nội dung dự thảo Nghị quyết đã bám sát và thể chế hoá đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 và các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và tình hình thực tế hiện nay.

Đa số các ý kiến đều thống nhất cao về sự cần thiết sửa đổi

Theo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đa số các ý kiến đều bày tỏ sự thống nhất cao về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và mong muốn những điểm mới trong Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp sẽ phục vụ đắc lực cho tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam cũng như chủ trương xây dựng chính quyền địa phương hai cấp.

Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng quy định về những vấn đề lớn, cơ bản, có tầm chiến lược lâu dài của đất nước, việc sửa đổi lần này chỉ phục vụ cho việc sắp xếp bộ máy nhà nước, những vấn đề khác sẽ được rà soát, tổng kết để sửa đổi toàn diện.

Hơn 51 triệu ý kiến đóng góp vào Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013
Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo Nghị quyết.

Việc quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, trong đó có tổ chức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên là một quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên gần dân, sát dân hơn. Việc sửa đổi, bổ sung quy định về MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là phù hợp với yêu cầu đổi mới mạnh mẽ về tổ chức, phương thức hoạt động và trách nhiệm chính trị trong giai đoạn phát triển mới; khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; phát huy quyền làm chủ của nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; phù hợp với bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Dự thảo Nghị quyết đã sửa đổi, bổ sung về một số quy định liên quan đến tổ chức xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức những chính sách trong phạm vi được phân cấp. Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Nghị quyết đã giải quyết được những vấn đề bất cấp, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 2013. Dự thảo Nghị quyết sửa đổi đã bảo đảm là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có tính dự báo và ổn định lâu dài...

B.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An thông tin về danh tính lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vạn An

Nghệ An thông tin về danh tính lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vạn An

Hai ngày qua, việc thông tin danh tính lái xe ô tô khác nhau trong một vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Vạn An (tỉnh Nghệ An) khiến dư luận băn khoăn
NESTGEN 2025 góp phần giúp thế hệ trẻ sẵn sàng cho tương lai

NESTGEN 2025 góp phần giúp thế hệ trẻ sẵn sàng cho tương lai

Với cam kết đồng hành cùng thế hệ trẻ trên con đường sự nghiệp, Nestlé không ngừng đổi mới các chương trình chia sẻ kiến thức, tạo điều kiện để các bạn trẻ tiếp cận tri thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân trong một môi trường chuyên nghiệp, năng động. NESTGEN 2025 là sáng kiến của Nestlé Việt Nam nhằm góp phần kiến tạo một tương lai bền vững, nơi các tài năng trẻ có cơ hội phát triển và tỏa sáng.
Rèn kỹ năng nghề báo qua những điểm dừng mang dấu ấn dân tộc

Rèn kỹ năng nghề báo qua những điểm dừng mang dấu ấn dân tộc

Vừa qua, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức chuyến đi thực tế đến các địa danh lịch sử dọc dải đất miền Trung. Chuyến đi là cơ hội để sinh viên được trải nghiệm thực tế, rèn luyện bản lĩnh nghề báo và kỹ năng tác nghiệp tại hiện trường trong không gian mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa dân tộc.
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I: Đổi mới tư duy, tạo đột phá vì đất nước hùng cường

Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I: Đổi mới tư duy, tạo đột phá vì đất nước hùng cường

Trong hai ngày 15 - 16/7, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã diễn ra trọng thể với sự tham dự của 250 đại biểu, đại diện cho 2.671 đảng viên từ 38 tổ chức đảng trực thuộc. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị toàn ngành Công Thương.
Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Theo thông tin từ Bảo tàng Hà Nội, hiện Bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 15/7 và dự kiến mở cửa lại vào ngày 6/8 tới đây.
Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện

Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện

Theo dự kiến, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/xe đối với cá nhân; 4 triệu đồng/xe đối với hộ cận nghèo; 5 triệu đồng/xe đối với hộ nghèo. Mỗi cá nhân được hỗ trợ tối đa 1 xe đến hết năm 2030.
Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô

Từ yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm, phong trào “Bình dân học vụ số” đang được triển khai mạnh mẽ khắp các địa phương trên cả nước. Tại Hà Nội, phòng trào đã lan tỏa đến từng ngõ, từng nhà với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, “không ai bị bỏ lại phía sau” trong tiến trình chuyển đổi số.

Tin khác

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau khi thực hiện thay đổi tên gọi của Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực, cả nước có 34 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH cấp tỉnh). Trụ sở chính của BHXH cấp tỉnh đặt tại Trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Xây dựng ngành ngoại giao chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, nhân văn, hiệu quả

Xây dựng ngành ngoại giao chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, nhân văn, hiệu quả

Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, ngày 15/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản thống nhất với phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới đã nêu trong Báo cáo chính trị trình Đại hội, đồng thời gợi mở, phân tích, nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể để các đại biểu tiếp tục nghiên cứu và thảo luận trong Đại hội.
Mãi là tấm gương để các thế hệ thanh niên noi theo

Mãi là tấm gương để các thế hệ thanh niên noi theo

Ngày 15/7, Trung ương Đoàn phối hợp với Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2025).
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I

Sáng 15/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
TP.HCM: Tổng kiểm tra toàn diện việc cải tạo, sửa chữa các chung cư

TP.HCM: Tổng kiểm tra toàn diện việc cải tạo, sửa chữa các chung cư

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ngành và địa phương chấn chỉnh, tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý vận hành và nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) tại một số khu chung cư trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động