Tham vấn chính sách: Tham gia “từ sớm, từ xa” để nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật
Trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải làm tốt từng khâu, từng công đoạn |
Tham gia xây dựng chính sách “từ sớm, từ xa”
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương nhìn nhận, việc bổ sung quy định về tham vấn chính sách các cơ quan, đối tượng chịu sự tác động, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong quá trình xây dựng dự án Luật là rất cần thiết.
Sự tham gia từ sớm của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội sẽ góp phần hoàn thiện dự thảo ngay từ khâu xây dựng hồ sơ, dự thảo của Chính phủ; thể hiện sự đồng hành, vào cuộc và trách nhiệm của Quốc hội từ sớm trong quá trình xây dựng Luật.
“Việc tham vấn ý kiến các đối tượng tác động là vô cùng quan trọng, đồng thời cũng vừa là hình thức tuyên truyền cho nhân dân, các đối tượng chịu tác động trực tiếp về các quan điểm, chính sách mới sắp được ban hành”, nữ đại biểu nói.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga. Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) cũng cho rằng, việc tham vấn chính sách cực kỳ quan trọng để trước khi cơ quan trình hoặc cơ quan thẩm tra lấy ý kiến của các ngành, những người có liên quan, đặc biệt là những đối tượng tác động.
“Đề nghị các cơ quan soạn thảo lưu ý là cần lấy ý kiến rộng rãi, đặt mục tiêu doanh nghiệp và người dân lên trên hết, và đặc biệt là những đối tượng chịu tác động liên quan đến dự thảo luật. Còn đối với các vị đại biểu của Quốc hội thì cũng cần, nhưng không nhất thiết phải lấy nhiều, vì các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường, thảo luận ở tổ đã phát biểu, cũng đã có tham gia”, đại biểu Phạm Văn Hòa nói.
Dự thảo quy định trên cơ sở đề xuất của cơ quan lập tờ trình và theo phạm vi, quyền hạn lĩnh vực phụ trách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chủ trì, phối hợp với cơ quan khác của Quốc hội để tham vấn chính sách.
![]() |
Đại biểu Phạm Văn Hòa. Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, cơ quan soạn thảo phải chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cũng như các vị đại biểu Quốc hội của Đoàn đại biểu Quốc hội đó thực hiện nhiệm vụ tham vấn chính sách và Ban soạn thảo phải chịu trách nhiệm từ đầu tới cuối về về soạn thảo mình đề ra, trừ khi thông qua Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đó, thì lúc đó thuộc phạm vi của Thường vụ Quốc hội.
Tuy nhiên, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn thành phố Hà Nội) lại cho rằng, quy định về tham vấn là cần thiết, nhưng nếu áp dụng quy định này với các Ủy ban của Quốc hội là chưa hợp lý.
Dự thảo luật quy định các Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm cho ý kiến tham vấn. Các Ủy ban phải tổ chức hội nghị, lập báo cáo về kết quả tham vấn, chậm nhất 20 ngày kể từ ngày nhận được tài liệu thì phải gửi báo cáo kết quả tham vấn đến cơ quan soạn thảo. Các Ủy ban phải chịu trách nhiệm về nội dung tham vấn và thời hạn tham vấn.
![]() |
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai. Ảnh: Quốc hội |
“Việc quy định tham vấn là cần thiết, nhưng đó là tham vấn với các chuyên gia, với các nhà khoa học, với các cá nhân đại biểu Quốc hội và thậm chí với từng thành viên Ủy ban, nhưng đó là tính chất cá nhân, còn hình thành nên một quy trình để áp dụng cho 1 Ủy ban thì chưa hợp lý.
Tham vấn là cần thiết, phối hợp cũng là cần thiết, nhưng phải đúng đối tượng, đúng bản chất và việc áp dụng đúng bản chất sẽ đảm bảo tính hợp hiến, tính hợp pháp, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, và đặc biệt là phù hợp với sự chỉ đạo của Bộ Chính trị cũng như phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo yêu cầu đúng vai, thuộc bài theo đúng chức năng, nhiệm vụ”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai phân tích.
Cơ quan đề xuất chính sách sẽ chủ trì việc tham vấn chính sách
Phát biểu giải trình tại nghị trường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho rằng, chính sách đóng vai trò rất quan trọng, chất lượng chính sách sẽ quyết định đến chất lượng của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Việc bổ sung các quy định này là rất cần thiết nhằm 3 mục đích.
Thứ nhất là để thể chế hóa ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận 119, của đồng chí Tổng Bí thư tại Thông báo 108 về việc nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật và trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, chính sách phải cụ thể, rõ ràng, đánh giá tác động phải thực chất.
Bên cạnh các hình thức lấy ý kiến góp ý đã được quy định trong luật hiện hành và hình thức phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, cần phải có những hình thức khác để bảo đảm chính sách được khả thi và bảo đảm tính kịp thời, khả thi, dân chủ, khoa học, chuyên nghiệp trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu giải trình. Ảnh: Quốc hội |
Thứ hai, để khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay trong quy trình xây dựng pháp luật. Hiện nay quy trình chính sách đang lồng ghép với quy trình lập, đề nghị xây dựng chương trình lập pháp, dẫn đến việc xây dựng chính sách chưa được quan tâm đúng mức, đôi khi còn hình thức; chính sách chưa cụ thể, còn chung chung; đánh giá tác động thiếu thực chất.
Thứ ba, để Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và các tổ chức, cá nhân có liên quan tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định.
Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cũng phân tích rõ sự khác biệt giữa tham vấn chính sách và lấy ý kiến góp ý. Về đối tượng lấy ý kiến thì đối tượng rộng hơn, đa dạng hơn, còn đối tượng của tham vấn thì tập trung hơn.
Về nội dung, việc lấy ý kiến thông thường là lấy ý kiến toàn văn đối với hồ sơ chính sách và hồ sơ dự thảo, còn nội dung tham vấn có trọng tâm, trọng điểm hơn, thông thường là một đến một vài chính sách có gắn kết trực tiếp giữa nội dung chính sách với chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực của các cơ quan được tham vấn.
Về phương thức, lấy ý kiến bằng rất nhiều phương thức khác nhau, như đăng tải hoặc lấy ý kiến bằng văn bản, bằng hội thảo, tọa đàm, còn tham vấn chính sách là thông qua phương thức trực tiếp tổ chức hội nghị tham vấn, có sự trao đổi, đối thoại, phản biện trực tiếp giữa cơ quan tham vấn và đối tượng được tham vấn.
“Về ý kiến của một số đại biểu đề nghị phải đổi vai, trong dự thảo luật hiện hành quy định Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban Quốc hội chủ trì tổ chức hội nghị tham vấn. Chúng tôi với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, cùng với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã dự kiến tiếp thu điều này với vai là cơ quan đề xuất chính sách sẽ chủ trì việc tham vấn chính sách đối với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan đề xuất chính sách mời các đối tượng có liên quan đến để bảo đảm hội nghị tham vấn này thực chất, và cũng bỏ quy định trong thời hạn 20 ngày Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban Quốc hội phải gửi văn bản tham vấn tới cơ quan đề xuất tham vấn”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nêu rõ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thầm lặng góp sức làm nên thành công mùa giải

Giá vàng miếng SJC lập đỉnh mới, tiến sát mốc 108 triệu đồng/lượng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Nghệ An: Rơi lan can trường học khiến học sinh bị thương

Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội
Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam
Sự kiện 14/04/2025 14:22

Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"
Sự kiện 14/04/2025 13:54

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp
Sự kiện 14/04/2025 10:22

Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập
Sự kiện 11/04/2025 15:38

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 10/04/2025 12:24

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 10/04/2025 10:26

Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam
Sự kiện 09/04/2025 19:09

Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/5/2025
Sự kiện 09/04/2025 13:56

TP.HCM: Xin cấp phép bắn pháo hoa dịp lễ 30/4
Sự kiện 09/04/2025 08:46

Sửa Luật Cán bộ, công chức: Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức
Sự kiện 08/04/2025 18:40