--> -->

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc Kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khóa XV Học tập suốt đời

Thưa các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư,

Thưa các đồng chí Ủy viên Trung ương đảng,

Thưa toàn thể các đồng chí tham dự Hội nghị.

Với tinh thần quyết tâm, quyết liệt thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và khẩn trương, tích cực, chủ động chuẩn bị Đại hội XIV, Bộ Chính trị quyết định triệu tập Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII sớm hơn 1 tháng so với kế hoạch ban đầu. Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Trung ương, các đồng chí đại biểu đã về dự Hội nghị. Tôi xin gửi tới các đồng chí lời chúc sức khỏe, hạnh phúc; chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng. Ảnh: TTXVN

Thưa các đồng chí,

Trung ương vừa biểu quyết thông qua chương trình Hội nghị. Theo đó, Trung ương sẽ thảo luận, cho ý kiến đối với 15 nội dung, tập trung là 2 nhóm vấn đề chính:

Một là, nhóm vấn đề tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp;

Hai là, nhóm vấn đề về tiếp tục chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng và Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 – 2031. Cũng tại Hội nghị này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo Trung ương xem xét, quyết định một số nội dung công tác cán bộ theo thẩm quyền; báo cáo Trung ương về tình hình đất nước; tình hình thế giới, khu vực; những công việc quan trọng Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương 10 đến nay và các chuyên đề về hoàn thiện thể chế và đột phát phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.

Về tài liệu Hội nghị, Văn phòng Trung ương đã gửi trước các đồng chí nghiên cứu. Khối lượng công việc cần giải quyết tại Hội nghị Trung ương lần này rất lớn, phạm vi rất rộng, nhiều nội dung nhạy cảm liên quan đến “quốc kế dân sinh”. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, xin phép Trung ương không trình bày lại các Tờ trình mà dành thời gian cho các đồng chí nghiên cứu, đóng góp ý kiến. Tôi xin gợi mở một số vấn đề để Trung ương tập trung thảo luận và quyết định:

Thứ nhất, về nhóm vấn đề tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Trong hơn 4 tháng qua, thực hiện các kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo, chỉ đạo cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận ở cấp Trung ương. Những con số về tinh giảm đầu mối và hiệu quả công việc cũng như tiết kiệm chi phí nêu trong các báo cáo đã thể hiện rõ tính cách mạng trong việc tinh gọn này. Song đánh giá một cách tổng thể, mô hình tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị chưa thật hoàn thiện, nhất là ở địa phương. Để tiếp tục cuộc cách mạng về tinh giản tổ chức bộ máy, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp nhiều phiên, bàn bạc thấu đáo nhiều khía cạnh và thống nhất cao trình Trung ương Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; cùng với các Đề án về hệ thống tổ chức Đảng ở địa phương; Đề án về sắp xếp, tinh gọn cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ; các Đề án về sắp xếp các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát; và các Đề án về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, sửa đổi, bổ sung các quy định thi hành điều lệ Đảng, các quy định về kiểm tra, giám sát Đảng để bảo đảm triển khai thực hiện đồng bộ. Đây là vấn đề được cán bộ, đảng viên và nhân dân rất quan tâm. Thông tin mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư nắm được là đại đa số nhân dân, cán bộ đảng viên đều đồng tình ủng hộ, đánh giá cao chủ trương này và mong muốn sớm được triển khai thực hiện.

Đề án về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp cùng với các Đề án kèm theo là những vấn đề rất hệ trọng, có tính lịch sử; không chỉ sắp xếp về tổ chức, bộ máy, cán bộ; mà còn phân cấp về thẩm quyền; bố trí lại đơn vị hành chính; phân bổ về nguồn lực; tạo không gian phát triển. Mục tiêu là xây dựng Chính quyền theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn; đồng thời, mở ra cục diện mới trong phát triển đất nước với tầm nhìn lâu dài, ít nhất là cho 100 năm tới. Vì vậy, Bộ Chính trị đề nghị các đồng chí Trung ương với tư duy đổi mới, tinh thần cách mạng triệt để, vì sự phát triển của đất nước và vì nhân dân, tập trung cho ý kiến những nội dung theo gợi ý thảo luận gửi kèm theo từng Đề án, nhất là những vấn đề lớn như: Về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính - cấp tỉnh còn 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện, giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp xã; mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, gắn với phân cấp, phân quyền, đặc biệt là cấp xã mới sau khi sáp nhập, làm thế nào để thực sự gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn. Về mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các cơ quan Đảng ở cấp tỉnh, cấp xã, tương ứng với chính quyền địa phương 2 cấp để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng. Về sắp xếp, hợp nhất các cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ vào trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để phối hợp hành động thống nhất, hướng mạnh về cơ sở, hướng đến quần chúng Nhân dân. Về sắp xếp mô hình các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát thành 03 cấp gắn với điều chỉnh thẩm quyền xét xử, thẩm quyền kiểm sát, thẩm quyền công tố cho phù hợp. Về phạm vi, nội dung, cách thức sửa đổi một số điều của Hiến pháp 2013; các quy định của Đảng, quy định của pháp luật có liên quan để triển khai thực hiện các chủ trương nêu trên từ 01/07/2025. Tất cả các công việc này đều phải triển khai cùng lúc, không thể chậm việc nào, vì vậy đề nghị các đồng chí góp ý về phương án và lộ trình tổ chức thực hiện sao cho đồng bộ, thống nhất, thông suốt, hiệu quả, không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy làm gián đoạn hoạt động của các cơ quan, hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động thường ngày của người dân, doanh nghiệp.

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: TTXVN

Thứ hai, về nhóm vấn đề tiếp tục chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng và Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031. Từ sau Hội nghị Trung ương 10, Bộ Chính trị đã tiếp tục quyết liệt, khẩn trương chỉ đạo chuẩn bị các công việc tổ chức Đại hội XIV của Đảng, trọng tâm là 2 nhóm vấn đề: Văn kiện và Nhân sự.

Về văn kiện: Cùng với việc gửi bản dự thảo tóm tắt 04 văn kiện để Đại hội cấp cơ sở tham gia ý kiến, Bộ Chính trị đã chỉ đạo bổ sung, cập nhật nhiều vấn đề mới, nhất là những chủ trương, quyết sách quan trọng mang tính cách mạng để phát triển đất nước. Nội dung, cách thức trình bày Văn kiện có nhiều cải tiến bảo đảm tính văn kiện, tính khoa học, tính thực tiễn, tính hành động, tính khả thi, tính mục đích, theo phương châm Báo cáo chính trị là “ngọn đuốc soi đường”, các báo cáo khác là “cẩm nang hành động”. Nội dung xuyên suốt của các văn kiện thể hiện sự kiên trì không thay đổi con đường xã hội chủ nghĩa; giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa ổn định và phát triển, bám sát mục tiêu lớn là “đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân”; quyết tâm hiện thực hóa 2 mục tiêu 100 năm của đất nước. Đây là những mục tiêu rất cao, phấn đấu thực hiện rất khó khăn. Ngay từ năm 2025, chúng ta đã phải triển khai nhiều công việc để tạo nền tảng cho thực hiện mục tiêu này. Bộ Chính trị, Ban Bí thư rất muốn được nghe những kiến nghị, giải pháp nhằm giúp chúng ta đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng liên tục 2 con số trong những năm tiếp theo trong điều kiện chúng ta tiến hành cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy và sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp, cũng như trong tình hình “chiến tranh thương mại trên phạm vi toàn cầu”. Điều quan trọng nhất đối với nội dung này là các đồng chí ở từng địa phương, bộ, ngành phải tìm ra “những việc cần làm ngay” từ chính nội lực của mình thì mới có thể đạt được các chỉ tiêu đề ra.

Về nhân sự: đây là vấn đề “then chốt” của “then chốt” để hiện thực hóa các mục tiêu, tầm nhìn của Đại hội XIV. Yêu cầu nhiệm vụ cao hơn, đòi hỏi mặt bằng đội ngũ cán bộ cao hơn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược. Công tác nhân sự phải được chuẩn bị từ sớm và sẽ được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cho đến Đại hội Đại hội XIV. Bộ Chính trị đã chỉ đạo rà soát, bổ sung dự thảo Phương hướng công tác nhân sự Ban chấp hành Trung ương khóa XIV phù hợp với cơ cấu của mô hình tổ chức mới; rà soát đề xuất Trung ương bổ sung quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; dự thảo sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về tổ chức Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Tất cả các công việc quan trọng này đều hướng đến mục tiêu tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp và tổ chức Đại hội XIV vào Quý I/2026 theo đúng kế hoạch đề ra. Đồng thời, để góp phần đưa Nghị quyết Đại hội XIV đi ngay vào cuộc sống, Bộ Chính trị trình Trung ương Đề án về “Phương hướng Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 – 2031”, với chủ trương là tổ chức bầu cử sớm hơn và cải cách, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, góp phần phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân đối với công việc của đất nước. Đây là những vấn đề rất chiến lược, rất quan trọng để phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Đề nghị các đồng chí Trung ương nghiên cứu kỹ các tài liệu, cho ý kiến vào những nội dung quan trọng của từng chuyên đề . Các văn bản này sẽ là cơ sở, là “kim chỉ nam” để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp; Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.

Thưa các đồng chí.

Trong bối cảnh tình hình mới rất khẩn trương, cần sự đột phá, sự quyết đoán, quyết liệt, sự đoàn kết, thống nhất từ khâu đề xuất chính sách tới việc triển khai thực hiện, do vậy Tôi đề nghị các đồng chí Trung ương, các đại biểu dự Hội nghị phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, tham gia đóng góp ý kiến vào các nội dung để Hội nghị đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Trên tinh thần như vậy, Tôi tuyên bố khai mạc Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII. Một lần nữa chúc các đồng chí mạnh khỏe, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Những yếu tố này đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi, bảo đảm quyền, chế độ cho họ đồng thời cũng để thích ứng với thời kỳ dân số già đang diễn ra mạnh mẽ.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Huyên đăng quang Mrs Supranational 2025

Tiến sĩ Nguyễn Thị Huyên đăng quang Mrs Supranational 2025

Tối 12/7/2025, tại Myanmar, đại diện Việt Nam, Nguyễn Thị Huyên đã xuất sắc vượt qua 39 thí sinh đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, giành vương miện cao quý Cuộc thi Mrs Supranational 2025 – Hoa hậu Quý bà Siêu quốc gia. Đây là một trong những cuộc thi sắc đẹp quốc tế uy tín dành cho phụ nữ đã lập gia đình, nơi tôn vinh không chỉ vẻ đẹp ngoại hình mà còn trí tuệ, bản lĩnh và vai trò tích cực của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Phản hồi tới Báo Lao động Thủ đô, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên cho biết, vụ việc đánh người xảy ra tại sảnh tầng 1, tòa nhà C, Chung cư WestBay, Khu đô thị Ecopark, thuộc địa phận xã Phụng Công, tỉnh Hưng Yên không khởi tố hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Cố ý gây thương tích".
Thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2025 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025) đã có những thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam tại Điều 19.
Ra mắt sổ tay hướng dẫn công tác quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Ra mắt sổ tay hướng dẫn công tác quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) vừa ban hành Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp. Cụ thể, Sổ tay gồm 2 phần: Phần 1, thẩm quyền, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp xã. Phần 2, là trình tự, thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai.
6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

Thông tin về công tác việc làm và an toàn lao động 6 tháng đầu năm 2025, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 125.084 người lao động, đạt 74% kế hoạch năm 2025, tương ứng tăng 0,13% so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội thực hiện tốt chế độ ưu đãi với người có công

Hà Nội thực hiện tốt chế độ ưu đãi với người có công

Theo Sở Nội vụ Hà Nội, các chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công với cách mạng luôn được Thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt. Người có công cùng thân nhân người có công ngày càng được mở rộng, mức thụ hưởng không ngừng được nâng lên.

Tin khác

Thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2025 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025) đã có những thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam tại Điều 19.
Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

Triển khai Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát trong toàn quốc”, đến đầu tháng 7/2025, cả nước đã hoàn thành 264.000/274.000 căn nhà, đạt 95,3%. Theo Kế hoạch đã đề ra, các địa phương còn lại phấn đấu sẽ hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8/2025.
Kết luận điều tra vụ án khu đất vàng 33 Nguyễn Du, TP.HCM

Kết luận điều tra vụ án khu đất vàng 33 Nguyễn Du, TP.HCM

Cơ quan An ninh điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có kết luận điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II).
Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Chiều 11/7, Bộ Ngoại giao cho biết, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mê Công - Hàn Quốc lần thứ 13 (FMM MKC 13) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan.
Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác

Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 11/7, tiếp tục chương trình làm việc trong khuôn khổ Tuần lễ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 với Anh và Liên minh châu Âu (EU) và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 15.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

Chiều 11/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi và Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận đã đồng chủ trì Hội thảo về hồ sơ Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự Đại hội đồng lần thứ 50 của Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự Đại hội đồng lần thứ 50 của Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Ngay sau khi đến Thủ đô Paris, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã hội đàm với Phó Chủ tịch Thượng viện Pháp Loic Hervé, làm việc với Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Pháp của Quốc hội Anne Le Hénanff.
TP.HCM tạm dừng tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài

TP.HCM tạm dừng tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài

Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản khẩn gửi các sở, ban, ngành thành phố; Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, phường và đặc khu... về việc tạm dừng tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài đến hết tháng 7/2025.
Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Các nước ASEAN và đối tác cam kết đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Trong bối cảnh khu vực và thế giới biến động khó lường, các nước nhấn mạnh yêu cầu tăng cường đối thoại, hợp tác, phối hợp hành động ứng phó các thách thức chung, đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững.
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và ra mắt tòa soạn hội tụ. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đánh giá cao những đóng góp nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam với Bộ, ngành Tư pháp.
Xem thêm
Phiên bản di động