Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"
Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện - Vị tướng tài trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử Tái hiện tầm vóc ngoại giao Việt Nam qua "Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris" Những ca khúc báo tin vui chiến thắng
|
Một sự kiện nữa quan trọng cũng diễn ra vào ngày 14/4/1975 là ta giải phóng đảo Song Tử Tây. Sự kiện giải phóng đảo Song Tử Tây đã làm cho hệ thống phòng thủ của địch trên quần đảo Trường Sa lâm vào thế khủng hoảng nghiêm trọng.
Tên gọi “Chiến dịch Hồ Chí Minh” tạo nên sức mạnh mới trong toàn dân và toàn quân
![]() |
Lễ chuyển giao cờ chiến thắng, tiễn trung đoàn 3 (Đoàn Khe Sanh) trước khi vào chiến dịch giải phóng Sài Gòn tại rừng cao su Biên Hòa (Đồng Nai). Ảnh: Quang Thành/TTXVN |
Sau khi thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định có nhiều ý kiến đề nghị nên lấy tên Bác đặt tên cho chiến dịch tiến công vào Sài Gòn. Bộ chỉ huy Chiến dịch thấy ý kiến này rất hợp với tình cảm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta đối với Bác nên đã nhất trí điện ra Hà Nội xin ý kiến Bộ Chính trị cho đặt tên Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ngày 14/4/1975, thể theo nguyện vọng của nhân dân và các lực lượng vũ trang trên chiến trường, trong đó có quân và dân thành phố Sài Gòn - Gia Định, Bộ Chính trị đã phê chuẩn đề nghị của Bộ Chỉ huy chiến dịch.
Bức điện của Bộ Chính trị do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương ký gửi Bộ Chỉ huy chiến dịch có nội dung: “Đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Tin chiến dịch được mang tên Người đến với toàn dân, toàn quân đã tạo nên sức mạnh mới, thúc đẩy việc chuẩn bị, sẵn sàng cho chiến dịch.
Cũng trong ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua lần cuối kế hoạch giải phóng Sài Gòn-Gia Định. Kế hoạch xác định cuộc tiến công sẽ diễn ra đồng thời trên 5 hướng: tây bắc, đông bắc, đông, đông nam, tây và tây nam; thực hiện đánh nhanh, đánh dứt điểm, tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn quân địch, bảo vệ dân, bảo vệ các cơ sở kinh tế, văn hóa trong thành phố.
Sau khi thông qua lần cuối kế hoạch chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, Bộ Chính trị khẳng định quyết tâm: Thời cơ quân sự và chính trị để mở cuộc Tổng tiến công vào Sài Gòn đã chín muồi. Ta cần tranh thủ từng ngày, kịp thời phát động tiến công trên các hướng, không để chậm. Nếu để chậm thì không có lợi cả về chính trị và quân sự. Kịp thời hành động lúc này là bảo đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi hoàn toàn.
Giải phóng đảo Song Tử Tây
![]() |
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, Đoàn 125 thành lập biên đội gồm 3 tàu để chở lực lượng đặc công hải quân ra giải phóng hầu hết các đảo trong quần đảo Trường Sa. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát |
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, khi các cánh quân tập trung đồng loạt tiến về giải phóng Sài Gòn, Bộ Chính trị cũng đã chủ trương giải phóng toàn bộ các đảo trên quần đảo Trường Sa nhằm giành thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
4 giờ 30 phút ngày 14/4/1975, quân ta nổ súng giải phóng đảo Song Tử Tây. Sau hơn một giờ chiến đấu, ta làm chủ hoàn toàn trận địa, lá cờ Tổ quốc được treo ngay lên cột cờ ở phía đông đảo. Kết quả, ta diệt và bắt sống toàn bộ quân địch, thu hai đại liên, một ÐKZ, hai cối 60, hai trung liên và một số súng bộ binh các loại. Giải phóng được đảo Song Tử Tây đã làm cho hệ thống phòng thủ của địch trên quần đảo Trường Sa lâm vào thế khủng hoảng nghiêm trọng. Trước những thắng lợi liên tiếp của ta trên bộ và trên biển, Bộ Tư lệnh tiền phương thống nhất phương án đánh chiếm các đảo còn lại với Bộ Tư lệnh Quân khu 5.
Vào lúc 2 giờ 30 phút ngày 25/4/1975, các lực lượng của ta giải phóng đảo Sơn Ca; 10 giờ 30 phút ngày 27/4/1975 ta giải phóng đảo Nam Yết; 10 giờ 30 phút ngày 28/4/1975 giải phóng đảo Sinh Tồn; và đến 9 giờ ngày 29/4/1975 giải phóng đảo Trường Sa; đồng thời cũng kết thúc một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt chiến lược do Quân ủy Trung ương giao cho Quân chủng Hải quân. Đúng một ngày sau khi các đảo trên quần đảo Trường Sa được giải phóng, vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giành thắng lợi. Đất nước liền một dải từ Bắc đến Nam.
Theo Thảo Hạnh (TTXVN)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khai mạc Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024

Các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì sẵn sàng cho Tháng Công nhân

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn
Tin khác

Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa
Sự kiện 15/04/2025 14:37

PAPI 2024: Tham nhũng, lãng phí vẫn là quan ngại lớn của người dân
Sự kiện 15/04/2025 11:26

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Sự kiện 14/04/2025 18:18

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam
Sự kiện 14/04/2025 14:22

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp
Sự kiện 14/04/2025 10:22

Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập
Sự kiện 11/04/2025 15:38

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 10/04/2025 12:24

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 10/04/2025 10:26

Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam
Sự kiện 09/04/2025 19:09

Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/5/2025
Sự kiện 09/04/2025 13:56