--> -->

Sửa Luật Cán bộ, công chức: Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Theo dự thảo Luật, hệ thống vị trí việc làm của công chức được xếp theo thứ bậc căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, bản mô tả công việc và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thêm yêu cầu đối với cán bộ, công chức Bộ Nội vụ đề xuất chính sách với 212.606 cán bộ, công chức xã khi sáp nhập

Không phân biệt công chức cấp xã với công chức cấp tỉnh

Bộ Tư pháp vừa họp hội đồng thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì buổi làm việc.

Theo Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức (Bộ Nội vụ) Nguyễn Quang Dũng, dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến cán bộ, công chức khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã), thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp xã, không phân biệt công chức cấp xã với công chức cấp tỉnh.

Đồng thời, bổ sung quy định điều khoản chuyển tiếp để bảo đảm cán bộ, công chức cấp xã (hiện hành) được giữ nguyên số lượng biên chế cho đến khi hoàn thành việc rà soát, tinh giản, cơ cấu lại và sắp xếp theo vị trí việc làm của chính quyền địa phương; được bảo lưu mức tiền lương hiện hưởng cho đến khi bố trí việc làm mới theo quy định của Chính phủ…

Dự thảo Luật cũng sửa đổi các quy định liên quan đến việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm để tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong và sau quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; hoàn thiện quy định về thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan Nhà nước…

Theo dự thảo Luật, hệ thống vị trí việc làm của công chức được xếp theo thứ bậc căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, bản mô tả công việc và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, phù hợp với tổ chức của các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp Trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp xã.

Đáng quan tâm, trên cơ sở đó, dự thảo Luật bỏ quy định về ngạch công chức tại Luật Cán bộ, công chức hiện hành gồm: (1) Ngạch công chức và bổ nhiệm vào ngạch công chức; (2) Chuyển ngạch công chức; (3) Nâng ngạch công chức; (4) Tổ chức thi nâng ngạch công chức; (5) Các nội dung liên quan đến ngạch công chức trong Luật Cán bộ, công chức hiện hành.

Sửa Luật Cán bộ, công chức: Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì hội đồng thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Ảnh: HG

Theo Tờ trình của Bộ Nội vụ, việc đổi mới quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đổi mới tư duy quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, thay cho ngạch, bậc.

Hiện nay, 100% các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và phê duyệt Đề án vị trí việc làm, tuy nhiên còn gắn với cơ cấu ngạch công chức và bảng lương hiện hành. Vì vậy, trong thời gian chưa thiết kế bảng lương mới theo vị trí việc làm, việc thực hiện từng bước chuyển đổi sang cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm vẫn áp dụng các ngạch lương hiện hành, nên không tạo ra sự xáo trộn lớn.

Hoàn thiện khung pháp lý về vị trí việc làm

Dự thảo Luật cũng bổ sung nội dung khuyến khích, bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; bổ sung nội dung về những việc cán bộ, công chức không được làm để khắc phục tình trạng cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ thời gian qua...

Phát biểu tại phiên họp, ông Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, Chính phủ cần thống nhất quản lý vị trí việc làm trong toàn hệ thống, trong khi việc quản lý biên chế có thể phân cấp cho các cơ quan, tổ chức phù hợp với thực tiễn.

Dự thảo Luật hiện tại đã bỏ chương quy định về các điều kiện bảo đảm thi hành công vụ. Ông Tuấn cho rằng, việc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng, bởi những điều kiện như lương, trụ sở làm việc, cơ sở vật chất… là yếu tố thiết yếu, tạo nền tảng cho việc thực hiện công vụ hiệu quả. Do đó, Luật cần có quy định cụ thể để bảo đảm điều kiện thực thi công vụ.

Đồng thời, cần phân biệt rõ giữa quản lý cán bộ và quản lý công chức. Việc xây dựng vị trí việc làm chỉ phù hợp với đối tượng là công chức - những người làm việc theo ngạch, theo vị trí chuyên môn. Đối với cán bộ, nhất là những vị trí do bầu cử quyết định (như đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy viên Trung ương…), việc bố trí công tác dựa trên tín nhiệm, năng lực và sự phân công tổ chức. Do đó, không nên áp dụng khái niệm vị trí việc làm cho cán bộ, mà cần tuân theo Luật Bầu cử, Điều lệ Đảng và các quy định liên quan.

Về đề xuất bỏ ngạch công chức, ông Trần Anh Tuấn cho rằng điều này cần được xem xét một cách thận trọng. Nếu bỏ ngạch thì cần phải có chức danh thay thế tương xứng bởi lẽ, ngạch không chỉ phản ánh thứ bậc trong hệ thống hành chính mà còn là căn cứ thể hiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức…

Kết luận buổi thẩm định, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đề nghị cơ quan soạn thảo cần hoàn thiện khung pháp lý về vị trí việc làm, bao gồm mô tả công việc, tiêu chuẩn năng lực, và cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá dựa trên vị trí việc làm.

Theo Thứ trưởng, dự thảo Luật cần đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, cần làm rõ các mối quan hệ với các luật có liên quan và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Luật Cán bộ, công chức để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Đồng thời, cần rà soát, đối chiếu với quy định của Luật Thủ đô để xác định nội dung thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô hoặc những vấn đề cần thực hiện theo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Ngoài ra, cần đánh giá cụ thể về nguồn lực (tài chính và nhân lực) để triển khai các quy định mới của Luật, như tổ chức, thiết kế lại hệ thống vị trí việc làm, tuyển dụng, đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, công chức…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo lần thứ nhất

Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo lần thứ nhất

Sáng 14/7, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã chính thức khai mạc, với sự tham dự của 150 đại biểu chính thức, đại diện cho gần 500 đảng viên đến từ 16 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc.
Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ tâm, tầm, tài, tín

Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ tâm, tầm, tài, tín

Theo TTXVN, sáng 14/7/2025, tại tỉnh Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Nghĩa Trụ lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Phú Thọ: Phát hiện và tiêu hủy 17,2 tấn lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi

Phú Thọ: Phát hiện và tiêu hủy 17,2 tấn lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi

Gần 200 con lợn không rõ nguồn gốc, trong đó phần lớn nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ phát hiện và buộc tiêu hủy. Vụ việc cho thấy nguy cơ lớn từ hoạt động vận chuyển động vật trái phép, tiềm ẩn rủi ro nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh.
Xây dựng phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám an toàn, thân thiện, hiện đại

Xây dựng phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám an toàn, thân thiện, hiện đại

Tại kỳ họp lần thứ 2, Hội đồng nhân dân (HĐND) phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng. Trong đó, đáng chú ý là Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng 6 tháng cuối năm 2025, được xây dựng với quan điểm xuyên suốt: Xây dựng phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám an toàn, thân thiện, hiện đại; chính quyền phục vụ, minh bạch, số hóa; kinh tế phát triển bền vững; văn hóa - xã hội hài hòa, an sinh xã hội được bảo đảm; quốc phòng - an ninh vững chắc.
Tiếp nhận 82 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát từ ngành Ngân hàng

Tiếp nhận 82 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát từ ngành Ngân hàng

Sáng 14/7, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận kinh phí ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng.
Tiết kiệm chi phí nhờ sáng kiến số trong quản lý doanh nghiệp

Tiết kiệm chi phí nhờ sáng kiến số trong quản lý doanh nghiệp

Việc triển khai sáng kiến kết nối số giữa doanh nghiệp và chính quyền đang mang lại hiệu quả rõ rệt: giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả hai bên. Đây là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính, góp phần thúc đẩy môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch và thuận lợi hơn tại Hà Nội.
Tiếp tục tổ chức mô hình công đoàn ngành trung ương là phù hợp

Tiếp tục tổ chức mô hình công đoàn ngành trung ương là phù hợp

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 vừa qua. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, trong đó đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng trong Luật Công đoàn hiện hành.

Tin khác

Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ tâm, tầm, tài, tín

Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ tâm, tầm, tài, tín

Theo TTXVN, sáng 14/7/2025, tại tỉnh Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Nghĩa Trụ lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Thẩm quyền mới của cấp xã trong lĩnh vực tư pháp, hộ tịch

Thẩm quyền mới của cấp xã trong lĩnh vực tư pháp, hộ tịch

Thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp và đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, chính quyền cấp xã có nhiều thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nói chung, trong đó có lĩnh vực tư pháp, hộ tịch. Nhiều thủ tục trước đây người dân thực hiện tại cấp huyện, cấp tỉnh, nay được giao cho cấp xã.
Thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2025 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025) đã có những thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam tại Điều 19.
Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

Triển khai Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát trong toàn quốc”, đến đầu tháng 7/2025, cả nước đã hoàn thành 264.000/274.000 căn nhà, đạt 95,3%. Theo Kế hoạch đã đề ra, các địa phương còn lại phấn đấu sẽ hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8/2025.
Kết luận điều tra vụ án khu đất vàng 33 Nguyễn Du, TP.HCM

Kết luận điều tra vụ án khu đất vàng 33 Nguyễn Du, TP.HCM

Cơ quan An ninh điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có kết luận điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II).
Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Chiều 11/7, Bộ Ngoại giao cho biết, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mê Công - Hàn Quốc lần thứ 13 (FMM MKC 13) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan.
Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác

Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 11/7, tiếp tục chương trình làm việc trong khuôn khổ Tuần lễ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 với Anh và Liên minh châu Âu (EU) và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 15.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

Chiều 11/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi và Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận đã đồng chủ trì Hội thảo về hồ sơ Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự Đại hội đồng lần thứ 50 của Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự Đại hội đồng lần thứ 50 của Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Ngay sau khi đến Thủ đô Paris, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã hội đàm với Phó Chủ tịch Thượng viện Pháp Loic Hervé, làm việc với Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Pháp của Quốc hội Anne Le Hénanff.
TP.HCM tạm dừng tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài

TP.HCM tạm dừng tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài

Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản khẩn gửi các sở, ban, ngành thành phố; Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, phường và đặc khu... về việc tạm dừng tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài đến hết tháng 7/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động