Doanh nghiệp Việt muốn có “sức mạnh” thì phải “ngồi lại với nhau”
Như chúng ta đã biết, trong cả năm 2023 và sang đầu năm 2024 tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt.
Ở các nước, tình hình địa chính trị phức tạp, xung đột vẫn xảy ra, lạm phát tuy có giảm ở các khu vực song vẫn ở mức cao, thậm chí còn có xu hướng giảm. Trong khi đó, nguồn cung hàng hóa vẫn còn thiếu hụt; các chuỗi cung ứng bị đứt gãy nay chưa khôi phục hoàn toàn; sức mua xã hội ở nhiều nước giảm sút, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Ở Việt Nam, xuất khẩu bị sụt giảm, tiêu dùng trong nước vẫn chưa khôi phục hoàn toàn. Đầu tư công còn chậm được giải ngân, thu nhập của phần lớn bộ phận dân cư tuy được cải thiện, những vẫn còn bộ phận lao động gặp những khó khăn. Do đó, việc tiết kiệm mua sắm, giảm bớt những chi tiêu chưa cần thiết là một điều tất yếu trong giai đoạn hiện nay.
Ảnh minh họa. |
Bài toán đặt ra là, làm thế nào khôi phục và tiến tới giữ vững được nhịp độ sản xuất, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động? Đảm bảo cân đối vĩ mô, kiềm chế lạm phát với những chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt? Tăng cường hỗ trợ cho những doanh nghiệp gặp khó khăn trong giai đoạn hiện nay?
Trước tình hình trên, Chính phủ đã có nghị quyết 58/CP về việc hỗ trợ doanh nghiệp bằng các chính sách giải pháp từ nay cho đến 2025, như vốn, chi phí, nguyên liệu đầu vào, giảm giãn thuế phí, lệ phí… Đây là một sự cố gắng lớn của Nhà nước trong lúc tài chính và nguồn thu còn eo hẹp.
Câu hỏi đặt ra, ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương thì bản thân từng doanh nghiệp, tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh phải làm gì để chung tay vượt qua những khó khăn hiện nay và cả năm 2024?
Liên quan vấn đề này, tôi chợt nhớ tới một câu chuyện gần đây của ngành du lịch Thái Lan. Đó là, bốn ngành khách sạn, hàng không, thương mại, ăn uống và vận tải bộ cùng ngồi lại với nhau để tổ chức các tour du lịch. Trong đó, có việc cùng chia sẻ lợi nhuận hợp lý, hài hòa giữa các doanh nghiệp và bộ phận tham gia.
Qua câu chuyện này ta thấy, nước bạn đã vận dụng nhiều cách làm hiệu quả khác nhau để đón khách đến với “xứ sở chùa vàng”. Mặc dù, Thái Lan có ít di sản thiên nhiên thế giới được phong tặng, cảnh quan du lịch, các bãi biển không thể so sánh được với điều kiện của Việt Nam, nhưng bình quân hàng năm số lượng khách quốc tế đến với nước bạn thường cao hơn so với chúng ta.
Đây là một gợi ý để ngành du lịch Việt Nam, cũng như các ngành kinh tế khác tham khảo những kinh nghiệm hay, nhằm góp phần vào việc thu hút khách trong thời gian tới, nhất là khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong những tháng đầu năm 2024 tuy có nhiều khả quan, song chưa đạt mức như những năm trước khi có dịch.
Nguyên nhân nền kinh tế chúng ta tuy có phát triển nhưng chưa nhanh và bền vững; lý do thì có nhiều, trong đó có một nguyên nhân mà nhiều người biết đó là: Các ngành liên quan còn ít liên kết hợp tác, ngồi lại với nhau để tạo sức mạnh chung, phân chia lợi nhuận hợp lý.
Ngoài ngành du lịch, tôi muốn kể thêm một ngành kinh tế khác cũng rất quan trọng, đó là việc sản xuất phân phối và tiêu thụ các sản phẩm nông sản thực phẩm ở nước ta. Thực trạng việc sản xuất và phân phối các sản phẩm nông nghiệp hiện nay đang có tình trạng “chia cắt”, chưa gắn kết chặt chẽ với nhau. Lợi nhuận trong chuỗi sản xuất phân phối về tay ai thì bộ phận đó được hưởng, thậm chí hưởng lợi nhuận một cách vô lý và không công bằng, trong đó người sản xuất thường bị thiệt thòi nhất.
Điểm qua hai ngành kinh tế điển hình trên cho ta thấy: Chúng ta cần phải nhận thức, đổi mới và hành động khắc phục những khiếm khuyết đã nêu ở trên để “Rủi ro chia sẻ, lợi nhuận hài hòa” như Chính phủ đã có chỉ đạo nhiều năm nay. Đồng thời, chúng ta luôn nhớ lời dạy của Bác hồ kính yêu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở Việt Nam, nhất là trong những lúc còn có khó khăn trở ngại đối với các doanh nghiệp Việt.
Chúng ta mong rằng, hình ảnh đẹp và nhân văn của hệ thống du lịch và các ngành kinh tế khác của Thái Lan và một số nước khác là những bài học rất thực tế cần được áp dụng và nhân rộng ở các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước năm 2024 và những năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Prudential Việt Nam khai trương Trung tâm Chăm sóc khách hàng mới tại Lotte Mall Tây Hồ
Doanh nghiệp 16/01/2025 22:28
Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam
Doanh nghiệp 11/01/2025 17:42
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng
Doanh nghiệp 11/01/2025 17:38
Đồng Nai: Khởi động dự án Aeon Mall Biên Hòa có vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng
Doanh nghiệp 10/01/2025 15:46
Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
Doanh nghiệp 08/01/2025 19:45
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
Doanh nghiệp 04/01/2025 23:32
Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô
Doanh nghiệp 04/01/2025 21:37
Đón Tết trên những chuyến bay Vietjet ngày đầu năm mới, nhận quà hấp dẫn
Doanh nghiệp 31/12/2024 17:12
Chào năm mới 2025, du xuân may mắn cùng Vietjet với vé bay giảm 100%
Doanh nghiệp 31/12/2024 15:05
Tiềm năng tăng trưởng ngành công nghiệp bán dẫn
Doanh nghiệp 31/12/2024 08:15