--> -->

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm. Chưa bao giờ người tiêu dùng lại mong ngóng sự vào cuộc mạnh mẽ từ cơ quan chức năng và cái tâm của người kinh doanh như lúc này…
Liên tiếp phát hiện hàng tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc Hà Nội: Phát hiện hàng chục tấn nội tạng "bẩn" chuẩn bị lên bàn nhậu Thực hư lòng se điếu giá bạc triệu 1kg

Liên tiếp phát hiện, xử lý các trường hợp kinh doanh thực phẩm “bẩn”

Trong khuôn khổ Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025, nhiều vụ kiểm tra đột xuất của lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Nội đã phát hiện hàng loạt kho hàng, điểm tập kết kinh doanh thực phẩm với hàng tấn, cho tới hàng chục tấn hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc trà trộn vào các hàng hóa có nhãn mác, bao bì được cơ quan chức năng kiểm định… Điều này cho thấy, tình trạng cá nhân, doanh nghiệp, cửa hàng phân phối chạy theo lợi nhuận, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc và bất chấp sức khỏe người dân vẫn diễn ra khá phổ biến.

Đơn cử như ngày 9/5 vừa qua, Đội 7, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hà Nội phối hợp Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 19, Cục QLTT Hà Nội phát hiện, thu giữ 1,5 tấn xúc xích do nước ngoài sản xuất, không hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ. Chủ hàng là anh H., ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, thừa nhận số hàng hóa được mua gom trôi nổi trên thị trường để tiêu thụ tại Hà Nội.

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng
Lực lượng chức năng phát hiện, xử lý 7 tấn nội tạng động vật, gia cầm tại kho đông lạnh trên địa bàn huyện Thanh Trì (Hà Nội).

Trước đó, ngày 5/5, Đội 7, Phòng Cảnh sát kinh tế phối hợp với Đội QLTT số 17 đã kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh đối với điểm tập kết, kinh doanh thực phẩm tại đường Ngọc Hồi, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì.

Thời điểm kiểm tra, tổ công tác phát hiện 2.560kg trứng non, 200kg trứng gà, 3.050kg nầm heo, 1.200kg tràng heo (khoảng hơn 7 tấn) là thực phẩm đông lạnh chưa qua sử dụng, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Chủ số hàng là anh L.H.P., ở huyện Diễn Châu, Nghệ An. Tổ công tác đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.

Cũng liên quan đến vấn đề trên, ngày 28/4, Đội QLTT số 17, Chi cục QLTT Hà Nội đã phối hợp Đội 7, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an thành phố, tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh do ông N.Đ.C làm chủ, tại thôn Bái Đô, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên. Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện gần 11 tấn thịt bò và nội tạng bò đông lạnh chưa qua sử dụng, được chứa trong 3 kho đông lạnh, không có nhãn mác, không ghi thông tin sản phẩm và không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Trong số đó, có nhiều loại như lòng bò, gân bò, bì bò, xách bò, xương, gan, phổi, óc bò, mép bò… có dấu hiệu bị hư hỏng, bốc mùi khó chịu. Tổng trị giá lô hàng vi phạm ước tính trên 188 triệu đồng. Làm việc với đoàn kiểm tra, chủ hộ kinh doanh không xuất trình được bất kỳ hóa đơn, chứng từ nào chứng minh nguồn gốc lô hàng. Ông C. khai nhận, số thịt và nội tạng bò nói trên được thu mua từ nhiều nguồn trôi nổi, không rõ xuất xứ, không có kiểm định về chất lượng hay ATTP…

Trao đổi về các trường hợp trên, đại diện Đội QLTT số 17 cho hay, đa số hàng vi phạm được cất giữ trong các kho lạnh nằm ở khu vực thưa dân cư, hoạt động chủ yếu vào thời điểm rạng sáng, khiến việc giám sát, phát hiện gặp nhiều khó khăn. Đáng chú ý, quy trình thu mua, sơ chế, bảo quản, vận chuyển của cơ sở diễn ra khép kín và rất nhanh, hàng hóa sau đó được tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác quản lý, giám sát và xử lý.

Trong khi đó, trả lời các cơ quan báo chí, Đại úy Nguyễn Duy Tuấn Minh, Đội trưởng Đội 7, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, đối với số hàng hóa mà cơ quan chức năng kiểm tra, thu giữ, nếu các đối tượng đưa trót lọt ra thị trường thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, cũng như ảnh hưởng đến các cơ sở kinh doanh đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật.

Cần chế tài xử lý mạnh hơn nữa

Cùng với những vụ việc nêu trên, những ngày qua, dư luận cũng xôn xao trước thông tin chủ nhà hàng quảng cáo lòng se điếu dài 40m. Điều khiến người dân nghi ngờ là liệu có thật lòng se điếu dài như vậy hay không và món lòng lợn nhà hàng này phục vụ liệu có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm? Sau đó các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra, trưa 8/5, quán ăn này đã đóng cửa…

Từ những vụ việc trên cho thấy, ATTP là nỗi lo thường xuyên của người tiêu dùng. Thực phẩm “bẩn” không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là tác nhân dẫn đến suy giảm sức lao động. Tuy nhiên, vì lợi nhuận trước mắt, các đối tượng vẫn tìm mọi cách tuồn thực phẩm “bẩn” ra thị trường với nhiều thủ đoạn tinh vi. Đáng nói, chế tài xử lý còn nhẹ, do đó, thực phẩm “bẩn” vẫn có “đất sống”.

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng
Cần tăng mức chế tài xử lý đối với các trường hợp kinh doanh thực phẩm “bẩn”, thực phẩm không an toàn. (Ảnh: Quyên Lưu)

Luật sư Đào Đăng Sơn - Công ty TNHH Luật Đăng Sơn cho rằng, để xảy ra tình trạng trên là do cách làm của chúng ta hiện nay chưa khoa học, không kiểm soát ở sản xuất mà lại kiểm soát ở khâu bán lẻ là chính; tức là không kiểm soát ở gốc mà lại kiểm soát ở ngọn. Trong khi đó, việc xử lý các trường hợp vi phạm vẫn theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”, thì vấn nạn này vẫn sẽ tồn tại lâu dài.

Cũng theo luật sư Sơn, Nghị định 115/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP đối với “hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có chất bảo quản là chất, hóa chất cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất…” đã có. Tuy nhiên, mức phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với việc xử lý vi phạm hành chính; và nếu vượt mức quy định xử lý hành chính thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự theo Điều 317 Bộ luật Hình sự về “Tội vi phạm quy định về ATTP”, với khung hình phạt cao nhất đối với tội danh này lên đến 20 năm tù. Tuy nhiên, hầu như chưa có trường hợp nào bị xử lý hình sự.

“Chế tài xử lý đã có, nhưng vẫn còn quá nhẹ. Để bóc tách “khối u” thực phẩm “bẩn”, cần thiết phải sử dụng liều thuốc “đắng hơn”, mạnh hơn. Đơn cử như việc xử lý trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương, đơn vị quản lý, nếu như để phát hiện, tồn tại những cơ sở kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn”… Thậm chí, tăng mức xử lý vi phạm, xử lý hình sự đối với các trường hợp vi phạm, có như vậy thực phẩm “bẩn” mới không còn đất sống”, luật sư Sơn cho hay.

Liên quan đến chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm ATTP, luật sư Đào Đăng Sơn và người tiêu dùng kỳ vọng, việc tăng mức xử phạt gấp hai lần đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực ATTP được quy định tại Luật Thủ đô không chỉ thể hiện sự quyết liệt và sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan, ban ngành Thành phố trong thực hiện công tác bảo đảm ATTP, mà còn là chế tài mạnh với các đối tượng kinh doanh, buôn bán thực phẩm “bẩn”. Khi đó, người tiêu dùng sẽ bớt đi nỗi lo về thực phẩm không an toàn.

Đỗ Đạt

Nên xem

Những điều cần biết khi chọn Smart TV giá rẻ

Những điều cần biết khi chọn Smart TV giá rẻ

Trong thời đại công nghệ số, TV thông minh (Smart TV) trở thành thiết bị giải trí trung tâm của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải chiếc TV nào cũng đáng mua, đặc biệt là ở phân khúc giá rẻ. Vì vậy, để chọn được một chiếc TV phù hợp, người dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng nhiều yếu tố chứ không chỉ chạy theo mức giá hấp dẫn.
Đường sắt Việt Nam triển khai chuỗi hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân

Đường sắt Việt Nam triển khai chuỗi hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân

Từ ngày 12-14/5, Đoàn công tác của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), Công đoàn ĐSVN đã đi kiểm tra, thăm hỏi, động viên và hỗ trợ cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt cho người lao động tuyến đường sắt Vinh - Quảng Bình - Huế - Đà Nẵng
Công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo

Công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo

Việc công khai, chuẩn hóa các thủ tục nhằm nâng cao tính minh bạch, giảm thiểu thời gian, chi phí cho các cơ sở giáo dục và đội ngũ nhà giáo trong quá trình thực hiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Đây là một trong những bước cụ thể hóa Nghị quyết số 66/NQ-CP và các chỉ đạo của Chính phủ trong cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2022 - 2025.
Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm từ cơ sở

Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm từ cơ sở

Nhằm đảm bảo thi hành thống nhất, hiệu quả Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND. Trọng tâm là tăng cường nhận thức và trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức và người dân.
Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững

Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 15/5, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thống nhất với việc cần hoàn thiện cơ sở pháp lý về năng lượng nguyên tử để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khắc phục những bất cập, hạn chế của luật hiện hành.
Quyết liệt để tạo chuyển biến rõ rệt về an toàn giao thông và trật tự đô thị

Quyết liệt để tạo chuyển biến rõ rệt về an toàn giao thông và trật tự đô thị

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực thi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Động thái này thể hiện quyết tâm của thành phố trong việc xử lý tận gốc những bất cập về hạ tầng, ý thức tham gia giao thông và cơ chế quản lý, hướng tới xây dựng một môi trường giao thông an toàn, văn minh và hiện đại.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh

Sáng 15/5, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Hội thảo “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh”. Hội thảo có sự góp mặt của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực báo chí - truyền thông, lãnh đạo các cơ quan báo chí ở Trung ương, Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước, các diễn giả là đại diện những doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ thông tin…

Tin khác

Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) của quận Bắc Từ Liêm phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh 30kg mỡ lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Thời gian gần đây, thị trường thực phẩm online tại Việt Nam chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một mặt hàng tưởng chừng như xa lạ, nhưng lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người tiêu dùng đó là lòng se điếu.
Hơn 1.000 sản phẩm khuyến mại trong chuỗi sự kiện Tự hào nông sản Việt

Hơn 1.000 sản phẩm khuyến mại trong chuỗi sự kiện Tự hào nông sản Việt

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện mang chủ đề “Tự hào nông sản Việt 2025”. Sự kiện kéo dài liên tục từ nay đến hết ngày 7/5/2025 trên toàn hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market của tập đoàn Central Retail Việt Nam.
Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động