“Cuộc chiến” dai dẳng với hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử
Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ” Đề xuất bảo vệ người bán hàng online Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán? |
Báo động những chiêu trò tinh vi
Chỉ cần gõ từ khóa như “đồng hồ Rolex”, “giày Gucci”, “túi LV” trên các sàn TMĐT, người tiêu dùng dễ dàng bắt gặp hàng loạt sản phẩm có giá rẻ bất ngờ, chỉ từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Những món hàng nhái này được quảng cáo như hàng thật với hình ảnh bắt mắt, mô tả hấp dẫn. Trong khi hàng thật có giá hàng triệu đến hàng trăm triệu đồng, các bản sao này chỉ bằng một phần nhỏ giá trị.
![]() |
Không ít người "biết là hàng nhái nhưng vẫn mua" do tâm lý dùng tạm hoặc chỉ cần giống hàng hiệu. Ảnh minh họa. |
Để tránh bị phát hiện, nhiều shop sử dụng các thủ thuật viết sai tên thương hiệu, ví dụ “LV” thành “L V”, “Louis V”, hay "Dior" thành “Dì O”, “D.or”. Một số shop còn không nêu tên thương hiệu trong mô tả nhưng lại dùng hình ảnh logo, bao bì thật để đánh lừa người tiêu dùng.
Việc giao hàng qua bên thứ ba khiến quá trình kiểm soát thêm phức tạp. Sản phẩm thường được đóng gói kỹ, khiến nhãn hiệu chỉ lộ ra khi đến tay người nhận. Nhiều người tiêu dùng, nhất là giới trẻ hoặc người có thu nhập thấp, bị hấp dẫn bởi giá rẻ, đánh giá ảo và ảnh chụp đẹp. Không ít người "biết là hàng nhái nhưng vẫn mua" do tâm lý dùng tạm hoặc chỉ cần giống hàng hiệu.
“Điểm mù” trong quản lý và những hạn chế kỹ thuật
Dù các sàn TMĐT đã triển khai công cụ kiểm duyệt nội dung, cảnh báo tự động để phát hiện hàng giả, thực tế cho thấy những biện pháp này vẫn chưa đủ mạnh. Hàng vi phạm chủ yếu bị phát hiện khi có phản ánh từ người dùng hoặc kiểm tra đột xuất từ cơ quan chức năng.
Gian thương ngày càng tinh vi với nhiều thủ đoạn như thay đổi tên shop, lập tài khoản ẩn danh, bán hàng tồn trong thời gian ngắn rồi biến mất. Điều này khiến các nền tảng rơi vào cuộc rượt đuổi không hồi kết.
Theo các chuyên gia, cần số hóa toàn bộ quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm và minh bạch dữ liệu kiểm tra, xử phạt để người tiêu dùng và doanh nghiệp cùng giám sát. Các sàn TMĐT, đơn vị vận chuyển không thể mãi là “người trung gian vô tội” nếu vẫn để hàng giả tồn tại trên nền tảng của mình.
Hành lang pháp lý hiện hành, dựa chủ yếu vào Nghị định 52/2013/NĐ-CP, đã lỗi thời và thiếu chế tài cụ thể xử lý vi phạm từ các nền tảng. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi, có hiệu lực từ 1/7/2024) đã bổ sung trách nhiệm cho các nhà cung cấp nền tảng, nhưng vẫn cần chế tài đủ mạnh và cơ chế hậu kiểm nghiêm túc để đảm bảo hiệu quả thực thi.
Hướng tới chiến lược minh bạch hóa thị trường
Để giải quyết triệt để tình trạng hàng giả trong TMĐT và logistics, cần một chiến lược đồng bộ từ quản lý đến công nghệ. Một “điểm mù” lớn hiện nay là vai trò của các đơn vị logistics, đặc biệt trong giao nhận hàng xuyên biên giới. Việc truy xuất nguồn gốc, xác minh người gửi hàng vẫn chưa được thực hiện thống nhất.
Giải pháp lâu dài là xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông về hàng hóa, bao gồm mã số mã vạch, chứng nhận kiểm định... giữa các cơ quan như Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Tổng cục Quản lý thị trường, Hải quan... Điều này sẽ giúp tăng khả năng truy xuất nguồn gốc và giảm gian lận.
Doanh nghiệp và thương hiệu chính hãng cũng cần chủ động hơn như công khai thông tin sản phẩm, chứng minh nguồn gốc, phối hợp điều tra khi phát hiện hàng giả. Trường hợp cố tình tiếp tay, bao che cần bị xử lý nghiêm khắc theo luật, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái trên sàn TMĐT chỉ có thể thành công khi có sự phối hợp chặt chẽ từ tất cả các bên: Cơ quan quản lý, nền tảng TMĐT, đơn vị vận chuyển, doanh nghiệp và người tiêu dùng, cùng với đó là ý thức không tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái. Khi đó, môi trường kinh doanh trực tuyến mới thực sự minh bạch, lành mạnh và an toàn cho mọi giao dịch.
T.An (t/h)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Uống nước nhớ nguồn

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất
Tin khác

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025
Tiêu dùng 23/07/2025 18:17

Nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2025
Tiêu dùng 23/07/2025 13:36

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão
Tiêu dùng 22/07/2025 14:23

Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ
Tiêu dùng 21/07/2025 13:01

Siết chặt quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để bảo vệ cộng đồng
Tiêu dùng 19/07/2025 10:14

Infographic - Quản lý thị trường Hà Nội xử lý 2.064 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm 2025
Tiêu dùng 18/07/2025 18:21

Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế
Tiêu dùng 17/07/2025 14:12

Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng
Tiêu dùng 17/07/2025 12:33

Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh
Tiêu dùng 16/07/2025 18:23

Thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống: Chuyển từ nhỏ lẻ sang liên kết chuỗi
Tiêu dùng 15/07/2025 19:15