Tăng cường kết nối giữa các trung tâm logistics để tạo thành mạng lưới
“Xanh hóa” logistics để doanh nghiệp lớn mạnh Phát triển logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị tăng cao Cấp thiết xây dựng tuyến kết nối sân bay Gia Bình và Thủ đô Hà Nội |
Số trung tâm logistics tăng gấp 10 lần
Chia sẻ tại tọa đàm “Phát triển trung tâm logistics: Kết nối, khơi thông chuỗi cung ứng bền vững” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 29/5, bà Đặng Hồng Nhung, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, nếu như giai đoạn 2007 - 2012 cả nước chỉ có khoảng 6 trung tâm logistics, thì trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, con số này đã tăng lên gấp 10 lần.
Theo báo cáo sơ bộ của 45/63 tỉnh, thành phố, hiện tại Việt Nam có 69 trung tâm logistics trên cả nước. “Số lượng trung tâm logistics đã tăng rất mạnh và quy mô cũng như phạm vi phân bổ cũng có những sự thay đổi”, bà Đặng Hồng Nhung nói.
![]() |
Tăng cường kết nối giữa các trung tâm logistics để tạo thành mạng lưới (Ảnh: Nguyễn Vỵ) |
Bà Đặng Hồng Nhung cũng cho biết, các trung tâm logistics hiện tại đang hướng đến quy mô lớn. Nếu như trước đây các trung tâm logistics thường sẽ chỉ phục vụ cho một doanh nghiệp, hay một khu công nghiệp hoặc một tỉnh, thì bây giờ đã có những trung tâm logistics tích hợp và phục vụ cho cả một ngành hoặc ở một khu vực.
Về phạm vi, trước đây các trung tâm logistics tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ, gần các khu công nghiệp thì hiện nay ở khu vực miền Bắc, miền Trung cũng đã xuất hiện những trung tâm logistics rất lớn như: Trung tâm logistics quốc tế Bắc Giang hay Công viên logistics Viettel Lạng Sơn.
Về công nghệ, từ năm 2017 đến nay, đã có sự chuyển đổi từ trung tâm logistics truyền thống sang trung tâm logistics hiện đại áp dụng công nghệ 4.0 và các trung tâm thì cũng có rất đa dạng về chủng loại, có tích hợp các kho lạnh, kho ngoại quan hay kho nội địa; xuất hiện một số trung tâm logistics chuyên biệt phục vụ cho nông sản với những yêu cầu rất cao về hệ thống kiểm soát độ ẩm, hệ thống thông gió.
Theo một báo cáo của Agility thì Việt Nam cũng nằm trong “top 10” thị trường logistics mới nổi. Sự phát triển này kéo theo sự quan tâm của các doanh nghiệp logistics lớn trên thế giới đối với Việt Nam. Tuy vậy, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, ngành logistic vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là việc chúng ta chưa hình thành được những trung tâm logistics quốc gia và khu vực mà có vai trò dẫn dắt thị trường, dẫn dắt các quy hoạch logistics của quốc gia.
Logistics yếu, nông sản khó giữ đà xuất khẩu
Đưa ra cảnh báo về việc thiếu các trung tâm logistics, tại tọa đàm các chuyên gia cho rằng, chuỗi cung ứng nông sản gặp khó khi thiếu trung tâm logistics chuyên biệt, trong bối cảnh thế giới siết chặt tiêu chuẩn chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Trong khi đó, hệ thống logistics chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu nông sản, nhất là về kho lạnh và khả năng vận chuyển toàn trình.
![]() |
Toàn cảnh tọa đàm Phát triển trung tâm logistics: Kết nối, khơi thông chuỗi cung ứng bền vững |
Thực tế này buộc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phải chia nhỏ hoạt động, thuê dịch vụ tạm thời hoặc tự đầu tư kho lạnh riêng lẻ, khiến chi phí tăng và thời gian giao hàng kéo dài. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt, đây là yếu tố làm suy giảm lợi thế cạnh tranh của nông sản Việt.
Ông Hoàng Đình Kiên, Tổng Giám đốc Hòa Phát Logistics cho biết, doanh nghiệp đang chịu sức ép kép, giữa một bên là giá nguyên liệu, nhiên liệu tăng và một bên là yêu cầu giảm giá dịch vụ từ phía khách hàng. “Nếu không có hạ tầng dùng chung, tận dụng chiều quay đầu và kho lạnh chia sẻ, rất khó để vừa giữ chất lượng sản phẩm, vừa đảm bảo giá cạnh tranh”, ông nhận định.
Theo ông Kiên, ngành logistics cần một nền tảng số chuyên biệt, kết nối nhu cầu vận tải lạnh giữa doanh nghiệp xuất khẩu và đơn vị vận hành. Hệ thống này cần tích hợp dữ liệu theo thời gian thực, giúp tối ưu tuyến đường, công suất kho và năng lực bốc dỡ.
Một tín hiệu tích cực là sự ra đời của Trung tâm Logistics quốc tế Bắc Giang, khai trương tháng 4/2025, với quy mô 67 ha, tích hợp kho lạnh, trung tâm thương mại điện tử và khu kiểm soát hải quan. Bà Trương Thị Mùi, Phó Tổng Giám đốc đơn vị vận hành thông tin, trung tâm hướng tới cung cấp dịch vụ trọn chuỗi, từ lưu kho, kiểm định đến vận chuyển, giúp doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc và các tỉnh phía Bắc.
Trong quá trình hoạt động, bà Mùi đánh giá, việc quy hoạch trung tâm logistics cần theo hướng chuyên biệt, tránh chồng lấn chức năng. Trong đó, cần phân rõ vai trò từng trung tâm, cho nông sản, thương mại điện tử, hay cửa khẩu, sẽ giúp tối ưu đầu tư, phát huy lợi thế vùng và tránh dàn trải nguồn lực.
Đồng tình quan điểm này, ông Đào Văn Thuấn, Phó Giám đốc Công viên Logistics Viettel Lạng Sơn bày tỏ, cơ sở đã giúp giảm gần 40% thời gian thông quan nhờ triển khai dịch vụ xuất khẩu toàn trình sang Trung Quốc. Nhưng để mở rộng quy mô, hiệu quả, cần liên kết mạnh hơn với mạng lưới trung tâm logistics trên cả nước. “Nếu chỉ hoạt động đơn lẻ, rất khó duy trì hiệu suất lâu dài”, ông nói.
Trước ý kiến của các đơn vị, doanh nghiệp, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết, cơ quan quản lý đang hoàn thiện Chiến lược phát triển logistics quốc gia đến năm 2035, trong đó ưu tiên xây dựng trung tâm đa chức năng, tích hợp công nghệ số, kho lạnh tự động và vận tải phát thải thấp. Đồng thời, Cục tham mưu Bộ Công Thương đề xuất hành lang pháp lý riêng để thu hút đầu tư tư nhân vào hạ tầng lưu trữ và vận chuyển hàng hóa.
“Việt Nam là quốc gia nông nghiệp lớn, nhưng vẫn thiếu một hệ thống logistics tương xứng. Nếu không có trung tâm chuyên biệt, kết nối đồng bộ và tích hợp công nghệ, rất khó duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong những năm tới”, bà Đặng Hồng Nhung cảnh báo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội những bước “chuyển mình” vững chắc

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ các cơ quan Đảng và cơ quan UBND xã Vân Đình

Hương sắc tháng Bảy

TP.HCM: Ngổn ngang di dời nhà trên và ven sông, kênh, rạch

Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao
Tin khác

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh
Doanh nghiệp 16/07/2025 18:09

Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia
Doanh nghiệp 16/07/2025 17:56

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn
Doanh nghiệp 16/07/2025 14:14

Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh
Doanh nghiệp 16/07/2025 11:33

Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật
Doanh nghiệp 12/07/2025 20:46

Đồng ý chủ trương sáp nhập Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT
Doanh nghiệp 12/07/2025 09:16

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử
Doanh nghiệp 08/07/2025 13:27

Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số
Doanh nghiệp 08/07/2025 13:19

Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình
Doanh nghiệp 04/07/2025 08:56

Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng
Doanh nghiệp 03/07/2025 22:03