-->

“Xanh hóa” logistics để doanh nghiệp lớn mạnh

(LĐTĐ) Có thể thấy, logistics là một trong những ngành có mức độ tiêu thụ năng lượng và phát sinh khí thải nhiều, vì thế theo các chuyên gia việc “xanh hóa” logistics là vấn đề mang tính sống còn và sẽ góp phần tích cực vào mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 (Net zero). Tuy nhiên, để doanh nghiệp logistics tận dụng tốt những cơ hội trong quá trình chuyển đổi xanh, thì nhiều “điểm nghẽn” vẫn cần được tháo gỡ.
Đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng xanh Hiện thực khát vọng xanh hóa ngành logistics

Nhiều “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

Thông tin đưa ra tại Hội thảo “Vai trò của vận tải xanh - Green Logistics trong xu thế quốc tế đương đại tăng trưởng xanh phát triển bền vững hướng tới Net zero 2050”, cho thấy, Việt Nam hiện có hơn 40.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và là quốc gia đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, được Cơ quan hàng hải Mỹ cấp phép. Và Việt Nam cũng xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu, theo bảng xếp hạng Agility 2022.

“Xanh hóa” logistics để doanh nghiệp lớn mạnh
Chuyển đổi xanh giúp các doanh nghiệp logistics có cơ hội phát triển bền vững (Ảnh minh họa).

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics, thì thách thức đặt ra đó chính là sự gia tăng các vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong đó, logistics được đánh giá là một trong những lĩnh gây ô nhiễm môi trường lớn nhất. Vì thế, việc “xanh hóa” trong các doanh nghiệp, các chuỗi cung ứng logistics, nhằm thực hiện mục tiêu xanh hóa nền kinh tế đang là vấn đề toàn cầu và mục tiêu, mà tất cả các quốc gia hướng đến. Đây cũng chính là căn cứ để thực hiện phát triển logistics xanh tại Việt Nam.

Là trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, bên cạnh việc có hệ thống giao thông phát triển khá đồng bộ, gồm cả đường bộ, đường thủy, hàng không và đường sắt; Hà Nội còn có 10 khu công nghiệp đang hoạt động và hơn 100 cụm công nghiệp vừa và nhỏ đã, đang hình thành, cùng với hàng nghìn siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng…Điều này giúp Thành phố trở thành địa bàn trọng điểm khi chiếm đến 40% lưu lượng hàng hóa luân chuyển của các địa phương.

Nắm bắt được tầm quan trọng đó, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp logistics Hà Nội nói riêng cũng từng bước chuyển mình, đẩy mạnh đầu tư các cơ sở hạ tầng, kho bãi hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ mới, thương mại điện tử để gia tăng thị phần và tham gia chủ động vào chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy, những năm gần đây, mặc dù Hà Nội chịu tác động tiêu cực không nhỏ của việc suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng chất lượng dịch vụ logistics ở Hà Nội vẫn đạt những kết quả quan trọng. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics không ngừng tăng.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tham gia lĩnh vực logistics tại Hà Nội cho hay, dù đã có bước phát triển đáng kể nhưng vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” khiến chi phí tăng cao, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo đó, “điểm nghẽn” lớn nhất là ở hạ tầng logistics, hệ thống kho hàng, bến bãi trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết, thiếu chuyên dụng như kho lạnh, kho bảo quản hàng hóa đặc biệt; thiếu lựa chọn đối với các phương tiện giao thông xanh… Vì thế, để chuyển đổi xanh tại các doanh nghiệp logistics cần những chính sách mang tính sáng tạo, đổi mới, cùng những mô hình phù hợp với thực tế.

Trao đổi vấn đề này, ông Đặng Đình Long, Giám đốc Công ty CP Đầu tư thương mại Mega A, cho biết, các chính sách về chuyển đổi xanh hiện nay chưa rõ ràng; thiếu nguồn nhân lực đủ khả năng vận hành các hệ thống, công nghệ mới. Trong khi đó, nguồn tài chính xanh cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh còn hạn chế là những rào cản khiến không ít doanh nghiệp loay hoay.

Ông Long cũng bày tỏ, doanh nghiệp mong muốn các bộ, ngành liên quan sớm xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn xanh cụ thể cho từng lĩnh vực để doanh nghiệp có cơ sở áp dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần nguồn nhân lực có chuyên môn và cơ chế tài chính riêng phục vụ chuyển đổi xanh.

Cơ hội phát triển bền vững cho các doanh nghiệp

Cùng với việc tháo gỡ “rào cản” về chính sách, để thực hiện việc chuyển đổi xanh, đặc biệt là đối với chương trình vận tải xanh, logistics xanh, ông Bùi Văn Quỳ, Chủ tịch Hiệp hội Cảng biển ASEAN, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cảng biển Việt Nam cho rằng rất cần các yếu tố về thể chế, hạ tầng và con người.

“Nhà nước cần phải hỗ trợ phát triển xanh, dần đầu tư về hạ tầng, tài chính, công nghệ, năng lượng xanh... Cần xây dựng các tiêu chí cụ thể hơn, từ đó cấp chứng nhận Xanh cho các doanh nghiệp đạt được các tiêu chí. Đó cũng là mục tiêu để doanh nghiệp hướng tới các tích cực hơn trong chuyển đổi xanh”, ông Quỳ đề cập.

Có thể thấy, bên cạnh những thách thức và rào cản trong chuyển đổi xanh, thì xu hướng “xanh hóa” logistics cũng được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ mang lại cho các doanh nghiệp cơ hội phát triển nhanh và bền vững. Đặc biệt, tại Hội nghị COP26 vừa qua, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ ở cả khía cạnh quốc tế, cũng như những thay đổi về chính sách chung đối với sự phát triển kinh tế xanh.

Đối với phát triển các ngành kinh tế nói chung thì chúng ta cũng đã đề ra những chiến lược, kế hoạch thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và giảm phát thải khí carbon đối với từng lĩnh vực. Trong những lĩnh vực liên quan tới logistics thì từ giao thông vận tải, tất cả các loại hình đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không... chúng ta đều đã có những chính sách để phát triển “xanh hóa”.

Là khu vực kinh tế trọng điểm, với Hà Nội, ngành logistics đóng vai trò rất quan trọng, nó không chỉ là một mắt xích thiết yếu trong chuỗi cung ứng hàng hóa, mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, ngành logistics còn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại điện tử và phát triển kinh tế đô thị thông minh, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và chuyển đổi số mà Hà Nội đang hướng tới. Do đó, việc phát triển dịch vụ logistics là một trong những nhiệm vụ phát triển hàng đầu của Thành phố trong những năm tiếp theo.

Đề cập vấn đề này, ông Trần Đức Nghĩa, Chủ tịch hiệp hội logistics Hà Nội cho hay, để ngành logistics Hà Nội ngày càng phát triển, cần đẩy mạnh vận tải đa phương thức; quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng tăng cường kết nối các phương thức vận tải trên địa bàn.Thời gian tới, Thành phố sẽ đẩy mạnh xúc tiến đầu tư các dự án hạ tầng dịch vụ logistics; nghiên cứu xây dựng trung tâm logistics có quy mô phù hợp trên những tuyến đường vành đai, kết nối đầu mối gom hàng, kho tập kết, phân phối hàng tại khu vực tập trung sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp, khu công nghiệp; chú trọng phát triển hệ thống giao thông thông minh, chuyển đổi hạ tầng logistics; phát triển nền tảng số kết nối giữa các chủ hàng, khách hàng...

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội

Tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 38/KH-UBND về việc tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội năm 2025.
Cân nhắc việc tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp huyện, cấp xã

Cân nhắc việc tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp huyện, cấp xã

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Trúc Anh (Đoàn thành phố Hà Nội) nhìn nhận, việc sáp nhập, tinh gọn đầu mối là cần thiết, sẽ giúp giảm bớt thủ tục, rườm rà. Về mô hình tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp xã, HĐND cấp huyện, theo đại biểu, đây là đơn vị thực thi và có thể tinh gọn cấp huyện và cấp xã thành 1 cấp, từ đó giảm được chi phí của cấp trung gian...
Đầu năm, doanh số toàn thị trường ô tô Việt Nam giảm

Đầu năm, doanh số toàn thị trường ô tô Việt Nam giảm

(LĐTĐ) Người tiêu dùng hạn chế mua sắm ôtô trong kỳ nghỉ Tết được cho là lý do khiến doanh số toàn thị trường ô tô Việt Nam giảm ngay từ đầu năm.
Hiệu quả từ tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Hiệu quả từ tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Năm 2024 cùng với hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, các cấp Công đoàn quận Tây Hồ chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, qua đó đã đạt nhiều kết quả quan trọng.
Xăng tăng vượt mức 21.000 đồng/lít từ 15h ngày 13/2

Xăng tăng vượt mức 21.000 đồng/lít từ 15h ngày 13/2

(LĐTĐ) Từ 15h ngày 13/2, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 156 đồng/lít, lên mức 20.598 đồng/lít; xăng RON 95-III tăng 146 đồng/lít, lên mức 21.074 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu cũng đồng loạt được điều chỉnh tăng nhẹ, ngoại trừ dầu mazut được điều chỉnh tăng thêm 425 đồng/kg.
Bình Dương: Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 30 dự án có vốn đầu tư gần 2,7 tỷ USD

Bình Dương: Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 30 dự án có vốn đầu tư gần 2,7 tỷ USD

(LĐTĐ) Trong số 30 dự án được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương đầu tư có 16 dự án thuộc lĩnh vực nhà ở thương mại với tổng vốn đầu tư 38.453 tỷ đồng, 7 dự án FDI với số vốn đăng ký gần 1 tỷ USD.
Rộn ràng giao quân tại TP.HCM và Bình Dương

Rộn ràng giao quân tại TP.HCM và Bình Dương

(LĐTĐ) Ngày 13/2, các địa phương trên địa bàn Quân khu 7 gồm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận đã đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2025, đạt 100% chỉ tiêu giao quân.

Tin khác

Bình Dương: Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 30 dự án có vốn đầu tư gần 2,7 tỷ USD

Bình Dương: Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 30 dự án có vốn đầu tư gần 2,7 tỷ USD

(LĐTĐ) Trong số 30 dự án được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương đầu tư có 16 dự án thuộc lĩnh vực nhà ở thương mại với tổng vốn đầu tư 38.453 tỷ đồng, 7 dự án FDI với số vốn đăng ký gần 1 tỷ USD.
Đồng Nai: Trao giấy chứng nhận đầu tư cho 14 danh nghiệp FDI

Đồng Nai: Trao giấy chứng nhận đầu tư cho 14 danh nghiệp FDI

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai vừa trao giấy chứng nhận đầu tư cho 14 dự án FDI đầu tư mới và tăng vốn đầu tư trên địa bàn với tổng vốn đăng ký gần 728 triệu USD.
Gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1

Gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1

(LĐTĐ) Trong tháng 1/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,6% so với tháng trước.
Doanh nghiệp bất động sản ồ ạt mua lại trái phiếu

Doanh nghiệp bất động sản ồ ạt mua lại trái phiếu

(LĐTĐ) Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản vừa chi cả nghìn tỷ mua lại trước hạn giá trị đang lưu hành của lô trái phiếu. Tuy nhiên, áp lực trả nợ trái phiếu sẽ gia tăng dần và đạt đỉnh vào quý III /2025 với lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn lên tới khoảng 70.000 tỷ đồng, gấp khoảng 1,6 lần so với cùng kỳ.
Dù doanh thu cải thiện nhưng Tập đoàn Novaland vẫn báo lỗ hơn 6.400 tỷ đồng

Dù doanh thu cải thiện nhưng Tập đoàn Novaland vẫn báo lỗ hơn 6.400 tỷ đồng

(LĐTĐ) Tập đoàn Novaland (mã chứng khoán: NVL) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV và kết quả kinh doanh năm 2024. Đáng chú ý, Novaland ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 6.400 tỷ đồng trong năm 2024 dù doanh thu đã cải thiện đáng kể. Đây là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của Novaland.
BID “gà” đẻ trứng vàng

BID “gà” đẻ trứng vàng

(LĐTĐ) Trong tiến trình phát triển và hội nhập, Hà Nội đang đứng trước cơ hội lớn để cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di sản văn hóa thông qua mô hình Khu phát triển thương mại, văn hóa (BID). Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Luật Thủ đô 2024 đã được Quốc hội thông qua, mở ra hướng đi mới cho việc huy động nguồn lực xã hội phát triển các hoạt động dịch vụ, thương mại, văn hóa tại những khu vực có lợi thế.
Prudential Việt Nam khai trương Trung tâm Chăm sóc khách hàng mới tại Lotte Mall Tây Hồ

Prudential Việt Nam khai trương Trung tâm Chăm sóc khách hàng mới tại Lotte Mall Tây Hồ

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức khai trương Trung tâm Chăm sóc khách hàng mới tại Lotte Mall Tây Hồ, Hà Nội.
Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

(LĐTĐ) Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quá trình chuyển dịch năng lượng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội dài hạn cho người dân trong tương lai.
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

(LĐTĐ) Một doanh nghiệp bất động sản là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính số tiền phạt lên tới 325 triệu đồng do vi phạm: thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua Đại hội đồng cổ đông.
Đồng Nai: Khởi động dự án Aeon Mall Biên Hòa có vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng

Đồng Nai: Khởi động dự án Aeon Mall Biên Hòa có vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Với tổng diện tích xây dựng gần 12ha, dự án trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Aeon Mall Biên Hòa, có tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng, tọa lạc tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai sẽ là một trong những dự án trung tâm thương mại lớn nhất cả nước hiện nay.
Xem thêm
Phiên bản di động