Giúp doanh nghiệp nhỏ vượt qua “ngưỡng” để phát triển bền vững
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Tạo cơ hội để doanh nghiệp công nghệ số phát triển đột phá Nỗ lực xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa |
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế. Đặc biệt, Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trong tình hình mới đã nhấn mạnh yêu cầu “tháo gỡ rào cản”, hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện thuận lợi để khu vực tư nhân phát triển lành mạnh, bền vững và thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa các mục tiêu đó, cần nhận diện rõ những “nút thắt” tồn tại và có giải pháp đồng bộ từ thể chế đến nhận thức. Báo Lao động Thủ đô có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong về vấn đề này.
![]() |
TS Nguyễn Minh Phong |
PV: Ông có thể chia sẻ mô hình hoặc sáng kiến nào đang thực sự hiệu quả trong việc giúp doanh nghiệp nhỏ vượt qua “ngưỡng” để phát triển bền vững?
TS Nguyễn Minh Phong: Trước hết, phải hiểu thế nào là “ngưỡng”. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay tự bị sức ép giới hạn cả về mặt luật pháp, cả về mặt nhận thức, cả về mặt tâm lý xã hội xung quanh hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, tức là càng lớn thì càng bị nghi ngờ. Càng lớn càng bị “soi” và càng lớn càng dễ bị nhiều thủ tục, nó làm tăng chi phí, điều này khiến không ít doanh nghiệp không muốn “lớn”, không muốn vượt qua quy mô hộ gia đình hay doanh nghiệp nhỏ và vừa của mình.
Thứ hai là phải hoàn thiện thể chế liên quan đến quy mô công ty cổ phần. Muốn lớn vượt ngưỡng thì các doanh nghiệp phải kết hợp với nhau, tự doanh nghiệp thì vượt đến đâu, khi không thể “tự mình nắm tóc lôi qua đầu” được.
Muốn vượt ngưỡng, cần hoàn thiện thể chế liên quan đến công ty cổ phần, bởi chỉ khi liên kết được với nhau, doanh nghiệp mới có thể lớn lên. Một người có 10 tỷ thì khó thể một mình thành 100 tỷ, nhưng 10 người cùng góp vốn thì có thể. Công ty cổ phần sẽ là hình thức tổ chức tương lai, vì vậy các vấn đề pháp lý, nhận thức, cũng như kinh nghiệm thực tế áp dụng vào doanh nghiệp vẫn cần phải xử lý nhiều.
Ngoài ra, cần các thể chế khuyến khích đầu tư theo chuỗi, nơi doanh nghiệp tham gia như một mắt xích, làm đúng phần việc của mình, cùng chia sẻ lợi ích. Chỉ tham gia chuỗi thì doanh nghiệp mới có thể vượt qua được chính mình và vượt qua được những sức ép khác. Cuối cùng, bản thân chủ doanh nghiệp cũng phải nâng cao năng lực quản trị, vốn, công nghệ và nhận thức để sẵn sàng cho phát triển dài hạn.
PV: Chuyển đổi số được nhấn mạnh là con đường tất yếu, nhưng thực tế có tới 80% doanh nghiệp nhỏ vẫn đứng ngoài cuộc. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
TS Nguyễn Minh Phong: Chuyển đổi số là một xu hướng chung, mức độ chuyển đổi số tại các doanh nghiệp rất khác nhau. Nói rằng 80% doanh nghiệp nhỏ đứng ngoài chuyển đổi số là không chính xác. Có thể nói 100% là trong cuộc, chỉ có điều doanh nghiệp đều đang trong quá trình chuyển đổi số, áp dụng ở các mức độ khác nhau.
Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm quản trị nội bộ, hóa đơn điện tử, kết nối mạng để tìm kiếm thông tin… Đó cũng là chuyển đổi số. Vấn đề là chưa có nhiều doanh nghiệp chuyển sang mô hình kinh tế số thực sự - tức là tận dụng công nghệ để gia tăng giá trị.
Chỉ đúng ở vấn đề này, khi chuyển đổi số “biến” thành kinh tế số, biến thành các hoạt động giá trị gia tăng thì vẫn còn yếu. Điều này liên quan đến đầu tư của doanh nghiệp: họ làm cái gì, làm trong bao lâu để lựa chọn được hướng phù hợp liên quan đến chuyển đổi số.
Nguyên nhân là do họ không được hướng dẫn cụ thể và đầu tư cho công nghệ thường tốn kém. Doanh nghiệp nhỏ chỉ đầu tư khi thấy cần thiết và chi phí hợp lý. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều, doanh nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục chuyển đổi số.
PV: Theo ông, vai trò của chính quyền địa phương, các hiệp hội ngành nghề có thể đóng góp gì trong việc tạo ra hệ sinh thái thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển?
TS Nguyễn Minh Phong: Có phát triển được hay không, chính là ở khu vực này. Chính quyền địa phương và các hiệp hội đóng vai trò rất quan trọng, là “bàn đạp” hoặc ngược lại là “sức nén” đối với doanh nghiệp.
Trước hết, các hiệp hội cần chuyên nghiệp hóa, không thể là cơ quan hành chính đơn thuần. Họ phải thực sự đứng về phía doanh nghiệp, hỗ trợ thông tin, xử lý quản trị, tiếp cận đầu vào - đầu ra, xử lý quản trị cũng như đồng hành từng công đoạn một của doanh nghiệp... thay vì chỉ hô hào, đóng quỹ và tổ chức vài sự kiện hình thức. Sự tham gia của hiệp hội trong vấn đề kết nối, tìm kiếm nhân lực, điều chỉnh, nâng cấp năng lực quản trị, tìm đầu ra là cực kỳ quan trọng.
Đối với chính quyền địa phương, cần tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, chi phí tuân thủ, thủ tục hành chính, môi trường, phòng cháy chữa cháy… Cần tinh thần chí công vô tư, đồng hành cùng doanh nghiệp thay vì đặt ra thêm rào cản.
Cuối cùng, phải tăng cường hoạt động giám sát từ Nhà nước, hiệp hội, báo chí, xã hội - để các vấn đề bất cập được phát hiện và xử lý kịp thời. Quan trọng nhất vẫn là nhận thức: phải coi kinh tế tư nhân là động lực mạnh nhất trong tăng trưởng kinh tế, đổi mới sáng tạo, tạo việc làm và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
PV: Với góc nhìn cá nhân, ông kỳ vọng gì về khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong 5 đến 10 năm tới, nếu những nút thắt hiện nay được gỡ bỏ một cách bài bản?
TS. Nguyễn Minh Phong: Nếu những “nút thắt” hiện tại được gỡ bỏ một cách bài bản, tạo ra một môi trường thể chế thực sự mới, kinh tế tư nhân chắc chắn sẽ “lột xác”, bước vào một kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ. Đây là điều cần phải khẳng định.
Cần nhớ rằng, chỉ trong khoảng 30 - 40 năm, từ con số gần như bằng không, khu vực tư nhân đã chiếm tới 80% việc làm, hơn 60% đầu tư xã hội và gần một nửa GDP, như Nghị quyết 68-NQ/TW đã khẳng định. Nếu được tôn trọng và hỗ trợ đúng mức, tư nhân sẽ mở ra một giai đoạn phát triển mới cho Việt Nam, đúng như kỳ vọng trong Nghị quyết số 68 và các định hướng của Đại hội Đảng.
PV: Xin cảm ơn Ông!
Bảo Thoa (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội với bài toán xử lý rác thải điện tử - Kỳ 1: “Quả bom” nổ chậm trong lòng đô thị

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Hương dâu da xoan

Cử tri kiến nghị nâng cấp hệ thống y tế và cải thiện hạ tầng giao thông

Hà Nội những bước “chuyển mình” vững chắc

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ các cơ quan Đảng và cơ quan UBND xã Vân Đình
Tin khác

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh
Doanh nghiệp 16/07/2025 18:09

Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia
Doanh nghiệp 16/07/2025 17:56

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn
Doanh nghiệp 16/07/2025 14:14

Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh
Doanh nghiệp 16/07/2025 11:33

Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật
Doanh nghiệp 12/07/2025 20:46

Đồng ý chủ trương sáp nhập Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT
Doanh nghiệp 12/07/2025 09:16

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử
Doanh nghiệp 08/07/2025 13:27

Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số
Doanh nghiệp 08/07/2025 13:19

Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình
Doanh nghiệp 04/07/2025 08:56

Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng
Doanh nghiệp 03/07/2025 22:03