--> -->

Hà Nội với bài toán xử lý rác thải điện tử - Kỳ 1: “Quả bom” nổ chậm trong lòng đô thị

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, rác thải điện tử đang trở thành một vấn đề môi trường đáng báo động. Tại Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục và công nghệ hàng đầu cả nước, lượng rác thải điện tử phát sinh ngày càng tăng, đòi hỏi những giải pháp xử lý hiệu quả, đồng bộ và bền vững.
Rác điện tử và nỗi lo tái chế Thu gom rác thải điện tử tại nhà Cần đặt ở những nơi thuận tiện để phát huy hiệu quả

Gia tăng rác thải điện tử

Hiện trung bình mỗi năm các quốc gia trên thế giới thải ra môi trường khoảng hơn 60 triệu tấn rác thải điện tử. Ở Việt Nam, theo thống kê của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội mỗi năm nước ta thải ra khoảng 100.000 tấn rác điện tử. Số lượng rác này có thể sẽ tăng lên theo từng năm, bởi người tiêu dùng luôn có xu hướng thay mới các thiết bị điện và điện tử.

Theo thống kê của tổ chức phi lợi nhuận "Việt Nam tái chế", lượng rác điện tử mà tổ chức này thu về tăng mỗi năm. Từ năm đầu thành lập 2015, Việt Nam tái chế thu về 850kg rác điện tử, tăng lên 4.800kg vào năm 2016, năm 2017 thu 10 tấn và năm 2018 thu hơn 11 tấn. Năm 2020 đơn vị này thu về 30 tấn. Năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng cũng thu được đến 17 tấn rác điện tử.

Sau thời gian dài thực hiện, tính đến tháng 6/2024 tổ chức này tiếp nhận và xử lý hơn 140 tấn rác thải điện tử từ các hộ gia đình và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Có những thời điểm chương trình nhận được tới hơn 30 tấn rác điện tử/năm.

Hà Nội với bài toán xử lý rác thải điện tử - Kỳ 1: “Quả bom”nổ chậm trong lòng đô thị
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, rác thải điện tử đang trở thành một vấn đề môi trường đáng báo động.

Ngoài sự gia tăng về số lượng, thống kê còn ghi nhận sự thay đổi về chủng loại theo các năm. Cụ thể, ba loại rác điện tử chiếm tỉ trọng lớn là máy in/fax/scan có sự chuyển đổi lớn từ 13% trong 2016 lên đến 48% trong 2017; các loại linh kiện điện tử chiếm tỉ trọng 20% và máy laptop/máy tính để bàn khoảng 8%.

Riêng Hà Nội, số lượng rác thải điện tử cũng đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng do mật độ dân số cao, đời sống đô thị hiện đại và tốc độ thay thế các thiết bị điện tử ngày càng rút ngắn. Từ điện thoại di động, máy tính, tivi, máy in, tủ lạnh… cho đến các thiết bị gia dụng thông minh, tất cả sau một thời gian sử dụng đều trở thành rác thải chứa nhiều kim loại nặng và linh kiện độc hại như chì, thủy ngân, cadmium, brom…

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy phần lớn rác thải điện tử tại Hà Nội đang bị xử lý không đúng cách như: Vứt lẫn với rác sinh hoạt, bán cho các cơ sở thu mua phế liệu nhỏ lẻ không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật hoặc bị “đào bới” không kiểm soát tại các bãi rác. Việc đốt, tháo gỡ, hoặc chôn lấp rác điện tử không đúng quy trình không chỉ gây thất thoát tài nguyên quý, mà còn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm đất, nước và không khí nghiêm trọng.

Là người dân sinh sống ở Hà Nội, chị Tống Thị Tâm (phường Từ Liêm) cũng đã nhận ra vấn đề rác thải nhựa đang ngày càng đáng lo ngại nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức, đó là rác thải điện tử và nhận thức về tác hại của nó trong cộng đồng. Theo chị Tâm, hiện nay, rất nhiều người vẫn coi thiết bị điện tử hỏng như điện thoại cũ, tivi, máy tính, pin… là “đồng nát” thông thường, có thể bán cho người thu mua như sắt vụn mà không hề biết rằng đây là loại rác độc hại, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

“Tôi từng thấy ở khu vực ngoại thành, có những hộ gia đình thu gom mạch điện tử, dây cáp rồi đốt ngay ven đường để lấy đồng hoặc nhôm. Khói bốc lên đen ngòm, mùi khét nồng nặc, nhưng nhiều người vẫn vô tư cho rằng không sao. Điều này cho thấy thiếu hụt kiến thức căn bản về tác hại của rác điện tử đang tồn tại rất rõ”, chị Tâm nhấn mạnh.

Hay như tại các xã Thụy Lâm, Vân Hà huyện Đông Anh cũ (nay là xã Thư Lâm, Hà Nội), nhiều năm nay, người dân thôn phải sống khổ trong ô nhiễm do việc đốt phế thải độc hại từ bãi rác xã Văn Môn, tỉnh Bắc Ninh.

Trước đó, ghi nhận hồi tháng 5/2025, rác thải điện tử, rác thải nhựa đã được nhiều người thu gom đốt khiến tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng. Thậm chí, nhiều người dân xung quanh phải đeo khẩu trang cả ngày vì không khí ô nhiễm nghiêm trọng.

Nguy hại khôn lường

GS.TS Đặng Kim Chi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cho rằng, hiện nay, các thiết bị điện tử ngày càng phát triển và có mặt hầu như tại tất cả các gia đình, xã hội. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng không có gia đình nào là không có các đồ dùng bằng điện tử, từ ti vi, tủ lạnh, máy giặt, đèn điện, điện thoại…

Sau thời gian sử dụng, các thiết bị điện tử này sẽ phải thải bỏ và xuất hiện rất nhiều chất thải điện tử dưới dạng in, phụ tùng trong các thiết bị. Vì vậy, trong thời gian gần đây, ở nước ta khối lượng rác thải điện tử ngày càng tăng, trong đó có Hà Nội.

Theo GS.TS Đặng Kim Chi, điều đáng nhắc tới là, những rác thải điện tử này thường không được thu gom, xử lý một cách nghiêm túc. Vì vậy, vấn đề rác thải điện tử là một vấn đề cần được cảnh báo, để có biện pháp ngăn chặn.

Hà Nội với bài toán xử lý rác thải điện tử - Kỳ 1: “Quả bom”nổ chậm trong lòng đô thị
Người dân xã Thư Lâm (Hà Nội) cho biết, việc đốt rác thải, đồ điện tử gây ô nhiễm môi trường suốt nhiều năm.

“Rác thải điện tử là các rác thải như: Pin, ắc quy, phụ tùng, vật liệu bán dẫn, thải bỏ… Rác thải điện tử để lâu trong môi trường sẽ không phân hủy được, hoặc phân hủy rất chậm, và thường chứa các chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Rác thải điện tử chứa các kim loại nặng và hóa chất độc hại. Khi không được xử lý đúng cách, chúng có thể ngấm vào đất, nước và không khí, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người”, bà Đặng Kim Chi nhấn mạnh.

Do đó, theo bà Kim Chi, cần thấy rõ mối nguy cơ nếu như không có biện pháp thu gom riêng, có biện pháp tái chế, tái sử dụng hoặc những biện pháp quản lý chất thải điện tử để tránh hiểm họa đối với môi trường. Bởi, rác thải điện tử có thể đi khắp nơi nếu không được phân loại. Mặt khác, chúng ta có thể làm tổn thất đi một lượng lớn kim loại quý hiếm được sử dụng trong công nghiệp bán dẫn và các thiết bị điện tử.

“Hiện nay, tại Hà Nội, chúng ta quan tâm nhiều đến vấn đề rác thải nhựa dùng một lần, tuy nhiên, theo tôi, vấn đề rác thải điện tử lại chưa được quan tâm đúng mức. Theo dự báo trong khoảng 5 năm tới, khi công nghiệp điện tử phát triển, các phương tiện điện tử, vật liệu bán dẫn được sử dụng nhiều thì chất thải điện tử sẽ tăng lên một cách đáng kể.

Ngay tại Hà Nội, hiện nay, việc thu gom chất thải điện tử hầu như chưa được đặt ra một cách cương quyết và triệt để như phân loại rác hữu cơ, hay các loại rác cồng kềnh… Do vậy, tôi thấy là cần phải có một kế hoạch rất lớn, cụ thể về việc này”, bà Kim Chi nhấn mạnh.

Kim Tiến

(Kỳ sau: Hướng tới những giải pháp bền vững)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho  Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Ngày 17/7, Đảng ủy xã Đoài Phương tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, đồng thời thảo luận một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), từ ngày 15 - 17/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tùng Thiện đã tổ chức 3 đoàn công tác đi thăm và tặng quà cho 15 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu trên địa bàn.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Qua rà soát mới nhất, đến nay cả nước có 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài nhiều năm, với giá trị, nguồn lực rất lớn của xã hội đang bị lãng phí. Các dự án tồn đọng, các vướng mắc về pháp lý liên quan quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch…
“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

Vượt khỏi khuôn khổ của một sân chơi thiết kế thông thường, cuộc thi sáng tạo xe máy điện “Bản sắc Việt” là hành trình đặc biệt, nơi những ý tưởng sáng tạo và tình yêu văn hóa Việt được hòa quyện, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.
Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Ngày 17/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận số 178-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phường Từ Liêm có nghề truyền thống sản xuất bún Phú Đô, trải qua những thăng trầm của nghề, đến nay nghề sản xuất bún vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, cũng như thực trạng chung của nhiều làng nghề khác, Phú Đô phải đối mặt với vấn đề nan giải trong xử lý nước thải và khí thải. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cùng người dân đang từng bước áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại vào quy trình sản xuất bún.

Tin khác

Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phường Từ Liêm có nghề truyền thống sản xuất bún Phú Đô, trải qua những thăng trầm của nghề, đến nay nghề sản xuất bún vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, cũng như thực trạng chung của nhiều làng nghề khác, Phú Đô phải đối mặt với vấn đề nan giải trong xử lý nước thải và khí thải. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cùng người dân đang từng bước áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại vào quy trình sản xuất bún.
Dự báo mới nhất áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão

Dự báo mới nhất áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía đông Philippines có khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển vào Biển Đông trong 24 - 48 giờ tới.
Nhiều nhà thầu thi công ỳ ạch tại dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên

Nhiều nhà thầu thi công ỳ ạch tại dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên

Vẫn còn một số nhà thầu vẫn thi công rất chậm, chưa đám bảo tiến độ dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên dù Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (chủ đầu tư) đã nhiều lần nhắc nhở, thậm chí ra thông báo cảnh cáo và xử phạt.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/7: Ngày nắng nóng, chiều tối mưa giông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/7: Ngày nắng nóng, chiều tối mưa giông rải rác

Dự báo ngày 17/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi.
Biển Đông có thể đón bão số 3, miền Bắc nguy cơ mưa lớn diện rộng

Biển Đông có thể đón bão số 3, miền Bắc nguy cơ mưa lớn diện rộng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cuối tuần này, khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện cơn bão số 3 trong năm 2025, với xác suất cao di chuyển vào vịnh Bắc Bộ, gây mưa lớn diện rộng tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/7: Ngày nắng, chiều tối và đêm mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/7: Ngày nắng, chiều tối và đêm mưa rào

Dự báo ngày 16/7, khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm mưa rào và dông rải rác.
Xu thế tất yếu của đô thị hiện đại

Xu thế tất yếu của đô thị hiện đại

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp và môi trường đô thị đối diện với hàng loạt áp lực từ ô nhiễm không khí, tiếng ồn, tắc đường…, việc giảm thiểu phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã trở thành một xu hướng không thể đảo ngược. Đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội, nơi dân số và mật độ phương tiện cơ giới ngày càng tăng cao, mục tiêu này không chỉ là định hướng về môi trường, mà còn gắn liền với quá trình chuyển đổi hạ tầng giao thông, phát triển đô thị bền vững và cải thiện chất lượng sống cho người dân.
Hà Nội đối mặt ô nhiễm không khí: Người dân mong có giải pháp hiệu quả

Hà Nội đối mặt ô nhiễm không khí: Người dân mong có giải pháp hiệu quả

Những ngày qua, chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội dao động ở ngưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe tại nhiều khu vực, gây lo ngại trong cộng đồng. Thực trạng này đang nhận được sự quan tâm lớn từ người dân, đặc biệt là giới trẻ, người lao động và các chuyên gia môi trường, với kỳ vọng Thành phố sớm có những biện pháp kiểm soát rõ ràng, hiệu quả.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/7: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có lúc mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/7: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có lúc mưa rào và dông

Dự báo ngày 15/7, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, ngày nắng, có nơi có nắng nóng.
Dự báo ngày thời tiết Hà Nội ngày 14/7: Ngày nắng, chiều tối có mưa dông

Dự báo ngày thời tiết Hà Nội ngày 14/7: Ngày nắng, chiều tối có mưa dông

Dự báo ngày 14/7, khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông.
Xem thêm
Phiên bản di động