Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp đa dạng thị trường xuất khẩu
Khơi thông các rào cản pháp lý trong thương mại điện tử cho doanh nghiệp Năm 2035, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu điện sang nhiều quốc gia trong khu vực |
Ngày 24/5/2025, Ủy ban Tự vệ của WTO đã nhận được Thông báo của Chính phủ Indonesia về Kết luận cuối cùng vụ việc điều tra tự vệ đối với sợi làm từ bông nhập khẩu. Cụ thể, KPPI đã kết luận có sự gia tăng đáng kể lượng nhập khẩu cả về tuyệt đối và tương đối sản phẩm sợi bông vào Indonesia, là nguyên nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa.
![]() |
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp trong nước đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm sợi bông nhập khẩu. (Ảnh: M.L). |
Trước đó, KPPI đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ vào ngày 27/10/2023. Sản phẩm bị đề xuất áp dụng biện pháp tự vệ: sợi làm từ bông (cotton yarn) được phân loại theo mã HS 5204.11.10, 5204.19.00, 5204.20.00, 5205.11.00, 5205.12.00, 5205.21.00, 5205.22.00, 5205.24.00, 5205.26.00, 5205.32.00, 5205.41.00, 5205.42.00, 5205.43.00, 5205.47.00, 5205.48.00, 5206.11.00, 5206.12.00, 5206.14.00, 5206.21.00, 5206.23.00, 5206.24.00, 5206.25.00, 5206.31.00, 5206.32.00, 5206.33.00, 5206.42.00 và 5206.45.00.
Giai đoạn điều tra là từ năm 2019 đến 2022 và sau đó trong quá trình điều tra được cập nhật lại từ năm 2021 đến 2024 cho thấy, lượng nhập khẩu đã tăng 7,3%. Mặc dù có sự sụt giảm từ năm 2022 đến 2023 tuy nhiên, nhập khẩu đã phục hồi và tăng trong năm 2024.
Vể mặt tương đối, có sự gia tăng đột biến về lượng hàng nhập khẩu so với sản lượng sản xuất trong nước trong giai đoạn điều tra, từ 100 điểm chỉ số vào năm 2021 tăng lên 122 điểm vào năm 2022, tiếp tục tăng lên 176 điểm vào năm 2023 và tiếp tục tăng lên 195 điểm vào năm 2024. Trong giai đoạn 2021 - 2024, lượng nhập khẩu so với sản lượng quốc gia đã tăng 26,70%.
Việt Nam chiếm thị phần nhập khẩu lớn nhất vào Indonesia trong năm 2024, chiếm 42,94% tổng lượng nhập khẩu. Các quốc gia khác có thị phần nhập khẩu vượt quá 3% trong năm 2024 bao gồm: Trung Quốc (26,88%), Ấn Độ (11,85%), Malaysia (4,15%), Thổ Nhĩ Kỳ (3,43%), và các quốc gia thành viên khác với tổng thị phần là 2,89%.
KPPI cho rằng: Với lượng nhập khẩu lớn nhất, Việt Nam không đủ điều kiện được loại trừ khỏi biện pháp tự vệ.
KPPI kết luận rằng sự gia tăng nhập khẩu trên là kết quả của những diễn tiến không lường trước được như sự đứt gãy chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19, sự dịch chuyển nhà máy sản xuất sợi bông từ Trung Quốc sang các nước khác trong khu vực do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, chính sách hạn chế xuất khẩu bông thô của Ấn Độ dẫn tới tăng lượng sản xuất và xuất khẩu sợi bông từ nước này, chính sách cấm nhập khẩu sợi bông từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc vào Hoa Kỳ dẫn tới lượng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Indonesia tăng đột biến.
Theo Kết luận của KPPI, sự gia tăng hàng nhập khẩu đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa Indonesia, thể hiện ở các yếu tố như sụt giảm thị phần, sản lượng sản xuất, bán hàng nội địa, giảm công suất và việc làm, tăng thua lỗ tài chính…
KPPI cũng xác định rằng thiệt hại nêu trên trực tiếp gây ra bởi sự gia tăng hàng nhập khẩu mà không phải các nguyên nhân khác.
Trên cơ sở đó, KPPI đề xuất Chính phủ Indonesia áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức thuế tuyệt đối đối với sợi bông nhập khẩu trong 3 giai đoạn, cụ thể: Giai đoạn 1: thuế 13.419 rupiah/kg; Giai đoạn 2: thuế 12.614 rupiah/kg; Giai đoạn 3: thuế 11.809 rupiah/kg.
KPPI đề xuất thời gian áp dụng biện pháp là sau khi công bố lệnh áp thuế của Bộ Tài chính Indonesia lên công báo.
KPPI đề nghị các bên quan tâm gửi yêu cầu tham vấn bằng văn bản trong vòng 07 ngày kể từ ngày KPPI thông báo kết luận cuối cùng. Tất cả các yêu cầu bằng văn bản phải được gửi bằng Công văn bản cứng và dưới phương thức điện tử, cần chỉ ra tên, địa chỉ, email, điện thoại của bên yêu cầu tham vấn. Tham vấn dự kiến được tổ chức trực tuyến.
Từ thực tế trên, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi biện pháp tự vệ trên một số nội dung sau: Nghiên cứu kỹ Kết luận cuối cùng của Indonesia, có bình luận và yêu cầu tham vấn gửi KPPI và tham gia tham vấn trong trường hợp cần thiết; Đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu để giảm thiểu tác động từ biện pháp tự vệ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hơn 400 người cao tuổi xã Thượng Phúc làm hồ sơ hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo chính sách mới

Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho đối tượng chính sách tại xã Đông Anh

Cảnh báo nhiều ca bệnh xơ gan vì lạm dụng rượu kéo dài

Khởi tố, tạm giam 4 tháng tài xế Lê Minh Giáp gây tai nạn nghiêm trọng ở Dương Nội

Phân luồng giao thông phục vụ công tác tu sửa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng

Công bố quyết định thành lập và ra mắt các tổ chức chính trị - xã hội phường Phúc Lợi
Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (17/7): Giá USD “chợ đen” tiếp đà tăng
Thị trường 17/07/2025 07:01

Giá vàng hôm nay (17/7): Vàng trong nước sụt giảm
Thị trường 17/07/2025 06:58

Đến lượt SHB Ba Đình bị Thanh tra NHNN "điểm danh" một số vi phạm cần khắc phục
Thị trường 16/07/2025 16:37

Giá dầu thế giới tiếp tục giảm
Thị trường 16/07/2025 09:29

Tỷ giá USD hôm nay (16/7): Đồng USD tiếp đà tăng
Thị trường 16/07/2025 07:27

Giá vàng hôm nay (16/7): Vàng trong nước đồng loạt sụt giảm
Thị trường 16/07/2025 07:23

Tỷ giá USD hôm nay (15/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ cả 2 chiều mua và bán
Thị trường 15/07/2025 07:17

Giá vàng hôm nay (15/7): Vàng nhẫn và vàng miếng vẫn neo ở mức cao
Thị trường 15/07/2025 06:55

Giá xăng dầu hôm nay (15/7): Giá dầu thế giới bất ngờ quay đầu giảm
Thị trường 15/07/2025 06:42

Giá xăng dầu hôm nay (14/7): Giá dầu tiếp đà tăng
Thị trường 14/07/2025 06:52