--> -->

Doanh nghiệp sản xuất ứng phó với biến động tỉ giá

Biến động tỉ giá cùng với những rào cản thị trường những tháng cuối năm 2022 đang tác động mạnh mẽ đến số lượng các đơn đặt hàng, hoạt động của nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Sản xuất khẩu trang, cứu cánh cho ngành Dệt may Doanh nghiệp sản xuất phim, chương trình truyền hình xin được phục hồi hoạt động Hà Nội: Kết nối doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với các ngân hàng thương mại
Doanh nghiệp sản xuất ứng phó với biến động tỉ giá
Doanh nghiệp sản xuất ứng phó với biến động tỉ giá. Ảnh: D.N

Chủ động ứng biến

Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM - cho biết, biến động tỉ giá khiến nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đang khó khăn về xuất khẩu.

Hiện các doanh nghiệp ngành gỗ không dám nhập khẩu quá nhiều vì gặp tác động mạnh của giá đầu vào. Nếu đồng USD tăng giá cao, lãi suất ngân hàng cũng sẽ có xu hướng tăng, kéo theo các doanh nghiệp vốn đã khó tiếp cận nguồn tín dụng nay lại càng thêm khó khăn, doanh nghiệp cũng nên có kế hoạch chuyển hướng nhập khẩu từ những thị trường có nguyên liệu giá rẻ.

Lên kế hoạch trong quý IV/2022, phía Công ty Cổ phần Bánh kẹo Tràng An cũng dự kiến sẽ sản xuất khoảng 3.000 tấn bánh kẹo cung ứng cho thị trường trong nước. Nguyên liệu chính mà doanh nghiệp sử dụng là bột mì nhập khẩu nên trong bối cảnh tỉ giá liên tục biến động khiến giá bột mì có thể tăng từ 10-20%. Thay vì tự nhập khẩu, doanh nghiệp này phải xoay xở, tìm đến một nhà cung cấp chuyên nhập khẩu bột mì từ nước ngoài với số lượng lớn để tận dụng được ưu thế về giá thành.

Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp dệt may cũng đã chủ động chuyển đổi, đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước để chủ động về thời gian giao nhận, tiết kiệm chi phí vận chuyển, đồng thời thường xuyên đàm phán, tìm kiếm khách hàng, đơn hàng mới nhằm đảm bảo duy trì sản xuất cuối năm.

Tiếp tục bám sát thị trường, đảm bảo sản xuất ổn định

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từ đầu năm 2022 đến nay, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và nhiều Ngân hàng Trung ương lớn đã đẩy mạnh lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng nhanh lãi suất điều hành khi xung đột giữa Nga - Ukraina làm chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục gián đoạn, giá xăng dầu và hàng hóa tăng cao, lạm phát tại nhiều nền kinh tế vượt mức kiểm soát, gây biến động tỉ giá lớn trên thị trường quốc tế và trong nước.

Trước áp lực Fed tăng lãi suất đồng USD, NHNN đã tiếp tục tăng biên độ tỉ giá giao ngay USD và VND. Như vậy, từ nay đến cuối năm 2022, nền kinh tế có thể sẽ được bơm thêm thanh khoản tiền đồng và hạn chế cung ngoại tệ, giữ ổn định dự trữ ngoại hối, cân bằng cán cân thanh toán xuất nhập khẩu.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, NHNN phải điều chỉnh biên độ tỉ giá đồng thời nâng tỉ giá trung tâm là do hầu hết các đồng tiền trên thế giới đã mất giá mạnh so với USD, trong đó có đồng Yên Nhật (40%), Euro và bảng Anh (30%), Trung Quốc (8%).

Việc này nhằm giảm cung ngoại tệ ra thị trường giúp cân bằng cung cầu về đồng USD, song cũng phần nào gây một số khó khăn với các công ty nhập khẩu thiết bị, nguyên liệu sản xuất.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, nền kinh tế thế giới thời gian vừa qua có ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong nước. Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam có độ mở cửa lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu trong khi giá cả thế giới tăng cao và có thể tiếp tục tăng nếu như diễn biến lạm phát thế giới chưa kiểm soát được.

Với nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định tỉ giá, kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, NHNN không thể chủ quan với diễn biến của lạm phát và không thể chỉ kiểm soát lạm phát năm nay mà còn các năm sau, đó là mục tiêu kiên định trong dài hạn.

Đề cập đến nội dung này, GS Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - cũng cho rằng, từ nay đến cuối năm 2022, áp lực về lạm phát không lớn nhưng lớn nhất chính là áp lực về kiểm soát tỉ giá.

Theo ông Cường, Việt Nam cần phải kiên định giữ tỉ giá, nhưng không có nghĩa là cứng nhắc mà phải linh hoạt với những biến động của thị trường. Nếu không ổn định được tỉ giá thì rất có thể dẫn đến nguy cơ dự trữ ngoại tệ chuyển thành dự trữ của cá nhân doanh nghiệp, sẽ mất khả năng chủ động về nguồn ngoại tệ.

Theo Lan Nhi/laodong.vn

https://laodong.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-san-xuat-ung-pho-voi-bien-dong-ti-gia-1107372.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Truy tìm nguồn gốc lô sản phẩm thuốc trị hen suyễn giả

Truy tìm nguồn gốc lô sản phẩm thuốc trị hen suyễn giả

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa phát hiện thuốc giả Theophylline Extended Release Tablets 200mg (Theophylin 200mg), một loại thuốc điều trị hen suyễn không đạt chỉ tiêu theo định lượng ghi trên nhãn.
Dự báo mưa lớn diện rộng ở Hà Nội, cảnh báo thời tiết nguy hiểm từ chiều 29/5

Dự báo mưa lớn diện rộng ở Hà Nội, cảnh báo thời tiết nguy hiểm từ chiều 29/5

Chiều tối nay (29/5), Hà Nội và các tỉnh miền Bắc sẽ bước vào một đợt mưa lớn diện rộng, kèm theo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đây là đợt thời tiết phức tạp đầu tiên trong mùa mưa năm nay, đánh dấu thời điểm chuyển mùa rõ nét, đặt ra yêu cầu cao về chủ động ứng phó từ người dân và các cấp chính quyền.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân

Qua nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành giao cho các đầu mối, phối hợp với LĐLĐ Thành phố trả lời, xử lý ngay ý kiến rất “trúng và đúng” của người lao động.
Đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội được quan tâm, chăm lo

Đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội được quan tâm, chăm lo

Tối 28/5, Nghiệp đoàn tổ chức kỷ niệm 3 năm ngày thành lập. Đáng chú ý, trong suốt thời gian qua, hoạt động chăm lo cho đoàn viên Nghiệp đoàn đã có nhiều đổi mới, sáng tạo và đi vào chiều sâu, qua đó thu hút đông đảo người lao động hoạt động trong lĩnh vực lái xe ô tô công nghệ gia nhập.
LĐLĐ huyện Ứng Hòa: Khẳng định vai trò nòng cốt, vì quyền lợi đoàn viên

LĐLĐ huyện Ứng Hòa: Khẳng định vai trò nòng cốt, vì quyền lợi đoàn viên

Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ứng Hòa đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm 2025; đồng thời tổng kết hoạt động công đoàn khối Giáo dục năm học 2024 - 2025. Hội nghị là dịp để đánh giá những kết quả đạt được, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho thời gian tới, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh.
Nơi ươm mầm hạnh phúc và chất lượng giáo dục

Nơi ươm mầm hạnh phúc và chất lượng giáo dục

Trong bối cảnh ngành Giáo dục đang có những đổi mới sâu rộng, vai trò của tổ chức Công đoàn tại các cơ sở giáo dục ngày càng trở nên quan trọng. Tại Trường Mầm non Minh Đức, Công đoàn cơ sở không chỉ là cầu nối giữa cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, mà còn là "mái nhà chung yêu thương", nơi chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của 42 đoàn viên, những người góp phần không nhỏ vào thành tích đáng tự hào của nhà trường.
Giá vàng liên tục giảm

Giá vàng liên tục giảm

Sáng nay (29/5), giá vàng giảm mạnh trên cả thị trường thế giới và trong nước. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng liên tục điều chỉnh giá trong phiên giao dịch sáng nay.

Tin khác

Kinh tế tư nhân và những thuận lợi khi bước vào kỷ nguyên mới

Kinh tế tư nhân và những thuận lợi khi bước vào kỷ nguyên mới

Kinh tế tư nhân tại Việt Nam đang bước vào một kỷ nguyên phát triển mới, với nhiều thuận lợi nổi bật nhờ sự thay đổi trong tư duy quản lý, chính sách hỗ trợ và bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước.
Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân (KTTN) là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…; Ngoài ra, Nghị quyết còn đặt ra các mục tiêu cụ thể như phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu…
Cần những chính sách có tính kiến tạo để hộ kinh doanh “lớn lên”

Cần những chính sách có tính kiến tạo để hộ kinh doanh “lớn lên”

Để tăng tốc độ gia nhập thị trường của doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân, theo các chuyên gia, cần có những chính sách mang tính kiến tạo để hộ kinh doanh trong khu vực phi chính thức chuyển đổi thành doanh nghiệp và để các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi thành doanh nghiệp quy mô lớn hơn.
Ngọc Ân - Mô hình kinh tế tư nhân nhân văn, chuyển đổi xanh bền vững

Ngọc Ân - Mô hình kinh tế tư nhân nhân văn, chuyển đổi xanh bền vững

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hướng tới phát triển bền vững và toàn diện, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Ngọc Ân (Trung tâm Ngọc Ân) không ngừng đổi mới, sáng tạo. Đây là phương thức hoạt động một mô hình doanh nghiệp điển hình kết hợp hài hòa giữa kinh tế và trách nhiệm xã hội, đồng thời là hình mẫu tiên phong trong chuyển đổi xanh và phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội.
Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Cùng với Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên thành một trong những địa phương được các nhà đầu tư Hàn Quốc chọn làm cứ điểm nhờ cơ chế chính sách minh bạch, kết cấu hạ tầng hiện đại, thuận lợi.
Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Cục Thuế kêu gọi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chấp hành đúng quy định của pháp luật về thuế.
Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Tiếp tục kỳ họp thứ 9, ngày 13/5 Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, với đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế đến hết năm 2026.
Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại hóa, các doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) đang tích cực chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã tạo ra cơ hội và động lực mạnh mẽ cho quá trình này.
Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.
Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.
Xem thêm
Phiên bản di động