-->

Hà Nội: Kết nối doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với các ngân hàng thương mại

(LĐTĐ) Ngày 15/8, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố Hà Nội, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị kết nối giữa Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với các ngân hàng thương mại, Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố năm 2022.
Kết nối doanh nghiệp sản xuất- nhà phân phối: Vì sự phát triển bền vững

Hội nghị có sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp gồm các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường của Thành phố, cùng 43 chủ đầu tư các cụm công nghiệp và gần 20 ngân hàng thương mại.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đây là một hoạt động thiết thực nhằm kết nối, tạo điều kiện để các ngân hàng, các quỹ giới thiệu các chương trình, các nguồn vốn vay ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại, chủ đầu tư các cụm công nghiệp... được tìm hiểu thông tin, tháo gỡ khó khăn về vốn, tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh năm 2022 và các năm tiếp theo.

Hà Nội: Kết nối doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với các ngân hàng thương mại
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác, trao đổi thông tin giữa Sở Công Thương và Quỹ Đầu tư phát triển TP. Hà Nội.

Bà Trần Thị Phương Lan mong rằng, thông qua Hội nghị, các các ngân hàng, các quỹ sẽ có mối liên kết, trao đổi thông tin, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi; các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chủ động, nhanh chóng tiếp cận, khai thác và tận dụng được nhiều hơn các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh; các hội, hiệp hội doanh nghiệp phát huy hơn nữa vai trò cầu nối của các doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng, trong công tác hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên và các doanh nghiệp trên địa bàn.

"Ngay sau Hội nghị này, đề nghị các doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng để triển khai hiệu quả việc kết nối, xúc tiến vay vốn từ các tổ chức tín dụng, phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tích cực tham gia các chương trình kích cầu của Sở, đẩy nhanh khởi công hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, đưa các cụm, khu nhanh chóng đi vào hoạt động", bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.

Tại Hội nghị, đa số doanh nghiệp kiến nghị Thành phố có những cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn; đồng thời mong muốn các quỹ đầu tư, tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn một cách tốt hơn.

Ông Lưu Hải Minh, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội, mong muốn qua hội nghị này, các ngân hàng cung cấp đầy đủ thông tin về các chương trình ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp; kết nối với các ngân hàng, các quỹ để nắm bắt được các thông tin về nguồn vốn vay, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hiệp hội về các thủ tục hồ sơ vay vốn và bảo đảm tính chính xác của hồ sơ, phương án sản xuất kinh doanh...

"Các doanh nghiệp công nghệ chủ lực đều là các doanh nghiệp lớn trong sản xuất công nghiệp, nên rất chú trọng đến vấn đề nghiên cứu phát triển. Do vậy, các doanh nghiệp rất mong muốn các quỹ đầu tư và các ngân hàng quan tâm đầu tư cho vay vốn ưu đãi để doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ", ông Lưu Hải Minh nhấn mạnh.

Hà Nội: Kết nối doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với các ngân hàng thương mại
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác, trao đổi thông tin giữa Sở Công Thương và Quỹ Đầu tư phát triển TP. Hà Nội.

Đại diện mảng công nghiệp hỗ trợ của TP. Hà Nội, ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HANSIBA) chia sẻ, sau 2 năm gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã phải chuyển hướng sang kinh doanh mảng khác. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh mảng công nghiệp hỗ trợ, yếu tố cần và đủ là cơ chế chính sách cần cơ chế cụ thể cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó là hạ tầng đất đai tiêu chuẩn để doanh nghiệp nước ngoài vào đặt hàng; nguồn lực về tài chính, nguồn vốn kinh doanh mua sắm máy móc thiết bị.

Ông Vân kiến nghị, các tổ chức ngân hàng quan tâm cho các doanh nghiệp ngành hỗ trợ được tiếp cận nguồn vốn tốt, thời hạn cho vay dài, bởi nhiều doanh nghiệp hỗ trợ phải đầu tư 2-3 năm mới có lãi, thậm chí phải 5-10 năm. Bên cạnh đó, mở ra thêm các hình thức tín chấp bởi trên thực tế nhiều doanh nghiệp "cởi áo vest ra là hết tiền".

"Doanh nghiệp có thể thế chấp bằng máy móc thiết bị, nhà xưởng, có thêm hình thức bảo lãnh 3 bên. Đề xuất Quỹ Đầu tư phát triển Hà Nội và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội xem xét tài trợ cho vay các dự án nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hậu Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh sản xuất 3 tại chỗ", ông Vân kiến nghị.

Sau khi lắng nghe các chia sẻ của doanh nghiệp, ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội khẳng định, phía ngân hàng luôn luôn cần doanh nghiệp chứ không chỉ doanh nghiệp cần ngân hàng. Đây là mối quan hệ cộng sinh, đáp ứng mong muốn của cả hai bên.

Ông Tuấn cũng cho biết, quan điểm chung của các ngân hàng là cùng nhau giải quyết "bài toán" khó khăn, đó là vừa giữ được lãi suất vừa kiềm chế lạm phát. Quan điểm là giữ mức lãi suất hiện tại và tìm cách tiết giảm chi phí. Đó là nỗ lực rất lớn của các ngân hàng.

Đồng thời, ông Tuấn kêu gọi các ngân hàng dành những ưu đãi tốt nhất cho doanh nghiệp và mong muốn Sở Công Thương, Quỹ Đầu tư phát triển Hà Nội thường xuyên có sự phối hợp, hằng năm tổ chưc hội nghị, để các doanh nghiệp, ngân hàng có cơ hội gặp gỡ trao đổi; các Hội, hiệp hội cố gắng tổng hợp những nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thông qua Sở Công Thương truyền tải cho các ngân hàng thương mại để có phương án giải quyết tốt nhất cho doanh nghiệp, đặc biệt là đóng góp tốt nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Bài, ảnh: Thùy Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết

Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết

(LĐTĐ) Để đảm bảo công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều bệnh viện của Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí thường trực 4 cấp, sẵn sàng trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế phục vụ cho người bệnh được cấp cứu kịp thời, an toàn và hiệu quả.
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tăng cường quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, bao gồm trường có vốn đầu tư nước ngoài...
Hà Nội: Xử lý hơn 7.500 "ma men" trước thềm Tết Ất Tỵ

Hà Nội: Xử lý hơn 7.500 "ma men" trước thềm Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Sau 45 ngày thực hiện Kế hoạch Cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, Cảnh sát giao thông Hà Nội đã xử lý 34.698 trường hợp vi phạm, tạm giữ 10.123 phương tiện các loại. Trong đó, trên 7.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn...
Tỷ giá USD hôm nay (27/1): Đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục biến động

Tỷ giá USD hôm nay (27/1): Đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục biến động

(LĐTĐ) Trên thị trường quốc tế, chỉ số USD Index giảm xuống 107,47 điểm, mức thấp nhất trong hơn một tháng, sau các tuyên bố thương mại và chính sách mới của Tổng thống Donald Trump. Đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục biến động trong bối cảnh các chính sách kinh tế toàn cầu đang định hình.
Giá vàng hôm nay (27/1): Vàng thế giới tiếp tục tăng nhẹ

Giá vàng hôm nay (27/1): Vàng thế giới tiếp tục tăng nhẹ

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (27/1): Trên thị trường quốc tế, giá vàng tiếp tục tăng. Các chuyên gia dự báo, giá vàng thế giới có thể lập kỷ lục mới trong tuần này.
Việt Nam dẫn đầu về phục hồi du lịch trong khu vực ASEAN

Việt Nam dẫn đầu về phục hồi du lịch trong khu vực ASEAN

(LĐTĐ) Theo số liệu cập nhật mới nhất từ Ban Thư ký ASEAN, ngành Du lịch Việt Nam đã ghi nhận mức độ phục hồi ấn tượng nhất trong khu vực ASEAN trong năm 2024, vượt qua các điểm đến nổi tiếng như Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia và Philippines.
Gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Vừa qua, Công đoàn Dân Đảng Huyện ủy - Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm 2025 và gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Tin khác

Đón Tết giữa lòng Thủ đô

Đón Tết giữa lòng Thủ đô

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán cận kề. Đây cũng là dịp để những người dân khắp nơi trở về với gia đình vui Xuân, đón Tết. Tuy nhiên, có một nơi mà những người con xa quê không trở về, họ ở lại hội tụ cùng “54 dân tộc anh em” đón Tết cổ truyền tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Thanh Trì sẽ hoàn thành 34/34 tiêu chuẩn thành lập quận

Thanh Trì sẽ hoàn thành 34/34 tiêu chuẩn thành lập quận

(LĐTĐ) Hết năm 2024, huyện Thanh Trì đã đạt 33/34 tiêu chuẩn thành lập quận, còn 1 tiêu chuẩn chưa đạt là tỷ lệ tự cân đối thu - chi ngân sách. Huyện Thanh Trì phấn đấu năm 2025 sẽ hoàn thành 34/34 tiêu chuẩn, hoàn thành Đề án thành lập quận và các phường thuộc quận trình Thành phố, Trung ương xem xét phê duyệt.
Chợ Hoa Quảng Bá tấp nập ngày Tết

Chợ Hoa Quảng Bá tấp nập ngày Tết

(LĐTĐ) Dịp Tết đến, hoa tươi trở thành nét đẹp không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Một bình hoa ly hay hoa dơn trên bàn phòng khách từ lâu đã được xem như dấu hiệu báo Tết đến xuân về. Vì vậy, những ngày cận Tết, các chợ hoa lớn luôn là điểm đến nhộn nhịp bậc nhất, và chợ Quảng Bá – khu chợ đầu mối hoa lớn nhất Hà Nội.
Bao giờ mở “kho báu” hồ Tây?

Bao giờ mở “kho báu” hồ Tây?

(LĐTĐ) Với việc cho phép 10 loại hình dịch vụ được kinh doanh ở hồ Tây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chẳng khác gì đã trao chiếc chìa khoá mở “kho báu” hồ Tây vào tay UBND quận Tây Hồ. Và câu hỏi đau đáu của hàng triệu du khách là ai và bao giờ mở “kho báu” hồ Tây?
Huyện Thường Tín đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán 2025

Huyện Thường Tín đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được huyện Thường Tín triển khai bằng nhiều giải pháp. Trong đó, đặc biệt chú trọng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.
Những gánh hàng hoa

Những gánh hàng hoa

(LĐTĐ) Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến mang trong mình nét đẹp dịu dàng, cổ kính nhưng không kém phần hiện đại, lãng mạn. Trong lòng Thành phố ấy, có một nét đẹp bình dị, rực rỡ sắc màu của những gánh hàng hoa. Chính những gánh hàng hoa đã tạo nên hồn cốt riêng của văn hóa Hà Nội, tô thắm vẻ đẹp cổ kính và lãng mạn.
9 điểm trông giữ phương tiện tại chương trình “Rực rỡ Thăng Long”

9 điểm trông giữ phương tiện tại chương trình “Rực rỡ Thăng Long”

(LĐTĐ) Để bảo đảm chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” diễn ra vào tối ngày 28/1/2025 (tức đêm Giao thừa năm Ất Tỵ), Ban tổ chức bố trí 9 điểm trông giữ phương tiện ô tô, xe máy.
Chợ hoa Tết rực rỡ sắc xuân

Chợ hoa Tết rực rỡ sắc xuân

(LĐTĐ) Những ngày giáp Tết Nguyên đán, phố phường Hà Nội đông vui nhộn nhịp một cách lạ thường, nhà nhà người người rủ nhau đi sắm Tết, chơi Tết. Dù bận đến mấy, người ta cũng phải dành thời gian đi chợ hoa, ngoài chuyện mua hoa và cây cảnh để bài trí nhà cửa, sân vườn đón năm mới còn là thú vui chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh túy của thiên nhiên ban tặng cho con người vào thời khắc giao hòa giữa năm mới và năm cũ.
Hàng nghìn phụ nữ Hà Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường đón Tết

Hàng nghìn phụ nữ Hà Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường đón Tết

(LĐTĐ) Hướng tới mục tiêu tạo ra sự thay đổi toàn diện và sâu rộng, mang tính đột phá trong công tác bảo vệ môi trường nhằm xây dựng một môi trường sống trong lành, bền vững, góp phần thay đổi diện mạo Thành phố; các cấp Hội phụ nữ Hà Nội tích cực tổng vệ sinh môi trường những ngày giáp Tết.
Quận Thanh Xuân: Làm tốt công tác an sinh xã hội

Quận Thanh Xuân: Làm tốt công tác an sinh xã hội

(LĐTĐ) Tính đến ngày 20/1, quận Thanh Xuân đã hoàn thành việc tặng quà tới 51.186 người, với tổng kinh phí là 22.715.200.000 đồng từ ngân sách Nhà nước cho các đối tượng hưởng chính sách, người có công; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; hộ cận nghèo...
Xem thêm
Phiên bản di động