--> -->

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Sau những trận thiên tai nghiêm trọng, đời sống người dân nói chung, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như: Nông dân, công nhân, lao động phổ thông… bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, mất việc làm, giảm thu nhập là những hậu quả rõ nét nhất. Do đó, việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tốt hơn là yếu tố quan trọng để giúp họ phục hồi và thích ứng với các thách thức trong tương lai.
Hà Nội thực hiện bài bản, minh bạch, công tác vận động Nhân dân tham gia đảm bảo an sinh xã hội Đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Đối tượng yếu thế bị ảnh hưởng nặng nề

Cơn bão số 3 (tháng 3/2024) qua đã lâu, nhưng đến thời điểm này, cuộc sống của gia đình chị Cao Thị Huệ (phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn chưa thể khôi phục lại được như cũ. Tài sản duy nhất của gia đình là căn nhà tập thể cũ được xây dựng từ trước năm 1980 đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 4.

"Cũng may được sự quan tâm của chính quyền địa phương, phường Mai Động, quận Hoàng Mai đã giúp gia đình tôi có một ngôi nhà khang trang, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, sau cơn bão công việc của tôi bị ảnh hưởng nặng nề. Không có việc làm tôi phải đi làm tự do, ai thuê gì làm nấy, thu nhập bấp bênh nên cuộc sống vô cùng khó khăn” - chị Huệ chia sẻ và bày tỏ: “Tôi mong muốn các cấp các ngành quan tâm hơn nữa và có sự hỗ trợ đến phụ nữ yếu thế”.

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai
Chị Cao Thị Huệ, phường Mai Động, quận Hoàng Mai chia sẻ về những khó khăn của cuộc sống do ảnh hưởng bởi thiên tai.

Thực tế cho thấy, những thiên tai nghiêm trọng trong năm 2024 đã gây ra tác động sâu rộng đến người lao động tại Việt Nam, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương như nông dân, công nhân, lao động phổ thông và ngư dân. Mất việc làm và giảm thu nhập là ảnh hưởng chính mà những đối tượng này phải gánh chịu.

Đề cập về những ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Hà Nội Nguyễn Thanh Xuân cho biết, thiệt hại của người nông dân Việt Nam nói chung và Hà Nội do lũ lụt, hạn hán trong năm 2024 là rất lớn. Ước tính tổng thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố sau cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão là trên 2.286 tỷ đồng. Đối với trồng trọt, thiệt hại khoảng 1.956 tỷ đồng; đối với chăn nuôi ước thiệt hại 31,8 tỷ đồng; thủy sản ước thiệt hại 298,9 tỷ đồng. “Ở nông thôn, phụ nữ chiếm đa phần nên đây là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương khi mà lũ lụt, mưa bão, thiên tai gây ra” - ông Xuân nói.

Từ thực tế trên, việc giúp người lao động đảm bảo sinh kế sau thiên tai cần một chiến lược dài hạn, kết hợp giữa cứu trợ trước mắt và phát triển bền vững. Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và bản thân người lao động cần phối hợp để xây dựng các mô hình kinh tế thích ứng với thiên tai, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo việc làm lâu dài.

Tạo việc làm mới cho lao động

Tại buổi tọa đàm “Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai” do Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức mới đây, đề cập về giải pháp giúp người lao động, người dân yếu thể vượt qua khó khăn sau thiên tai, bà Lưu Ánh Nguyệt - chuyên gia Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Việt Nam đã và đang huy động đa dạng các nguồn lực tài chính khác nhau.

Trong đó, bảo hiểm rủi ro thiên tai là nguồn lực đang trong quá trình phát triển, có thể xem là phù hợp với loại thiên tai ít khi xảy ra nhưng để lại hậu quả lớn. Bà Lưu Ánh Nguyệt khuyến nghị, công tác hỗ trợ người lao động nâng cao kiến thức, năng lực nắm bắt thông tin, chủ động tham gia bảo hiểm rủi ro thiên tai, đồng thời, tăng cường tìm hiểu, tận dụng cơ hội phòng ngừa rủi ro thông qua chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp…

Còn theo Tiến sĩ Hoàng Mạnh Hùng, giảng viên chính ngành Kinh tế và kinh doanh nông nghiệp - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tái thiết sản xuất sau thiên tai không phải việc một sớm một chiều. Do đó, tạo việc làm tạm thời và thu nhập thay thế cho người lao động được khuyến khích và coi là một trong những giải pháp hiệu quả, quan trọng.

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai
Các vị khách mời, chuyên gia trao đổi về giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai.

Tiến sĩ Hoàng Mạnh Hùng cho rằng, thiên tai là điều không mong muốn, nhưng để thích ứng cần một chiến lược dài hạn, cần phải có dự báo trước để đưa ra giải pháp khắc phục. Riêng đối với những thiên tai lớn, cần trang bị kỹ năng cho các lao động nông nghiệp. Song, vẫn phải thừa nhận rằng, do năng lực còn hạn chế, nên khi có thiên tai xảy ra, đội ngũ lao động nông nghiệp sẽ có những thiệt hại lớn hơn so với đội ngũ lao động phi nông nghiệp.

Việc đào tạo nghề ngắn hạn cũng là cần thiết để hỗ trợ người lao động. Tuy nhiên, đào tạo phải được làm thường xuyên và phải xem xét ở từng vùng miền và bám vào nhu cầu của thị trường lao động tại khu vực đó. Bản thân chính người lao động cũng phải xác định năng lực và nhu cầu lao động của mỗi người.

Tiến sĩ Hoàng Mạnh Hùng cũng nêu giải pháp cơ bản là chủ động ứng phó trước, trong và sau thiên tai, trong đó, tập trung khắc phục thiệt hại sau thiên tai gây ra đồng thời, nâng cao năng lực chống thiên tai gồm có: Hạ tầng và kỹ năng, trong đó, chú trọng vào yếu tố con người mà cụ thể là hỗ trợ, khuyến khích người nông dân đứng dậy lao động sản xuất sau thiên tai.

Ở góc độ cơ quan tín dụng, ông Đặng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) thành phố Hà Nội cho biết, để hỗ trợ nguồn lực tài chính cho các tổ chức, cá nhân ảnh hưởng bởi thiên tai được ổn định, khôi phục sản xuất, NHCSXH đã triển khai những chương trình gói vay. Các đối tượng chính hướng đến là những người yếu thế gồm: Hộ nghèo, cận, mới thoát nghèo, sinh viên, người lao động tự do…

Cũng theo ông Đặng Đức Hạnh, không phải sau thiên tai mới tính đến việc triển khai các gói cho vay, mà ngân hàng đã xây dựng kế hoạch ngắn và dài hạn trước đó. Đối với một số nơi đặc thù như những địa phương thường xuyên bị lũ lụt, NHCSXH phối hợp đoàn thể địa phương tuyên truyền để bà con có định hướng vay vốn sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên để sử dụng được nguồn vốn hiệu quả đối với các địa bàn dễ xảy mưa bão, ngập lụt, hoặc khu vực gần vùng xả lũ, người dân cần được hướng dẫn sử dụng vốn vay vào những ngành nghề ít bị ảnh hưởng để giảm thiểu rủi ro về thiên tai. Trong trường hợp xảy ra thiên tai, chi nhánh NHCSXH Thành phố cần tích cực phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, thống kê các trường hợp vay vốn bị thiệt hại để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

PSG vs Inter Milan: Ai sẽ nâng Cup Champions League?

PSG vs Inter Milan: Ai sẽ nâng Cup Champions League?

Trận chung kết Champions League 2024/25, diễn ra lúc 2h ngày 1/6, sẽ là lần đầu tiên Paris Saint-Germain (PSG) và Inter Milan chạm trán nhau tại một giải đấu chính thức cấp châu lục. Dù đều là những cái tên danh tiếng của bóng đá châu Âu, hai đội bóng này chưa từng đối đầu ở Champions League trước đây.
Quận Tây Hồ tập huấn “Bình dân học vụ số” cho người cao tuổi

Quận Tây Hồ tập huấn “Bình dân học vụ số” cho người cao tuổi

Ngày 23/5, Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1336/QĐ-TTg của Chính phủ về xây dựng và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn quận; tập huấn mô hình “Bình dân học vụ số”.
Huyện Thạch Thất biểu dương 68 Công nhân giỏi và sáng kiến sáng tạo năm 2025

Huyện Thạch Thất biểu dương 68 Công nhân giỏi và sáng kiến sáng tạo năm 2025

Sáng 23/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã tổ chức lễ biểu dương 68 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo” năm 2025. Đây là những bông hoa tươi thắm góp phần điểm tô cho phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hà Nội tập trung tổ chức Đại hội Đảng, sắp xếp tổ chức bộ máy

Hà Nội tập trung tổ chức Đại hội Đảng, sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng 23/5, Đảng ủy UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban công tác xây dựng Đảng, triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ UBND Thành phố lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Treo cờ rủ, ngừng hoạt động vui chơi trong 2 ngày Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Treo cờ rủ, ngừng hoạt động vui chơi trong 2 ngày Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công điện yêu cầu các cơ quan, đơn vị trên cả nước treo cờ rủ và tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trong hai ngày 24 và 25/5/2025. Đây là thời gian diễn ra Lễ Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đại biểu Quốc hội: Đào tạo, xây dựng tầng lớp nông dân 4.0

Đại biểu Quốc hội: Đào tạo, xây dựng tầng lớp nông dân 4.0

Thảo luận tại Tổ 1, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội đã đề xuất nhiều giải pháp cấp bách thúc đẩy tăng trưởng, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo nông dân, để từng bước hình thành một tầng lớp nông dân chuyên nghiệp thời đại 4.0; phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện.
Ngày 24/5 bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển lớp 1 và lớp 6 tại TP.HCM

Ngày 24/5 bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển lớp 1 và lớp 6 tại TP.HCM

Ngày mai (24/5) cho đến ngày 29/5, các trường đặc thù, các trường "nóng" ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ nhận hồ sơ xét tuyển đầu cấp lớp 1 và lớp 6.

Tin khác

Hà Nội: Trên 1.230 tỷ đồng chi trợ cấp ưu đãi người có công

Hà Nội: Trên 1.230 tỷ đồng chi trợ cấp ưu đãi người có công

Thông tin về công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ đầu năm đến nay, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong tháng 4/2025, Sở Nội vụ Hà Nội tiếp nhận và giải quyết 925 hồ sơ đề nghị giải quyết chính sách ưu đãi đối với người có công, thân nhân người có công và các đối tượng liên quan.
Đẩy mạnh chăm lo người lao động, bảo đảm ATVSLĐ trong lực lượng Công an nhân dân

Đẩy mạnh chăm lo người lao động, bảo đảm ATVSLĐ trong lực lượng Công an nhân dân

Ngày 14/5, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025 trong lực lượng Công an nhân dân (CAND). Đây là hoạt động thường niên, thiết thực hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ, công nhân lao động (CNLĐ). Tới dự Lễ phát động có ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Tháng 5 là tháng tri ân, tôn vinh công nhân, người lao động đang ngày đêm cống hiến cho xã hội. Và giữa muôn vàn nghề nghiệp, có một công việc đặc biệt mà ít ai để ý, nhưng lại không thể thiếu trong nhịp sống đô thị: Công nhân vệ sinh môi trường. Hãy cùng chúng tôi theo chân những người công nhân môi trường - những “người hùng áo phản quang” - để hiểu hơn về công việc, cuộc sống và cả những trăn trở phía sau lớp bụi đường họ đi qua mỗi ngày của họ nhé!
Phản hồi của Bộ Nội vụ về xem xét điều chỉnh lương công chức, viên chức trong năm 2025

Phản hồi của Bộ Nội vụ về xem xét điều chỉnh lương công chức, viên chức trong năm 2025

Bộ Nội vụ đã có thông tin phản hồi ý kiến của người lao động liên quan đến chế độ nâng bậc lương và kéo dài thời hạn nâng bậc lương của công chức, viên chức.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội:  Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.
Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan

Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan

3 trong số 4 nạn nhân người Việt Nam được phát hiện tử vong trong một căn hộ cho thuê ở Đài Loan là người ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động

Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động

Nắm bắt nhu cầu của người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai hiệu quả các hoạt động, mô hình để nâng cao chất lượng đời sống, giúp người lao động có điều kiện, cơ hội tái tạo sức lao động để làm việc năng suất, hiệu quả hơn.
Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động, thu hút hàng triệu lao động sinh sống và làm việc. Thực tế cho thấy, nhu cầu thụ hưởng các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống của người lao động ngày càng cao. Nắm bắt nhu cầu đó, với vai trò của mình, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều mô hình, cách làm hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.
Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người

Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người

Nhắc lại câu chuyện buồn của đồng nghiệp vừa ra đi cách đây 5 ngày, do không may bị tai nạn trên chính cung đường làm việc vào lúc nửa đêm, chị Ninh Thị Loan - công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Môi trường đô thị Hà Nội cho rằng: Việc đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả người lao động, người sử dụng lao động và toàn xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động