--> -->

Đại biểu Quốc hội: Giá nhà đất tăng cao như thời gian vừa qua là vô lý và bất thường

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Kạn), tình trạng đầu cơ thổi giá, đẩy giá là nguyên nhân chính dẫn đến giá nhà đất tăng cao như thời gian qua. Thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng khi đấu giá đất là đẩy giá đất lên cao nhưng khi nộp tiền lại bỏ cọc...
Cử tri đề nghị bảo đảm giá nhà đất phù hợp với người lao động có nhu cầu thực tế Giá nhà, căn hộ chung cư cao chót vót có yếu tố “thổi giá”

Cần kiểm soát tình trạng đầu cơ nhà đất

Sáng 28/10, Quốc hội đã thảo luận về kết quả giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Kạn), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhìn nhận, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã rất quyết liệt, đã tổ chức nhiều hội nghị, nhiều cuộc làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Theo đại biểu, giá nhà đất tại một số thành phố lớn tăng rất cao thời gian qua, nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã khiến cho thị trường bất động sản vừa mới phục hồi thì lại xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Cử tri lo lắng trước các hiện tượng thổi giá, tạo sóng, gây nhiễu loạn thông tin thị trường.

Đại biểu Quốc hội: Giá nhà đất tăng cao như thời gian vừa qua là vô lý và bất thường
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Kạn), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp. Ảnh: Quốc hội

Đại biểu nêu rõ, tại buổi họp báo ngày 17/10 vừa qua, đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng nhận định, giá nhà đất tăng cao như thời gian vừa qua là vô lý và bất thường. Từ đầu năm đến nay, giá đất bất động sản, giá nhà đất liên tục tăng cao ở tất cả các phân khúc, từ chung cư đến nhà liền kề, đến biệt thự.

Tình trạng này không chỉ các khu vực trung tâm mà sức nóng còn lan sang các quận, huyện vùng ven đô, nhất là sự tăng giá đột biến ở các chung cư (cả chung cư mới và cũ), tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba so với thời gian trước đây.

Bên cạnh đó, còn nóng lên câu chuyện đấu giá đất ở một số huyện ven đô, lên tới hơn 100 triệu đồng/m2, tương đương với đất dự án đã được đầu tư hạ tầng và liên tục thiết lập mặt bằng mới, vượt xa thu nhập của đại bộ phận người dân.

Nữ đại biểu cho rằng, tình trạng đầu cơ thổi giá, đẩy giá là nguyên nhân chính dẫn đến giá nhà đất tăng cao như thời gian qua. Thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng khi đấu giá đất là đẩy giá đất lên cao, nhưng khi nộp tiền lại bỏ cọc, nhằm thiết lập giá mới lại khu vực họ đã mua gom trước đó hòng trục lợi.

Bên cạnh đó, tồn tại tâm lý của một bộ phận người dân mua nhà đất để chờ tăng giá, mỗi khi “sốt” nhà đất, tâm lý mua gom của người dân tăng cao, thậm chí không ít người còn đi vay mượn mua nhà đất chờ tăng giá.

“Hiện tồn tại sự mất cân đối trong phân khúc căn hộ, dư thừa căn hộ cao cấp, thiếu căn hộ bình dân dành cho nhiều người lao động. Nhiều người dân cần nhà ở thực sự khó có thể mua nhà, người có tiền thì găm vào đất để tìm kiếm lợi nhuận” - đại biểu nói.

Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị Chính phủ tiếp tục có những chính sách ưu đãi đủ sức hấp dẫn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp phát triển phân khúc nhà ở thương mại để phù hợp với túi tiền của phần đông người lao động.

Đồng thời kiến nghị Chính phủ quyết liệt chỉ đạo để tháo gỡ những vướng mắc của các dự án nhà ở hiện nay, và nếu như thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn thì báo cáo cấp có thẩm quyền để tháo gỡ những vướng mắc trong các dự án này. Cùng với đó, kiến nghị với Chính phủ nghiên cứu triển khai các biện pháp mạnh để kiểm soát tình trạng đầu cơ nhà đất trong thời gian vừa qua.

Đại biểu Quốc hội: Giá nhà đất tăng cao như thời gian vừa qua là vô lý và bất thường
Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải. Ảnh: Quốc hội

Khó có khả năng hoàn thành Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải nhìn nhận, mục tiêu của Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” sau 8 năm (2015 - 2023) thực hiện mới có 373/800 dự án hoàn thành với quy mô đã xây dựng được 193.920 căn hộ.

“Nếu so với mục tiêu đến năm 2025 mới chỉ đạt 45,3% và so với mục tiêu đến năm 2030 mới chỉ đạt 18,2%, như vậy cho chúng ta thấy mục tiêu của dự án đến năm 2025 và đến năm 2030 là rất khó có khả năng hoàn thành, nếu chúng ta không có giải pháp đột phá”, đại biểu đoàn Thanh Hóa nhấn mạnh.

Đánh giá báo cáo đã nêu rất cụ thể về những tồn tại, nguyên nhân và có nhiều kiến nghị sâu sắc, đại biểu Mai Văn Hải cho rằng, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trong báo cáo kết quả giám sát, thì nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu.

Do công tác ban hành chính sách, pháp luật về nhà ở xã hội tuy là tương đối đầy đủ, nhưng thiếu ổn định, có nhiều văn bản chồng chéo, mâu thuẫn, chưa đồng bộ thống nhất, một số cơ chế chính sách chưa khuyến khích, thu hút được các nhà đầu tư nhà ở xã hội; còn nhiều người có thu nhập thấp, công nhân lao động chưa tiếp cận được với các chính sách ưu đãi tín dụng về nhà ở xã hội...

Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tháo gỡ các điểm nghẽn trong thực hiện các chính sách, pháp luật về nhà ở xã hội trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, quy hoạch; sửa đổi các chính sách để thu hút nhà đầu tư; giúp người có thu nhập thấp, công nhân lao động có nhu cầu nhà ở xã hội thì được tiếp cận với chính sách được tốt hơn.

Đồng thời, hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia phát triển nhà ở xã hội cho công nhân các khu công nghiệp để giải quyết nhu cầu nhà ở của công nhân lao động; chỉ đạo tháo gỡ khó khăn để nhà đầu tư, người có thu nhập thấp, công nhân được tiếp cận với vốn vay ưu đãi để đầu tư cũng như là mua nhà ở xã hội...

Đại biểu Quốc hội: Giá nhà đất tăng cao như thời gian vừa qua là vô lý và bất thường
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga. Ảnh: Quốc hội

Có tình trạng người hữu nhà ở xã hội không đúng đối tượng được ưu đãi

Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga đề cập thực trạng có những người sở hữu được nhà ở xã hội không phải là người trong diện được thụ hưởng ưu đãi này, không phải đối tượng chính sách, không là hộ nghèo, cận nghèo, thu nhập thấp…

“Thậm chí, có những dự án nhà ở xã hội chưa nghiệm thu nhưng việc rao bán nhà ở xã hội đã xuất hiện trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo… Nếu có thanh tra, kiểm tra xem ai là người đang ở trong nhà ở xã hội, tôi chắc chắn rằng sẽ có những người không đúng là đối tượng được ưu đãi”, nữ đại biểu nói.

Thực trạng này có nhiều nguyên do như có sai phạm và sai sót trong xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội, có việc “lách luật” để mua đi bán lại nhà ở xã hội. Điều này dẫn đến hệ luỵ là người có thu nhập thấp càng khó tiếp cận nhà ở xã hội hơn.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Đoàn giám sát xem xét vấn đề này và có những kiến nghị cụ thể, bổ sung nội dung tăng cường kiểm tra đối tượng sở hữu nhà ở xã hội và quy trình, thủ tục xét duyệt hồ sơ mua, thuê nhà ở xã hội để xử lý các sai phạm liên quan vào báo cáo.

Bên cạnh đó, Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) vào Kỳ họp thứ 8, đại biểu đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sớm triển khai có hiệu quả các dự án xây nhà ở cho công nhân lao động đặc biệt là ở các vùng tập trung đông khu công nghiệp, cụm công nghiệp có nhu cầu bức thiết về nhà ở dành cho công nhân.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Vân Đình trao tặng "Nhà đại đoàn kết" năm 2025

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Vân Đình trao tặng "Nhà đại đoàn kết" năm 2025

Nằm trong chuỗi những hoạt động ý nghĩa chào mừng Đại hội Đảng bộ xã Vân Đình lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030, đồng thời kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Vân Đình đã trao tặng "Nhà đại đoàn kết", "Mái ấm tình thương" cho hai hộ gia đình khó khăn, cùng với việc gắn biển công trình "Đoạn đường nở hoa"...
Hôm nay (20/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm nhẹ

Hôm nay (20/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm nhẹ

Hôm nay (20/7), giá dầu thô thế giới giảm nhẹ do lo ngại về nguồn cung sau khi Liên minh châu Âu (EU) công bố gói trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,23 USD/thùng, giảm 0,35%, giá dầu WTI ở mốc 67,30 USD/thùng, giảm 0,30%
Bão số 3 Wipha sắp vào thời điểm mạnh nhất, hướng vào vùng biển Quảng Ninh - Ninh Bình

Bão số 3 Wipha sắp vào thời điểm mạnh nhất, hướng vào vùng biển Quảng Ninh - Ninh Bình

Theo cơ quan khí tượng, dự báo trong 24 giờ tới, bão số 3 Wipha đạt cường độ cực đại, mạnh cấp 11-12, giật cấp 15.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy

Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 113/CĐ-TTg về thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy thúc đẩy phát triển logistics trong lĩnh vực vận tải.
Chung kết Siêu cúp Bỉ 2025 - Royale Union SG vs Club Brugge: Màn tái đấu đỉnh cao

Chung kết Siêu cúp Bỉ 2025 - Royale Union SG vs Club Brugge: Màn tái đấu đỉnh cao

Trận tranh Siêu cúp Bỉ 2025 sẽ diễn ra vào lúc 23h30 ngày 20/7, chứng kiến màn so tài đỉnh cao giữa hai thế lực của bóng đá Bỉ: Royale Union SG và Club Brugge. Đây không chỉ là một trận tranh cúp đơn thuần mà còn là cuộc tái đấu đầy duyên nợ giữa nhà đương kim vô địch giải VĐQG và đội đoạt cúp Quốc gia, hứa hẹn một đêm bóng đá hấp dẫn và kịch tính.
Nhận định U23 Indonesia vs U23 Malaysia: Chung kết bảng A hay cuộc chiến sinh tồn?

Nhận định U23 Indonesia vs U23 Malaysia: Chung kết bảng A hay cuộc chiến sinh tồn?

Trận đấu giữa U23 Indonesia và U23 Malaysia trong khuôn khổ lượt cuối bảng A giải U23 Đông Nam Á 2025, diễn ra vào lúc 20h00 ngày 21/7, không chỉ là một cuộc đối đầu thông thường mà đã trở thành một trận “chung kết bảng” thực sự. Giờ đây, cả hai đội sẽ phải chiến đấu hết mình để giành lấy tấm vé đi tiếp, đặc biệt là U23 Malaysia.
Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước ổn định

Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước ổn định

Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước hiện đang ổn định. Giá vàng thế giới đang dao động trong vùng cao, cho thấy khả năng duy trì ổn định bất chấp căng thẳng chính trị và bất định kinh tế.

Tin khác

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo phản ánh khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất phương án xử lý.
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Xem thêm
Phiên bản di động