--> -->

Thủ tướng yêu cầu phải giải quyết yêu cầu, đề xuất của doanh nghiệp trong vòng 2 tuần

Sáng 31/5 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc Tọa đàm với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vào các dự án lớn, có sức lan toả

Tọa đàm diễn ra theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến đến trụ sở Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã... để lắng nghe đóng góp, kiến nghị về những chính sách, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới, qua đó khẳng định vị thế, vai trò của kinh tế tư nhân, góp phần quan trọng vào sự phát triển của kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Phải gặp gỡ doanh nghiệp thường xuyên

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các đại biểu tham dự Hội nghị đã thể hiện quyết tâm thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước trở thành thành sản phẩm, kết quả cụ thể, "cân đong đo đếm" được để báo cáo nhân dân với tinh thần "đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện".

Thủ tướng yêu cầu phải giải quyết yêu cầu, đề xuất của doanh nghiệp trong vòng 2 tuần
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Tọa đàm với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đánh giá các ý kiến đóng góp "mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười", Thủ tướng cho rằng tất cả các đại biểu, doanh nghiệp đều thể hiện lòng yêu nước mạnh mẽ, khát vọng cống hiến cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi Đảng, Nhà nước giao; đồng thời tâm lý lo, sợ rủi ro về pháp lý cũng được cởi bỏ.

Các doanh nghiệp, doanh nhân muốn khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của mình trong thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ, thể hiện sự lạc quan, tin tưởng, góp phần cùng Chính phủ kiến tạo sự phát triển…

Ông Trần Mạnh Báo - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam, Chủ tịch ThaiBinh Seed cho rằng, để Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị thực sự đi vào cuộc sống và trở thành động lực phát triển kinh tế, cần giải quyết nhiều vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Một trong những vấn đề nổi bật là chuyện đất đai. Đối với các doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, đất là yếu tố nền tảng. Thế nhưng hiện nay, việc tiếp cận đất vẫn rất khó khăn do thủ tục phức tạp, kéo dài và chưa có khung pháp lý riêng cho doanh nghiệp khoa học công nghệ sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, khảo nghiệm hay sản xuất. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp không thể mở rộng quy mô hay định hướng phát triển lâu dài.

Bên cạnh đó, cơ chế về thuế và tín dụng cũng còn nhiều bất cập. Dù Nhà nước đã có chủ trương hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo, nhưng trên thực tế, việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi vẫn rất khó khăn. Các quỹ khoa học công nghệ còn hạn chế, thiếu cơ chế linh hoạt để doanh nghiệp dễ tiếp cận và sử dụng. Mặt khác, hệ thống pháp luật hiện nay cũng chưa đồng bộ.

Có sự chồng chéo giữa Luật Khoa học và Công nghệ với Luật Trồng trọt, gây cản trở trong quá trình triển khai thực tiễn. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại đang gặp khó trong việc tiếp cận và ứng dụng chuyển đổi số.

Từ thực trạng trên, ông Trần Mạnh Báo đề xuất Nhà nước cần sớm ban hành cơ chế riêng cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm chính sách về đất đai, tín dụng, thuế và đào tạo nhân lực.

Đồng thời, cần sửa đổi Luật Trồng trọt để thống nhất với các luật liên quan, hình thành các quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo, ưu tiên cho các doanh nghiệp tư nhân có năng lực nghiên cứu và ứng dụng. Ngoài ra, cũng cần xây dựng cơ chế hợp tác và chuyển giao công nghệ rõ ràng giữa khu vực công và tư để doanh nghiệp có thể tận dụng tốt hơn các nguồn lực hiện có.

Về trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành, lãnh đạo các địa phương, Thủ tướng nêu rõ 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Thứ nhất, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thực hiện đúng vai trò kiến tạo, không sa vào những việc cụ thể: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế tư nhân; thiết kế công cụ để kiểm tra, giám sát, tập trung hậu kiểm thay vì tiền kiểm; đánh giá, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, xây dựng lý luận; thi đua khen thưởng, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân với quan điểm "thương trường là chiến trường" thì "doanh nhân là chiến sĩ"; đồng thời xử lý các vi phạm một cách kịp thời, chấn chỉnh, không ảnh hưởng tới danh dự của doanh nhân, doanh nghiệp. Thủ tướng nêu rõ, sẵn sàng tôn vinh các doanh nhân là anh hùng và các danh hiệu khác nếu xứng đáng với sự đóng góp.

Thứ hai, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt hơn nữa 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính, giảm thời gian, giảm chi phí tuân thủ, giảm công sức cho người dân và doanh nghiệp; phát triển hạ tầng để tạo không gian phát triển mới, các khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ mới, tăng giá trị gia tăng của đất, giảm chi phí đầu vào, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm; đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp khi phát triển.

Thứ ba, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó có an toàn, an ninh mạng, để doanh nghiệp có điều kiện phát triển nhanh, bền vững. "Chúng ta không thể phát triển nhanh, bền vững trong một đất nước không ổn định, không bảo đảm trật tự an toàn, không có độc lập, tự do", Thủ tướng nêu rõ.

Thứ tư, Đảng, Nhà nước, các cơ quan có trách nhiệm liên quan phải bảo đảm tiếp cận bình đẳng về vốn, tài nguyên, đất đai, nguồn nhân lực, về pháp lý, quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản của doanh nghiệp.

Thứ năm, Thủ tướng yêu cầu thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp để tìm đầu ra cho vướng mắc. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua đã thường xuyên tích cực, chủ động gặp doanh nghiệp, từ đầu năm 2025 đã gặp ít nhất 3 lần để bàn về việc xây dựng Nghị quyết 68, để tháo gỡ khó khăn và để phản ứng chính sách với các diễn biến mới của tình hình.

Thủ tướng yêu cầu phải giải quyết yêu cầu, đề xuất của doanh nghiệp trong vòng 2 tuần
Thủ tướng Chính phủ trực tiếp trao đổi, trả lời nhiều kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đề xuất việc gặp gỡ hằng quý, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cũng phải tương tự như vậy, phải gặp gỡ doanh nghiệp thường xuyên, định kỳ hơn để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong ngành, lĩnh vực quản lý. Cùng với đó, phát huy vai trò Cổng pháp luật quốc gia vừa được khai trương.

Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị phải giải quyết xong các yêu cầu, đề xuất, khó khăn của doanh nghiệp trong vòng 2 tuần,

"Được hay không được thì phải nói, giải quyết đến đâu thông báo đến đấy chứ không chỉ trong nội bộ, cứ ỉm đi là không được", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thứ sáu, với các đề xuất, nhất là những sáng kiến, những vấn đề cần có quản lý Nhà nước, xây dựng pháp luật thì các bộ, ngành cơ quan lắng nghe, tiếp thu đầy đủ, nếu không tiếp thu phải giải trình đầy đủ.

Thứ bảy, Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan nhiều tới hoạt động doanh nghiệp như Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải thường xuyên rà soát các chính sách như chính sách tiền tệ, tài khóa, nguyên vật liệu, xây dựng…

Về chính sách tiền tệ, Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng cố gắng chia sẻ với doanh nghiệp, doanh nghiệp phát triển thì ngân hàng mới phát triển được.

Về chính sách tài khóa, Thủ tướng cho rằng chính sách thuế, phí, lệ phí… khi cần phải làm ngay, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, "khi người mới ốm thì chữa rất đơn giản nhưng để bệnh nặng lên thì vừa mất thời gian, vừa phải thuốc nhiều hơn, nằm viện nhiều hơn, chi phí nhiều hơn, tốn kém nhiều hơn".

Thủ tướng yêu cầu phải giải quyết yêu cầu, đề xuất của doanh nghiệp trong vòng 2 tuần
Các doanh nghiệp tham dự Tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cũng tại tọa đàm, Thủ tướng chỉ đạo Văn phòng Chính phủ có văn bản giao các bộ, ngành rà soát, báo cáo, đề xuất Quốc hội sửa ngay những vướng mắc liên quan đất đai ngay trong năm nay, có thể sửa đổi Luật Đất đai hoặc ban hành một Nghị quyết để giải quyết các vướng mắc tại kỳ họp thứ 10 sắp tới.

"Các doanh nghiệp kiến nghị thì phải giải quyết trong 2 tuần, nhưng chúng ta cũng phải thường xuyên đổi mới, xem doanh nghiệp cần gì, vướng gì thì tích cực, chủ động giải quyết", Thủ tướng nói.

Kỳ vọng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Về các mong muốn, tin tưởng, kỳ vọng với doanh nghiệp, doanh nhân, Thủ tướng cũng nêu rõ 6 nội dung.

Thứ nhất, doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động đúng luật, đề cao đạo đức kinh doanh, trách nhiệm công dân.

Thứ hai, doanh nghiệp, doanh nhân không ngừng đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, quản trị thông minh, đặc biệt là chuyển giao công nghệ nguồn, công nghệ lõi, doanh nghiệp phải đi đầu, tiên phong, đi trước đón đầu trong lĩnh vực này để mang lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

Ngay trước Tọa đàm, Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện nghi thức bấm nút khai trương Cổng Pháp luật quốc gia đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp bước vào kỷ nguyên mới

Mở đầu Tọa đàm, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã công bố Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 30/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia triển khai Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Thứ ba, các doanh nghiệp tư nhân chia sẻ, giúp đỡ, hợp tác, kết nối chặt chẽ, hiệu quả hơn với nhau, với các doanh nghiệp FDI, với các doanh nghiệp Nhà nước để tạo chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, chuỗi dịch vụ rộng hơn, mang tính cả nước và phạm vi toàn cầu.

Thứ tư, các hộ kinh doanh phải trở thành doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp lớn trở thành doanh nghiệp toàn cầu, đa quốc gia, có chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ năm, doanh nghiệp, doanh nhân tích cực tham gia vào quá trình bảo đảm tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội, bảo đảm quyền tiếp cận bình đẳng của người dân về tất cả các lĩnh vực mà Đảng, Nhà nước quan tâm, đặc biệt là tiếp cận bình đẳng với hạ tầng, giáo dục, y tế, điện, sóng…, đặc biệt là tích cực tham gia xây dựng nhà ở xã hội và xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước.

Thủ tướng yêu cầu phải giải quyết yêu cầu, đề xuất của doanh nghiệp trong vòng 2 tuần
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút khai trương Cổng Pháp luật quốc gia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ sáu, doanh nghiệp, doanh nhân cùng Chính phủ, các bộ, ngành dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước tham gia kiến tạo phát triển, góp ý xây dựng thể chế, phát triển hạ tầng, đào tạo nhân lực chất lượng cao, góp phần để xây dựng và bảo vệ đất nước chúng ta theo hướng "ổn định bền vững, phát triển bền vững, tương lai bền vững", nhân dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.

Về các đề xuất của doanh nghiệp tại tọa đàm, lãnh đạo một số bộ, ngành đã phản hồi, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp, giao các bộ, ngành tiếp tục phản hồi, trả lời doanh nghiệp.

Phát biểu tại sự kiện, bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc Vinamilk bày tỏ sự kỳ vọng vào quyết tâm của Chính phủ.

Bà cho rằng, nếu Chính phủ và doanh nghiệp cùng đồng lòng, phát triển sẽ không chỉ dừng ở tăng trưởng GDP hay doanh số mà còn hướng đến sự bền vững, xanh, sạch và có trách nhiệm xã hội. Doanh nghiệp cần tuân thủ pháp luật, đồng thời không làm những điều tuy không bị cấm nhưng có thể gây hại cho cộng đồng.

Bà Mai Kiều Liên kiến nghị rằng, bây giờ chính sách rất nhiều, pháp luật rất nhiều, doanh nghiệp hứa sẽ tuân thủ pháp luật của Nhà nước để phát triển. Nhưng trong quá trình thực hiện mà có lúc bị trục trặc, vướng mắc thì rất mong các bộ, ngành, các cấp và Chính phủ xử lý, giải quyết nhanh. Đối với doanh nghiệp, nhiều khi có cơ hội thì có thể đi nhanh trước 5, 10 năm còn nếu mất cơ hội thì phải chậm mất 50 năm.

Tổng Giám đốc Vinamilk thẳng thắn chia sẻ, tại Vinamilk, vấn đề phát sinh từ dưới lên tới Tổng Giám đốc thì yêu cầu chỉ trong 48 tiếng, người quyết định cuối cùng phải xử lý xong.

"Đối với Chính phủ, tôi mong có thể cho thời gian là bao nhiêu, từ khi có vấn đề vướng mắc cho đến khi lên tới Thủ tướng? Trong vòng 7 ngày, 15 ngày, bao nhiêu cũng được. Nghĩa là có một thời gian nhất định để giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp. Nếu giải quyết được những điều đó, sẽ giống như luồng nước, nghẹt chỗ nào thì sẽ đứng im, còn nếu được khơi thông thì sẽ phát triển", bà Liên nói.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho  Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Ngày 17/7, Đảng ủy xã Đoài Phương tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, đồng thời thảo luận một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), từ ngày 15 - 17/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tùng Thiện đã tổ chức 3 đoàn công tác đi thăm và tặng quà cho 15 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu trên địa bàn.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Qua rà soát mới nhất, đến nay cả nước có 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài nhiều năm, với giá trị, nguồn lực rất lớn của xã hội đang bị lãng phí. Các dự án tồn đọng, các vướng mắc về pháp lý liên quan quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch…
“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

Vượt khỏi khuôn khổ của một sân chơi thiết kế thông thường, cuộc thi sáng tạo xe máy điện “Bản sắc Việt” là hành trình đặc biệt, nơi những ý tưởng sáng tạo và tình yêu văn hóa Việt được hòa quyện, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.
Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Ngày 17/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận số 178-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phường Từ Liêm có nghề truyền thống sản xuất bún Phú Đô, trải qua những thăng trầm của nghề, đến nay nghề sản xuất bún vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, cũng như thực trạng chung của nhiều làng nghề khác, Phú Đô phải đối mặt với vấn đề nan giải trong xử lý nước thải và khí thải. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cùng người dân đang từng bước áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại vào quy trình sản xuất bún.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Qua rà soát mới nhất, đến nay cả nước có 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài nhiều năm, với giá trị, nguồn lực rất lớn của xã hội đang bị lãng phí. Các dự án tồn đọng, các vướng mắc về pháp lý liên quan quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch…
Bộ Ngoại giao lên tiếng vụ khách Hàn Quốc đánh người phụ nữ Việt Nam

Bộ Ngoại giao lên tiếng vụ khách Hàn Quốc đánh người phụ nữ Việt Nam

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 17/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi về vụ việc 2 phụ nữ Hàn Quốc hành hung người Việt tại quán chụp ảnh.
Cảnh giác trước lời mời ra nước ngoài làm việc nhẹ lương cao

Cảnh giác trước lời mời ra nước ngoài làm việc nhẹ lương cao

Đại diện Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam cần tỉnh táo trước những lời mời chào ra nước ngoài làm việc nhẹ lương cao, không yêu cầu về bằng cấp, trình độ, không có hợp đồng ký kết, không thông qua doanh nghiệp, không thông qua tổ chức phái cử lao động.
Bộ Chính trị thi hành kỷ luật cán bộ

Bộ Chính trị thi hành kỷ luật cán bộ

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo đồng chí Đỗ Đức Duy và trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến theo thẩm quyền.
Không để chậm trễ, ách tắc thủ tục hành chính sau sắp xếp tổ chức bộ máy

Không để chậm trễ, ách tắc thủ tục hành chính sau sắp xếp tổ chức bộ máy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 110/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.
Mục tiêu tăng trưởng 8,3 - 8,5% năm 2025 không phải là "mục tiêu bất khả thi"

Mục tiêu tăng trưởng 8,3 - 8,5% năm 2025 không phải là "mục tiêu bất khả thi"

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 gồm các mục tiêu chủ yếu: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát khoảng dưới 4,5%, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt từ 8,3 - 8,5% và năm 2026 đạt 10% trở lên, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tổng đầu tư xã hội năm 2025 khoảng 2,8 triệu tỷ đồng… Đây là mục tiêu rất khó và có nhiều thách thức rất lớn nhưng không thể không làm và mục tiêu này cũng không phải mục tiêu bất khả thi.
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ

Chiều ngày 15/7, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cùng đoàn đại biểu đã về Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ.
MC Hoàng Linh bị xử phạt 107,5 triệu đồng vì vi phạm về quảng cáo

MC Hoàng Linh bị xử phạt 107,5 triệu đồng vì vi phạm về quảng cáo

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, Cục đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 312/QĐ-XPHC đối với bà Nguyễn Hoàng Linh (MC Hoàng Linh), do có sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
Điều kiện thi tuyển, xét tuyển, cộng điểm ưu tiên trong thi công chức

Điều kiện thi tuyển, xét tuyển, cộng điểm ưu tiên trong thi công chức

Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật Cán bộ, công chức sửa đổi là thay đổi căn bản về cách thức tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Nội dung này được cụ thể hóa tại Nghị định số 170/2025/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
UBND cấp xã sẽ cấp giấy phép xây dựng, quản lý nhà ở xã hội

UBND cấp xã sẽ cấp giấy phép xây dựng, quản lý nhà ở xã hội

Từ ngày 1/7, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã được trao thêm nhiều nhiệm vụ mới trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về xây dựng trước đây do cấp huyện giải quyết, trong đó có việc cấp giấy phép xây dựng nhà ở.
Xem thêm
Phiên bản di động