-->

Cử tri đề nghị bảo đảm giá nhà đất phù hợp với người lao động có nhu cầu thực tế

Cử tri thành phố Hà Nội đã gửi ý kiến, kiến nghị đến Kỳ họp 17 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI 234 nhóm vấn đề. Trong đó nhiều cử tri đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố có giải pháp ổn định thị trường bất động sản, bảo đảm giá nhà đất phù hợp với đối tượng người lao động; có hướng dẫn cụ thể về mức thu học phí; thực hiện cải cách tiền lương phù hợp...
Cử tri kiến nghị bảo đảm quyền lợi người dân khi thu hồi đất Hà Nội: Tiếp xúc cử tri chuyên đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm Quận Tây Hồ tiếp xúc cử tri về thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số

Thành phố cần có giải pháp bình ổn thị trường

Trước Kỳ họp thứ 17 HĐND thành phố Hà Nội khoá XVI chính thức khai mạc ngày 1/7, các đại biểu HĐND Thành phố đã tiếp xúc cử tri để báo cáo về dự kiến nội dung kỳ họp và ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Theo đó, kiến nghị chung đối với Thành phố có 46 nội dung; kiến nghị thuộc phạm vi địa bàn các quận, huyện là 184 nội dung; kiến nghị các vấn đề thuộc thẩm quyền của Trung ương 4 nội dung.

Theo ghi nhận tại các cuộc tiếp xúc cử tri, trong lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đất đai, nhiều cử tri đề nghị UBND Thành phố giảm bớt thủ tục hành chính, tiếp tục tăng cường liên thông các thủ tục hành chính đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, Thành phố rà soát lại toàn bộ việc quản lý tài sản công, tài sản liên kết đầu tư tại các cơ sở giáo dục để tránh thất thoát, lãng phí.

Cử tri đề nghị bảo đảm giá nhà đất phù hợp với đối tượng người lao động
Cử tri quận Hoàn Kiếm nêu ý kiến, kiến nghị tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp 17 HĐND Thành phố khoá XVI.

Cử tri đề nghị Thành phố có giải pháp kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường, kiểm soát giá vàng, giá lương thực, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu để việc cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 thực sự phát huy tác dụng, góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Cử tri cũng nêu thực trạng hiện giá nhà, đất trên địa bàn Thành phố rất cao, phần lớn là các nhà đầu tư mua đầu cơ, còn người dân, công nhân lao động có nhu cầu thực tế thì không có khả năng để mua được. Đồng thời, các cử tri đề nghị UBND Thành phố có giải pháp để ổn định thị trường bất động sản, khắc phục tình trạng đầu cơ, bảo đảm giá cả nhà đất phù hợp với đối tượng người lao động có nhu cầu thực tế.

Cũng theo cử tri, việc thu thuế đất phi nông nghiệp tại các xã giáp ranh quận đang ở mức cao hơn các xã khác trong cùng một huyện. Tuy nhiên, giá đất nông nghiệp khi thu hồi, giải phóng mặt bằng lại được UBND Thành phố ban hành khung giá chung của huyện, không có giá giáp ranh quận. Như vậy, đang có sự mâu thuẫn giữa áp giá giáp ranh quận khi thu thuế đất phi nông nghiệp và giá bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp thực hiện các dự án (giá bồi thường thấp). Cử tri đề nghị, Thành phố quan tâm xem xét điều chỉnh sự bất cập trên cho phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân.

Trong lĩnh vực quy hoạch, giao thông, đô thị, cử tri đề nghị Thành phố xem xét có quy định về thời gian cắt tỉa cây xanh trên địa bàn Thành phố, tránh tình trạng cắt tỉa tùy tiện, cắt tỉa nhiều không còn bóng mát.

Liên quan đến vấn đề an toàn phòng cháy, chữa cháy, cử tri đề nghị Thành phố cho lắp đặt các họng nước chữa cháy tại các điểm ở địa bàn có nhiều ngõ, ngách, đường nhỏ hẹp, xe chữa cháy không đi vào được. Cùng với đó, đề nghị UBND Thành phố và sở, ban ngành liên quan có giải pháp quản lý chặt chẽ hơn về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đặc biệt đối với loại hình nhà trọ và nhà ở kết hợp kinh doanh trong ngõ nhỏ.

Rà soát quỹ đất để xây dựng thêm các trường học công lập

Trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, cử tri quan tâm đến vấn đề gia tăng dân số cơ học trong khi số trường học công lập các cấp học chưa nhiều và đang quá tải (nhất là tại các quận nội thành) và cử tri đề nghị Thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát quỹ đất để xây dựng thêm các trường học công lập đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh Thủ đô.

Cử tri phản ánh việc Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND ngày 29/3/2024 của HĐND Thành phố chỉ quy định “mức trần” - mức tối đa áp dụng cho toàn thành phố Hà Nội mà không quy định mức tối thiểu và không phân chia theo khu vực đô thị, nông thôn, miền núi là rất khó khăn cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Cử tri đề nghị bảo đảm giá nhà đất phù hợp với đối tượng người lao động
Cử tri quận Đống Đa phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND Thành phố.

Nội dung này đã được UBND Thành phố chỉ đạo tại văn bản số 1320/UBND-KGVX ngày 4/5/2024, tuy nhiên, văn bản hướng dẫn này vẫn chung chung và phải thoả thuận, chưa phân chia theo khu vực (nội thành, ngoại thành, miền núi giống như đang áp dụng với các khoản thu học phí hiện nay) khiến cử tri, phụ huynh rất băn khoăn, lo lắng trong việc nhà trường áp dụng các mức tối đa vào năm học mới. Cử tri đề nghị Thành phố chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Giáo dục và đào tạo và các cơ quan liên quan có hướng dẫn cụ thể về cách xác định mức thu (có mức trần và mức sàn hoặc phương pháp tính cụ thể để xác định giá dịch vụ) làm cơ sở để phụ huynh và nhà trường xác định giá thoả thuận phù hợp.

Thực hiện cải cách tiền lương phù hợp

Đối với lĩnh vực tổ chức bộ máy, xây dựng chính quyền, cử tri đề nghị Thành phố quan tâm, chỉ đạo thực hiện lộ trình cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để phù hợp với tình hình phát triển của xã hội và tình hình tăng giá như hiện nay. Sau khi Luật Thủ đô sửa đổi được thông qua, cần sớm có cơ chế đặc thù về tiền lương, giúp cho cán bộ, công chức, viên chức cải thiện thu nhập.

Cử tri đề nghị bảo đảm giá nhà đất phù hợp với đối tượng người lao động có nhu cầu thực tế
Toàn cảnh Kỳ họp 17 khoá XVI HĐND Thành phố.

Cử tri quận phản ánh, trong thời gian vừa qua, Thành phố đã rất quan tâm đến công tác phân cấp, ủy quyền, trong đó có phân cấp thủ tục hành chính. Để việc ủy quyền thủ tục hành chính phù hợp, hiệu quả, đề nghị UBND Thành phố có chính sách bổ sung nguồn lực cho các đơn vị nhận ủy quyền bảo đảm đủ yêu cầu, điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Cử tri cũng đề xuất Thành phố tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền giải quyết các thủ tục hành chính để nhân dân thực hiện được thuận lợi hơn (cấp đổi giấy phép lái xe…).

Các ý kiến, kiến nghị của cử tri với từng vấn đề cụ thể trên địa bàn các quận, huyện cũng được các vị đại biểu HĐND Thành phố tổng hợp đầy đủ để gửi tới các cơ quan liên quan xem xét, trả lời, giải quyết thấu đáo.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động