Giải pháp nào để người tiêu dùng nhận diện được hàng giả, hàng nhái?
Hàng giả, thực phẩm bẩn hoành hành: Nỗi lo thường trực của người tiêu dùng Nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân |
Chương trình Toạ đàm được tổ chức với sự đồng hành của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội - Cơ quan thường trực Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Sở Công Thương Hà Nội, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, cùng đại diện một số doanh nghiệp, hiệp hội tiêu dùng…
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái “muôn hình vạn trạng”
Thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi cục đã kiểm tra, xử lý 2.068 vụ việc; chuyển cơ quan điều tra 37 vụ việc; phạt hành chính: 33,9 tỷ đồng; số tiền thu lợi bất hợp pháp: 15 tỷ đồng; trị giá hàng hóa tịch thu: 8,6 tỷ đồng; trị giá hàng hóa buộc tiêu hủy, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: 41,2 tỷ đồng. Tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 (gồm: phạt hành chính, tiền buộc nộp lại bất hợp pháp, tiền bán hàng hóa tịch thu): 53,3 tỉ đồng.
Phó Chi cục trưởng Chi Cục QLTT Hà Nội Dương Mạnh Hùng cho hay, nhằm qua mắt lực lượng chức năng, thời gian gần đây xuất hiện nhiều thủ đoạn mới của các đối tượng sản xuất hàng giả như khai hải quan không đúng thực tế hàng hóa. Che giấu nguồn gốc lô hàng vi phạm bằng cách cất giấu lẫn trong hàng hóa không vi phạm, đánh tráo, rút ruột, thẩm lậu đối với hàng hóa quá cảnh.
Đặc biệt nảy sinh một hình thức mới trao đổi giữa hàng thật với hàng giả, bằng cách nhập thuốc thật, sau đó tách vỉ hoặc gói, thay thế một số viên bằng thuốc giả kém chất lượng, nên rất khó phát hiện bằng kiểm tra thông thường.
![]() |
Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Thành Lợi phát biểu tại Toạ đàm. |
Đáng chú ý, các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử, các trang mạng xã hội để kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, ngày một gia tăng. Thậm chí các đối tượng bán hàng livestream trên các trang mạng xã hội ở một nơi nhưng kho hàng thì được tập kết ở nơi khác đã gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.
Với việc bán hàng qua các tài khoản ảo, không đăng ký kinh doanh, không niêm yết địa chỉ cụ thể, thậm chí sử dụng kho hàng “di động” hoặc vận chuyển thông qua shipper, cộng tác viên trung gian. Việc truy vết và xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn khi đối tượng không trực tiếp xuất hiện hoặc cố tình phủ nhận quyền sở hữu. Đáng chú ý, nhiều trường hợp còn lợi dụng hình ảnh người nổi tiếng, những nhân vật có lượng tương tác lớn, có ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng cáo sai sự thật, tạo lòng tin giả tạo trong người tiêu dùng và đánh lạc hướng dư luận.
“Vừa qua lực lượng QLTT Hà Nội đã bắt giữ số lượng lớn nước hoa giả lên tới trên 61.000 sản phẩm gồm nước hoa và mỹ phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng… Điều đáng nói là đối tượng buôn bán mặt hàng này đã lợi dụng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để tiêu thụ hàng giả, hàng kém nhãn mác”, ông Hùng nêu ví dụ.
![]() |
Các đại biểu tham dự tọa đàm thông tin về các thủ đoạn sản xuất tiêu thụ hàng giả. |
Đồng tình với phản ánh này, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 Hoàng Thế Nhu cho hay, Tổng Công ty May 10 đã phát hiện và ghi nhận rất nhiều trường hợp các tổ chức, cá nhân lợi dụng, giả mạo thương hiệu với nhiều mục đích khác nhau.
Các đối tượng này bán sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, mạo danh bán đồng phục công sở, áo polo, hàng xả kho, hàng xuất dư với danh nghĩa May 10. Tình trạng này gia tăng đáng kể từ đầu năm 2022 đến nay, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok và Zalo.
Không chỉ vậy, các đối tượng này còn lập công ty có tên gần giống như “May Mười”, “May 10 Hà Nội”, gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho người tiêu dùng. Một số doanh nghiệp/cửa hàng có tên đăng ký gần giống, gây nhầm lẫn để từ đó chào hàng các đơn đồng phục, may mặc giá rẻ nhưng kém chất lượng, khiến người tiêu dùng lầm tưởng là đang làm việc với thương hiệu thời trang May 10.
Cần sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp, để ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng bên cạnh sự vào cuộc tích cực của lực lượng chức năng còn đòi hỏi người tiêu dùng “thông minh”. Nhưng để làm được điều này đòi hỏi cơ quan quản lý, doanh nghiệp đẩy mạnh truyền thông, quảng bá sản phẩm, kết nối cung-cầu qua đó giúp người tiêu dùng có thể nhận biết hàng thật-hàng giả.
Tại Tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế Đô thị nhấn mạnh, trong những năm qua, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Song song với sự những thành công đó, thị trường trong nước vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nổi bật là vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
![]() |
Các đại biểu đề ra giải pháp chống hàng giả tại tọa đàm. |
Trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, chúng ta không chỉ cần một hệ thống pháp lý mạnh mẽ và lực lượng chức năng chuyên nghiệp, mà còn cần sự đồng lòng và trách nhiệm của cả cộng đồng - đặc biệt là vai trò của người tiêu dùng và báo chí. Khi người tiêu dùng có đủ thông tin, đủ kỹ năng nhận diện và dũng cảm nói không với hàng giả, hàng nhái thì đó chính là một “lá chắn” hữu hiệu bảo vệ thị trường trong nước.
Tổng Biên tập Nguyễn Thành Lợi khẳng định, trong thời đại số, công tác truyền thông và báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tuyên truyền, cảnh báo, phản biện và định hướng dư luận. Với trách nhiệm xã hội của mình, Báo Kinh tế & Đô thị cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái; lan tỏa thông tin tích cực, khuyến khích thói quen tiêu dùng có trách nhiệm và tôn vinh những doanh nghiệp làm ăn chân chính, sáng tạo, lấy chất lượng làm nền tảng phát triển.
Dưới góc độ cơ quan quản lý, Trường phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương Hà Nội) Hoàng Thị Diệu Hồng khuyến nghị, trước hết, một người tiêu dùng thông minh cần biết cách kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng của sản phẩm trước khi quyết định mua hàng.
Theo bà Hoàng Thị Diệu Hồng, việc lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng không chỉ giúp người tiêu dùng tránh khỏi nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Việc tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm trước khi mua là một nguyên tắc quan trọng.
Người tiêu dùng nên đọc kỹ nhãn sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật để đảm bảo chúng phù hợp với nhu cầu của mình. Ngoài ra, tham khảo đánh giá từ các nguồn tin uy tín hoặc người đã từng sử dụng sản phẩm cũng là cách giúp đưa ra quyết định chính xác hơn. Người tiêu dùng cần cảnh giác với các trang web giả mạo, không chia sẻ thông tin cá nhân với các nguồn không đáng tin cậy và ưu tiên mua hàng trên những nền tảng có chính sách bảo vệ khách hàng rõ ràng.
PGS.TS Nguyễn Thị Chính - Phó Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam - Giám đốc Công ty TNHH Nấm Linh Chi cho biết, vấn đề thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, thuốc, một số sản phẩm nấm dược liệu bị làm giả, làm nhái đang là một thách thức lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng và uy tín của cả một ngành công nghiệp cũng như những doanh nghiệp có nghiên cứu khoa học chân chính.
Để giải quyết vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Chính cho rằng, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và chính người tiêu dùng. Ở đó, các cơ quan quản lý cần tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái.
Xây dựng và bắt buộc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm để người tiêu dùng có thể dễ dàng kiểm tra thông tin về nguồn gốc, quy trình sản xuất của sản phẩm. Công bố công khai các sản phẩm đạt chuẩn chất lượng, các cơ sở sản xuất uy tín trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng có cơ sở lựa chọn.
![]() |
Ban tổ chức tặng hoa các diễn giả tham gia toạ đàm. |
Ông Lại Hoàng Dương - Giám đốc Công ty CP Truyền thông Máy tính Thánh Gióng nhìn nhận, nguyên nhân lớn nhất khiến hàng giả, hàng nhái vẫn tồn tại và len lỏi trên môi trường số hiện nay xuất phát từ hai yếu tố: nhu cầu thị trường và lỗ hổng nhận thức của người tiêu dùng…
Để bảo vệ thương hiệu Việt trên thị trường, ông Lại Hoàng Dương cho rằng, cần có một mối liên kết chặt chẽ, đồng bộ giữa doanh nghiệp - truyền thông - cơ quan quản lý Nhà nước. Ở đó, doanh nghiệp phải cam kết sản phẩm đạt chất lượng, minh bạch nguồn gốc. Truyền thông làm tốt vai trò định hướng, phản ánh trung thực, tích cực lan tỏa gương sáng, kịp thời cảnh báo vi phạm. Nhà nước cần hoàn thiện pháp luật, tăng cường giám sát và xử lý nghiêm minh.
“Khi ba trụ cột này phối hợp đồng bộ, cùng nhau nâng cao nhận thức xã hội, chúng ta sẽ từng bước xây dựng được niềm tin bền vững vào hàng Việt, đẩy lùi hàng giả, hàng nhái khỏi thị trường…”, ông Lại Hoàng Dương bày tỏ quan điểm.
Theo Phó Chi cục trưởng Chi Cục QLTT Hà Nội Dương Mạnh Hùng, trong thời gian 7 tháng đầu năm 2025, việc kiểm soát tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên địa bàn Hà Nội đã có những dấu hiệu tích cực. Điều này thể hiện một phần nhờ sự chuyển biến trong nhận thức tiêu dùng của xã hội, nhưng quan trọng hơn cả là do sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan có thẩm quyền.
Mặc dù vậy, sự phức tạp và phát triển nhanh chóng của các phương thức kinh doanh, đặc biệt là trên thương mại điện tử, môi trường số cũng đòi hỏi các lực lượng chức năng phải đổi mới phương thức kiểm tra, nghiên cứu và nắm bắt kịp thời các dấu hiệu, hành vi vi phạm. Bên cạnh đó là nâng cao năng lực khai thác các công cụ số nhằm truy vết giao dịch, kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa trên môi trường trực tuyến một cách hiệu quả và linh hoạt hơn.
Để người Việt tự hào dùng hàng Việt, hàng Việt chinh phục người Việt Phát biểu tại Tọa đàm, ông Phạm Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội cho biết, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Thủ đô Hà Nội tiếp tục được đẩy mạnh và chuyển sang một giai đoạn mới “Người Việt Nam tự hào dùng hàng Việt Nam”, “Hàng Việt chinh phục người Việt”. Trong những năm qua, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã từng bước tạo được sự lan tỏa sâu rộng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, Thủ đô. Từ nhận thức đến hành động, người dân Việt Nam ngày càng tin tưởng, lựa chọn và ưu tiên sử dụng hàng hóa do doanh nghiệp Việt sản xuất. Nhiều thương hiệu Việt đã dần khẳng định được vị trí, uy tín và chất lượng trên thị trường nội địa cũng như quốc tế. Sức tiêu thụ hàng Việt Nam đã sôi động hơn, tâm lý tiêu dùng hàng nội địa trở thành thói quen của người dân.
Năm 2025, thành phố Hà Nội tiếp tục xác định cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô… “Việc triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Hà Nội năm 2025 đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của người dân Thủ đô, hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp Việt và từng bước xây dựng môi trường tiêu dùng minh bạch, lành mạnh”- ông Phạm Anh Tuấn khẳng định. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hiện đang bước sang một giai đoạn mới trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Ông Phạm Anh Tuấn cho biết, để cuộc vận động tiếp tục phát huy tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển thương hiệu, phát triển thị trường, Ban chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội đề ra nhiều giải pháp. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên sẽ cùng các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các chuyên gia và người tiêu dùng đồng hành tiếp tục tăng cường kiểm soát, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên thị trường; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp trong việc bảo vệ thương hiệu, bảo đảm chất lượng sản phẩm; Xây dựng ý thức tiêu dùng thông minh, có trách nhiệm trong Nhân dân… Để việc “nói không với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng” không chỉ là một hành động tiêu dùng văn minh mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam đối với sự phát triển bền vững của đất nước. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xây dựng cộng đồng văn minh, giữ gìn cốt cách người Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Phường Hai Bà Trưng ra quân thực hiện “Ngày cuối tuần xanh”

Vân Đình rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội Đảng

Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác Mặt trận

Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu

Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc
Tin khác

Tiếp tục thêm khách hàng trúng voucher 20 triệu đồng từ Trà Xanh không độ
Tiêu dùng 24/07/2025 20:47

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025
Tiêu dùng 23/07/2025 18:17

Nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2025
Tiêu dùng 23/07/2025 13:36

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão
Tiêu dùng 22/07/2025 14:23

Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ
Tiêu dùng 21/07/2025 13:01

Siết chặt quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để bảo vệ cộng đồng
Tiêu dùng 19/07/2025 10:14

Infographic - Quản lý thị trường Hà Nội xử lý 2.064 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm 2025
Tiêu dùng 18/07/2025 18:21

Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế
Tiêu dùng 17/07/2025 14:12

Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng
Tiêu dùng 17/07/2025 12:33

Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh
Tiêu dùng 16/07/2025 18:23