--> -->

Chữa “căn bệnh” ùn tắc, cần có “thuốc đặc trị”

Thực tế cho thấy, khi hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, không theo kịp với sự gia tăng về dân số và lượng xe cá nhân, ùn tắc giao thông tại Hà Nội vẫn là “căn bệnh” mãn tính. Để xử lý ùn tắc, đòi hỏi các ngành chức năng liên quan cần có giải pháp và sự chủ động hơn trong vấn đề này.
Sớm cải tạo nút giao Sa Đôi - Đại Mỗ để giảm thiểu ùn tắc giao thông Ngày đầu dựng “lô cốt” trên đường Nguyễn Trãi: Giao thông ùn tắc nhẹ Cử tri quận Thanh Xuân kiến nghị giảm ùn tắc giao thông đường Khuất Duy Tiến

Vẫn là “căn bệnh” mãn tính

Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước. Hơn bất kỳ đâu, vai trò của giao thông đặc biệt quan trọng với Hà Nội. Tuy nhiên, dù đã có nhiều cố gắng song ùn tắc giao thông vẫn là câu chuyện nan giải mà Hà Nội phải đối mặt. Theo tìm hiểu, nhiều trục giao thông có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông lớn đã và đang đối mặt với tình trạng ùn tắc, đặc biệt là vào các khung giờ cao điểm.

Chữa “căn bệnh” ùn tắc, cần có “thuốc đặc trị”
Ùn tắc giao thông vẫn là câu chuyện nan giải.

Cụ thể, để thi công hạng mục xây dựng bổ sung 2 đơn nguyên cầu vượt thép tại nút giao thông Mai Dịch, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã tổ chức phân luồng giao thông theo hình thức đảo xuyến trung tâm kết hợp đèn tín hiệu tại nút giao Mai Dịch (quận Cầu Giấy). Tuy nhiên, do hàng rào được dựng và chiếm hơn nửa lòng đường, suốt những ngày gần đây, khu vực này đã ùn ứ kéo dài. Vào khung giờ cao điểm, người dân phải chật vật nhích từng mét qua nút giao này. Tình trạng ùn tắc cũng có dấu hiệu xuất hiện ở đường trên cao Vành đai 3 và đường dưới thấp Phạm Hùng hướng về nút giao Mai Dịch.

Bên cạnh việc dựng “lô cốt” làm hạn chế năng lực lưu thông của đường, ùn tắc giao thông còn có nguyên nhân chủ quan từ ý thức người điều khiển phương tiện. Dễ thấy, tại cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương dù có biển cấm xe máy vào các khung giờ 6h - 9h và 16h - 19h30, tuy nhiên, các phương tiện vẫn lũ lượt kéo lên cầu vượt. Phương tiện cố di chuyển lên trên cầu, khiến tình hình giao thông tại đây vào khung giờ cao điểm trở nên phức tạp. Đáng nói, tại đây, khi vừa xuống cầu, hàng loạt xe máy tiếp tục di chuyển vào làn đường dành riêng cho BRT (đường cho xe buýt nhanh), tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Thực tế, tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố là không thể tránh khỏi và diễn biến ngày càng phức tạp. Nguyên nhân được Sở Giao thông vận tải Hà Nội chỉ ra là do dân số của Thành phố đang tập trung quá cao. Hà Nội hiện có trên 8,4 triệu người, cùng đó số lượng phương tiện giao thông đường bộ tính đến nay khoảng trên 7,9 triệu phương tiện các loại (có khoảng 1,1 triệu xe ô tô và 6,6 triệu xe máy; 0,2 triệu xe máy điện). Mặt khác, tốc độ tăng trưởng bình quân của phương tiện giai đoạn 2019 - 2022 là trên 10% đối với ô tô và trên 3% đối với xe máy, chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông trên địa bàn.

Mật độ dân số đông, số lượng phương tiện xe cá nhân cao, tuy nhiên tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông tính trên diện tích đất xây dựng đô thị lại “khiêm tốn”. Qua tính toán, hiện tỷ lệ này mới đạt được 10,35% (chỉ tăng được khoảng từ 0,26-0,3%/năm); diện tích đất giành cho giao thông tĩnh mới được dưới 1%; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt được khoảng 18,5%.

Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan khiến giao thông ùn tắc còn phải kể đến như: Ý thức của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông chưa cao; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ khép kín theo quy hoạch; các công trình thi công gây thu hẹp mặt cắt các tuyến đường; tuyến đường có nhiều giao cắt với các ngõ, đường ngang gây xung đột giao thông dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông…

Tăng cường thêm giải pháp

Dù có những diễn biến phức tạp, tuy nhiên theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội “bức tranh” giao thông Hà Nội vẫn có những gam màu sáng. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm đơn vị này xử lý được 5/37 điểm đen ùn tắc gồm: Nút giao Châu Văn Liêm - Lê Quang Đạo, Đại La - Trần Đại Nghĩa, Ngã Tư Vọng, nút giao Sa Đôi - đường 70 và nút Ngã Tư Sở - Láng.

Đồng thời, để giải quyết ùn tắc giao thông, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã và đang tập trung vào những nhóm giải pháp, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ theo quy hoạch; tập trung đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường Vành đai, ưu tiên triển khai Vành đai 4; các tuyến trục chính hướng tâm như Quốc lộ 1, Quốc lộ 6; trục Tây Thăng Long các tuyến đường có tính kết nối, các cầu qua sông để tăng tính kết nối giao thông giữa các khu vực, đây là giải pháp cơ bản có tính bền vững và lâu dài.

Chữa “căn bệnh” ùn tắc, cần có “thuốc đặc trị”
Lực lượng chức năng phân luồng, giảm ùn tắc giao thông. Ảnh: Đinh Luyện

Song song với công tác hoàn thiện quy hoạch, nhiệm vụ duy tu, bảo trì hư hỏng hạ tầng giao thông, Hà Nội cũng tổ chức giao thông khoa học, hợp lý phát huy tối đa năng lực hệ thống giao thông hiện có như điều chỉnh chu kỳ đèn tại nút giao, xén mở rộng tối đa mặt đường, tạo các nhánh rẽ phải liên tục giảm bớt lưu lượng phương tiện dừng chờ tại nút… Cũng được xem là giải pháp thực hiện thường xuyên và mang lại hiệu quả thiết thực, nhanh chóng.

Cùng đó, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng quan tâm đến công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về nồng độ cồn, ma túy; các phương tiện cố tình đi ngược chiều, vượt đèn đỏ...; các vi phạm trong lĩnh vực vận tải hành khách, vận tải hàng hóa không đảm bảo an toàn giao thông, gây ùn tắc giao thông…

Quanh câu chuyện về ùn tắc giao thông, nhiều ý kiến cho rằng, ùn tắc ở góc độ nào đó cũng cho thấy, công tác quản lý giao thông và quy hoạch đô thị chưa tốt. Minh chứng cho điều này có thể thấy ngay tại khu vực quận Hà Đông. Theo đó, Hà Đông có tốc độ phát triển tương đối mạnh, hiện đã xây dựng nhiều khu đô thị mới. Một lượng lớn người hàng ngày, buổi sáng từ các khu đô thị này đi vào trung tâm Thành phố và buổi chiều lại đi từ trung tâm Thành phố về nhà đã tạo nên dòng giao thông “con lắc” trên 2 tuyến đường Nguyễn Trãi và Tố Hữu - Lê Văn Lương. Nếu nhẩm tính đơn giản, riêng cư dân khu đô thị đã nhồi nhét gần chục vạn người… số lượng này đều đổ ra đường thì áp lực giao thông và ùn tắc là hiển nhiên.

Giáo sư, Tiến sĩ Từ Sỹ Sùa - Giảng viên Đại học Giao thông vận tải cho biết, hiện có 5 vấn đề lớn của đô thị hiện đại cần phải quan tâm là: Nhà ở, việc làm, giao thông đô thị, môi trường và nước sạch. Ở Hà Nội, tình trạng ách tắc giao thông đang ngày càng trầm trọng. Nguyên nhân của tình trạng cũng được Giáo sư, Tiến sĩ Từ Sỹ Sùa chỉ ra là do hạ tầng giao thông không theo kịp sự phát triển của phương tiện giao thông.

Ở góc độ chuyên gia nghiên cứu, ông Bùi Danh Liên - Chuyên gia giao thông cho rằng, giảm ùn tắc và hạn chế phương tiện giao thông cá nhân không chỉ là trách nhiệm riêng của Sở Giao thông vận tải Hà Nội. Nói cách khác, để làm và giải quyết “bài toán” này cần toàn xã hội vào cuộc. Trước mắt, Hà Nội và các đơn vị liên quan cần tập trung tối đa mọi nguồn lực để đầu tư hình thành một cách hoàn chỉnh mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông khung. Cùng đó, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người tham gia giao thông.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), ngày 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son”.
Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh

Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh

Sáng ngày 16/7, GO! Hưng Yên, một trong những Trung tâm thương mại dịch vụ hiện đại bậc nhất tỉnh Hưng Yên chính thức được tập đoàn Central Retail Việt Nam khai trương và đưa vào hoạt động tại đường Tô Hiệu, phường Phố Hiến, tỉnh Hưng Yên.
Nâng cao tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT: Hà Nội tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Nâng cao tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT: Hà Nội tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Ngày 16/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị làm việc với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn phường Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Phú Lương, Kiến Hưng về việc tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động.
Không tiêm phòng sau nhiều lần bị chó cắn, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Không tiêm phòng sau nhiều lần bị chó cắn, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Ông Đ.H.B (62 tuổi, làm nghề lái xe, trú tại Bắc Ninh) từng nhiều lần bị chó cắn, lần gần nhất cách đây gần ba tháng. Khi đó, ông bị chó nhà hàng xóm cắn vào mặt ngoài cẳng chân phải nhưng không tới cơ sở y tế để xử trí, hay tiêm phòng dại. Con chó được theo dõi khoảng mười ngày, sau đó xuất hiện biểu hiện hung dữ và bị gia chủ bán đi.
Quả bơ - "Siêu thực phẩm" từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe

Quả bơ - "Siêu thực phẩm" từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe

Trong những năm gần đây, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Giữa muôn vàn lựa chọn, quả bơ - một loại trái cây quen thuộc được các chuyên gia dinh dưỡng và y học đánh giá cao. Không chỉ thơm ngon, dễ ăn, bơ còn là một kho tàng dinh dưỡng tự nhiên mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho cơ thể.
Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các địa phương, doanh nghiệp, thời gian qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo và các sự kiện liên kết vùng để nâng cao năng lực triển khai thương mại điện tử (TMĐT) tại các tỉnh, thành phố. Đồng thời, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ số vào kinh doanh.
Khẳng định rõ nét vai trò của tổ chức Công đoàn Thủ đô

Khẳng định rõ nét vai trò của tổ chức Công đoàn Thủ đô

6 tháng đầu năm, các cấp Công đoàn Thủ đô không ngừng nỗ lực, tích cực tham gia xây dựng và triển khai các chính sách pháp luật, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thiết thực nhằm cải thiện đời sống cho đoàn viên, người lao động. Những kết quả trên không chỉ khẳng định vai trò đại diện của tổ chức Công đoàn mà còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn Thủ đô.

Tin khác

Hà Nội tăng cường phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Hà Nội tăng cường phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Nhằm nâng cao mức độ an toàn, phòng ngừa và xử lý hiệu quả các tình huống cháy nổ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án bổ sung hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông.
Chuyển đổi giao thông xanh: Nhiệm vụ cấp bách, hành động quyết liệt!

Chuyển đổi giao thông xanh: Nhiệm vụ cấp bách, hành động quyết liệt!

Ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên… đang đặt ra những thách thức chưa từng có đối với các đô thị lớn trên toàn cầu. Hà Nội là thành phố đông dân, mật độ phương tiện cao, việc chuyển đổi sang giao thông xanh, sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng… không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu cấp bách. Với quyết tâm chính trị cao và những bước đi cụ thể, Hà Nội đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, xanh, sạch và bền vững, góp phần kiến tạo một đô thị đáng sống cho hôm nay và mai sau.
Giao thông bền vững và bài học từ thế giới cho Hà Nội

Giao thông bền vững và bài học từ thế giới cho Hà Nội

Trong thế kỷ XXI, khi các đô thị ngày càng đông đúc và tài nguyên dần cạn kiệt, khái niệm giao thông bền vững nổi lên như một giải pháp toàn diện, hướng tới phát triển hài hòa giữa con người, môi trường, kinh tế. Nhiều quốc gia đã đi trước, thành công trong việc chuyển đổi hệ thống giao thông đô thị theo hướng xanh - sạch - hiệu quả. Việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước chính là “tấm gương soi” quý giá để thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước ta nói chung có thể vạch ra con đường phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Hà Nội đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi phương tiện giao thông xanh trước năm 2030

Hà Nội đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi phương tiện giao thông xanh trước năm 2030

Hà Nội đặt mục tiêu, quyết tâm chuyển đổi xe buýt xanh chậm nhất đến năm 2030. Đến nay, Thành phố đã hoàn thành mục tiêu kế hoạch của năm 2026. Tuy nhiên, cần đảm bảo được tiến độ ở những giai đoạn tiếp theo và sự quan tâm của các sở, ngành.
Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp

Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp

Phương tiện giao thông là nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí khoảng 60% tại Hà Nội. Trong quá trình chuẩn hóa vùng phát thải, chống ô nhiễm theo vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3, thành phố Hà Nội sẽ quy định đồng bộ các nội dung liên quan tới tác nhân phát thải, đặc biệt là kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân toàn diện, toàn bộ để tạo lập một vùng phát thải thấp.
Nhức nhối những thói xấu ăn sâu trong giao thông đô thị

Nhức nhối những thói xấu ăn sâu trong giao thông đô thị

Là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước, Hà Nội không ngừng nỗ lực xây dựng một nền văn hóa giao thông văn minh, hiện đại, xứng tầm với vị thế của Thủ đô. Thế nhưng, hành trình ấy đang gặp không ít trở ngại khi nhiều thói quen xấu trong ứng xử giao thông vẫn tồn tại một cách dai dẳng. Từ việc vượt đèn đỏ, lấn làn, bấm còi vô tội vạ cho đến thái độ ứng xử thiếu kiềm chế... tất cả đang làm xấu đi hình ảnh giao thông đô thị và đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả trong việc xây dựng nếp sống văn hóa giao thông hiện nay.
AI giám sát giao thông: Hình thành văn hóa giao thông mới cho người dân Thủ đô

AI giám sát giao thông: Hình thành văn hóa giao thông mới cho người dân Thủ đô

Việc triển khai hệ thống camera AI thay thế dần lực lượng Cảnh sát giao thông đang nhận được sự đồng tình từ nhiều tầng lớp xã hội. Không chỉ nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm, công nghệ này còn mang đến sự công bằng, minh bạch và góp phần hình thành văn hóa giao thông mới cho người dân Thủ đô.
Transerco: Giữ vững ổn định, tăng tốc chuyển đổi xanh

Transerco: Giữ vững ổn định, tăng tốc chuyển đổi xanh

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đồng thời chủ động mở rộng các lĩnh vực kinh doanh mới, bắt nhịp xu thế chuyển đổi xanh và chuyển đổi số.
Những tuyến phố nào sẽ cấm xe máy sử dụng nguyên liệu hóa thạch từ 7/2026?

Những tuyến phố nào sẽ cấm xe máy sử dụng nguyên liệu hóa thạch từ 7/2026?

Theo yêu cầu của Thủ tướng, từ tháng 7/2026, xe mô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xe máy chạy xăng) sẽ không được đi vào khu vực phạm vi một số các tuyến phố trong khu vực nội đô.
Hà Nội: Điều chỉnh lộ trình 2 tuyến buýt để thích ứng với tổ chức giao thông mới

Hà Nội: Điều chỉnh lộ trình 2 tuyến buýt để thích ứng với tổ chức giao thông mới

Nhằm bảo đảm hoạt động vận tải hành khách công cộng thích ứng với phương án tổ chức giao thông mới tại khu vực đường Hồ Tùng Mậu, Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội đã quyết định điều chỉnh lộ trình của hai tuyến xe buýt số 49 và 56A.
Xem thêm
Phiên bản di động