Hà Nội đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi phương tiện giao thông xanh trước năm 2030
Xu thế tất yếu của đô thị hiện đại Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp |
Sáng 16/7, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự cuộc họp với đại diện các sở, ngành cùng các doanh nghiệp liên quan về tiến độ triển khai những chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội trong đổi chuyển đổi xanh phương tiện giao thông.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, thời gian qua, Thành phố đã chủ động triển khai lộ trình chuyển đổi phương tiện xanh nhằm đảm bảo đồng bộ, quyết liệt để hướng tới môi trường xanh, tiên phong là chuyển đổi xe buýt, trong đó có Tổng Công ty Vận tải và các đơn vị ngoài Nhà nước cùng thực hiện.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thông tin, bám sát vào các tiêu chí đã đề ra, Hà Nội đặt mục tiêu, quyết tâm chuyển đổi xe buýt xanh chậm nhất đến năm 2030. Đến nay, Thành phố đã hoàn thành mục tiêu kế hoạch của năm 2026. Tuy nhiên, cần đảm bảo được tiến độ ở những giai đoạn tiếp theo và sự quan tâm của các sở, ngành.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tại buổi làm việc. |
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đào Việt Long cho biết, trong thời gian qua, công tác chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả tích cực. Giai đoạn 2025 - 2026, Sở Xây dựng đã hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi phương tiện xe buýt điện, năng lượng xanh. Đồng thời, mở rộng mạng lưới xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh; triển khai xây dựng các trạm sạc xe buýt điện, năng lượng xanh. Tỷ lệ chuyển đổi phương tiện xe buýt điện, năng lượng xanh trong năm năm 2025 là 10%; kế hoạch năm 2026 là 20 - 23%.
Trong giai đoạn 2027 - 2030, Sở Xây dựng sẽ triển khai công tác chuyển đổi theo lộ trình và hoàn thành công tác chuyển đổi 100% xe buýt sử dụng nhiên liệu xăng, dầu diesel sang xe buýt sử dụng điện. Đồng thời, mở rộng mạng lưới trạm sạc đảm bảo hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, mở rộng mạng lưới xe buýt điện để tăng tính kết nối, tăng năng lực cung ứng.
Tỷ lệ chuyển đổi phương tiện xe buýt điện, năng lượng xanh dự kiến đến năm 2027 tại Hà Nội đạt 34 - 39%; năm 2028 đạt 47 - 54%; năm 2029 đạt 79 - 89%; năm 2030 là 100%. Từ đầu năm 2025 đến nay, Thành phố đã đưa vào hoạt động 6 tuyến xe buýt điện, chiếm tỷ trọng 12,86%.
Đối với việc chuyển đổi xe taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi, hiện có 65 đơn vị đang hoạt động với tổng số 18.612 xe taxi. Đến hết tháng 6/2025, đã có 8.831 xe taxi điện, chiếm 47,4% số phương tiện taxi đang hoạt động. Hiện có 23 đơn vị taxi đã có văn bản gửi Sở, trong đó có kế hoạch chuyển đổi 100% xe điện thay thế cho các xe ngừng hoạt động đến hết năm 2030.
![]() |
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đào Việt Long báo cáo về công tác chuyển đổi phương tiện xanh trên địa bàn Hà Nội. |
Ông Đào Việt Long cho biết thêm, đơn vị đang tiến hành triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng trong việc chuyển đổi phương tiện xanh như: Xây dựng Nghị quyết về chính sách chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch theo điểm b khoản 2 Điều 28 Luật Thủ đô; chính sách hỗ trợ tài chính và ưu đãi; biện pháp hạn chế và điều tiết phương tiện gây ô nhiễm; chính sách phát triển và hỗ trợ hạ tầng năng lượng sạch…
Tuy nhiên, việc triển khai gặp không ít khó khăn về chi phí đầu tư cũng như hạ tầng trạm sạc, cơ chế tài chính cùng với tâm lý xã hội và thói quen tiêu dùng.
Do vậy, Sở Xây dựng kiến nghị UBND thành phố Hà Nội xem xét, cho ý kiến đối với dự thảo “Nghị quyết về chính sách, biện pháp, hỗ trợ chuyển đổi phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội” trên cơ sở tờ trình của Sở Xây dựng; đồng thời chấp thuận chủ trương xây dựng “Đề án chuyển đổi phương tiện giao thông cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội” để làm cơ sở triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Thanh Nam, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội cho biết, thực hiện kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội, đơn vị đã chủ động thực hiện chuyển đổi phương tiện với 4 tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu điện với tổng mức đầu tư 320 tỷ đồng. Tổng Công ty đặt mục tiêu xây dựng 70 trụ sạc xe buýt cho toàn lộ trình chuyển đổi. Chúng tôi cũng xây dựng cao điểm thực hiện kế hoạch vào năm 2027, hoàn thành toàn bộ việc chuyển đổi xanh phương tiện trong năm 2030.
Theo lãnh đạo Tổng Công ty vận tải Hà Nội, ngoài khó khăn trong nguồn vốn chuyển đổi, đơn vị cũng đang gặp khó khăn trong công tác quản lý trạm sạc khi nhà sản xuất vẫn đang quản lý phần mềm của thiết bị này nên không chủ động được việc theo dõi, thống kê và quản lý...
Do đó kiến nghị thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ ban hành đơn giá định mức cho xe điện. Bên cạnh đó, có cơ chế hỗ trợ chính sách vay vốn và tiếp cận nguồn vốn vay trong việc chuyển đổi phương tiện xanh cho doanh nghiệp.
Đại diện Tổng Công ty điện lực Hà Nội cho biết: “Hiện nay, các trạm sạc trên địa bàn Hà Nội đang áp dụng theo giá điện kinh doanh trong 3 năm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thời điểm hiện tại, nguồn điện vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sạc điện của người dân. Tuy nhiên, trên địa bàn Thành phố nhiều khu vực đang thừa, có nơi lại thiếu trạm sạc. Do vậy, với lộ trình chuyển đổi đến năm 2030 cần có quy hoạch trạm sạc theo từng khu vực để việc điều phối điện được đảm bảo”.
![]() |
Hà Nội mở rộng mạng lưới xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh. |
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng chủ trì rà soát các quy định, tiêu chuẩn để báo cáo, đề xuất kiến nghị, xây dựng đề án tổng thể chuyển đổi xanh toàn Thành phố để việc chuyển đổi phương tiện phương xanh đạt hiệu quả, đúng tiến độ. Đồng thời, giao Sở Xây dựng nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh luồng tuyến xe buýt để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đảm bảo khép kín hệ thống giao thông cộng trên địa bàn Thủ đô.
Việc phát triển, xây dựng trạm sạc cần được thống nhất có quy hoạch cụ thể, xây dựng theo nhu cầu thực tế. Bên cạnh việc chuyển đổi xe buýt cần khẩn trương chuyển đổi xe taxi và xe máy. Do vậy, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của Thành phố và Nhân dân cùng thực hiện.
Để thực hiện được mục tiêu, cần có lộ trình chi tiết, trước tiên cần thực hiện xây dựng hạ tầng, đặc biệt là trạm sạc phải đi trước một bước, phân nhóm sử dụng đất để triển khai… Ngân sách thành phố còn nhiều khó khăn, tuy nhiên Hà Nội luôn sẵn sàng ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực chuyển đổi phương tiện giao thông xanh.
Nên xem

Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I: Đổi mới tư duy, tạo đột phá vì đất nước hùng cường

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Thủ khoa khối C toàn quốc muốn trở thành giáo viên

Hà Nội: 126 xã, phường vận hành ổn định, thông suốt
Tin khác

Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện
Giao thông 16/07/2025 23:08

Tai nạn ở Dương Nội: Ô tô tông liên hoàn, 1 người chết, tài xế có dấu hiệu say xỉn
Giao thông 16/07/2025 23:06

Hà Nội tăng cường phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Giao thông 16/07/2025 16:48

Chuyển đổi giao thông xanh: Nhiệm vụ cấp bách, hành động quyết liệt!
Giao thông 16/07/2025 16:47

Giao thông bền vững và bài học từ thế giới cho Hà Nội
Giao thông 16/07/2025 16:44

Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp
Giao thông 15/07/2025 22:15

Nhức nhối những thói xấu ăn sâu trong giao thông đô thị
Giao thông 15/07/2025 18:19

AI giám sát giao thông: Hình thành văn hóa giao thông mới cho người dân Thủ đô
Giao thông 15/07/2025 10:23

Transerco: Giữ vững ổn định, tăng tốc chuyển đổi xanh
Giao thông 14/07/2025 17:12

Những tuyến phố nào sẽ cấm xe máy sử dụng nguyên liệu hóa thạch từ 7/2026?
Đề án Hà Nội 14/07/2025 09:44