--> -->

Chuyển đổi giao thông xanh: Nhiệm vụ cấp bách, hành động quyết liệt!

Ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên… đang đặt ra những thách thức chưa từng có đối với các đô thị lớn trên toàn cầu. Hà Nội là thành phố đông dân, mật độ phương tiện cao, việc chuyển đổi sang giao thông xanh, sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng… không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu cấp bách. Với quyết tâm chính trị cao và những bước đi cụ thể, Hà Nội đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, xanh, sạch và bền vững, góp phần kiến tạo một đô thị đáng sống cho hôm nay và mai sau.
Phát triển giao thông xanh: Cơ hội và thách thức Chuẩn khí thải ô tô mới: Cơ hội xanh hóa giao thông Việt Nam Hà Nội đẩy nhanh lộ trình hạn chế xe máy và chuyển đổi xe buýt xanh Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành triển khai phương tiện giao thông xanh và trạm sạc xe điện

Nguy cơ hin hu

Môi trường không chỉ đơn thuần là nơi con người sinh sống, mà còn là không gian nâng đỡ cho sức khỏe cộng đồng, là nền tảng của phát triển bền vững. Khi chất lượng môi trường suy giảm, không chỉ thiên nhiên bị tổn thương mà sự sống của con người cũng bị đe dọa từng ngày. Hà Nội, trái tim của cả nước cũng đang phải đối mặt với thực trạng đáng lo ngại đó là việc không khí nhiều thời điểm rơi vào nhóm ô nhiễm nghiêm trọng nhất thế giới.

Một trong những nguyên nhân lớn nhất của ô nhiễm không khí đô thị chính là giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Theo nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn, phương tiện giao thông chạy bằng xăng dầu, đặc biệt là xe máy cá nhân chiếm tới khoảng 60% lượng phát thải gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội.

Chuyển đổi giao thông xanh: Nhiệm vụ cấp bách, hành động quyết liệt!
Việc bảo dưỡng định kỳ xe máy hiện vẫn chỉ trông chờ vào ý thức của chủ phương tiện. (Ảnh: Đinh Luyện)

Đáng chú ý, có một lượng lớn xe máy đang lưu hành là xe cũ, khó kiểm soát về khí thải và tiêu chuẩn an toàn. Không chỉ người dân nội đô, mà cả khu vực ngoại thành và các tỉnh lân cận cũng sử dụng các phương tiện này, khiến ô nhiễm không khí trở thành vấn đề liên vùng, không thể giải quyết trong phạm vi hẹp.

Đáng nói, xe máy càng cũ nát thì lượng phát thải khói càng cao, trực tiếp gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn các nguy cơ gây tai nạn giao thông. Theo ghi nhận thực tế tại các phường nội thành, số người sử dụng xe máy “quá đát” chủ yếu vào các khung giờ 3 - 5h sáng; 11h30-13h30 chiều và từ 22h đêm đến 3h sáng. Các loại xe “quá đát” này phần lớn chỉ trơ lại bộ khung bằng sắt hoen gỉ, phần đầu trống hoác với mớ dây điện loằng ngoằng, không còi, không đèn chiếu sáng, đèn xi nhan, không gương. Thậm chí, nhiều xe không có đăng ký xe, không có biển số… phương tiện thường tập trung ở các chợ đầu mối, được người dân sử dụng để chở hàng hóa vào các khu vực nội thành.

Bên cạnh việc sử dụng xe máy cũ làm phương tiện mưu sinh, một bộ phận người dân chưa nhận thức được đầy đủ vấn đề nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường. Nhiều người hiện vẫn giữ thói quen sử dụng phương tiện trong một thời gian dài mà không có sự chăm sóc, sửa chữa. Theo một chủ cửa hàng sửa xe trên đường Trần Phú, không ít chủ phương tiện chỉ mang xe đến cơ sở sửa khi phải “bổ máy”, làm lại hơi, tăng công suất hoặc lắp thêm giá chở hàng, giảm xóc… Xe cũ, lại ít được chăm sóc, đại tu khi vận hành dễ gây ra hiện tượng ì máy, xả ra nhiều khói đen. Chủ cửa hàng sửa xe này cũng cho biết, việc sử dụng xe cũ dù đã được sửa chữa nhưng thường không bảo đảm điều kiện an toàn. Do vậy, nếu sử dụng để chở hàng cồng kềnh, nặng, người điều khiển không làm chủ được tốc độ… thì nguy cơ gây tai nạn giao thông rất cao.

Thực tế, việc chuyển đổi sang giao thông xanh không chỉ là một xu hướng mà phải trở thành hành động mang tính bắt buộc. Nhìn ra thế giới, nhiều thành phố lớn từng đối mặt với ô nhiễm nghiêm trọng như Bắc Kinh, Bangkok, Jakarta... đã có những bước đi quyết đoán để khắc phục tình trạng này.

Chuyển đổi giao thông xanh: Nhiệm vụ cấp bách, hành động quyết liệt!
Xe máy cũ nát chở hàng hóa cồng kềnh lưu hành trên các trục giao thông của Hà Nội. (Ảnh: Đinh Luyện)

Bắc Kinh là một ví dụ điển hình. Chỉ trong vòng hai năm, thành phố này đã hoàn tất việc chuyển đổi toàn bộ hệ thống xe buýt sang sử dụng điện, triển khai đồng loạt chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện, ưu tiên hạ tầng cho xe xanh, tiến hành kiểm soát chặt vùng lõi và mở rộng dần ra các khu vực khác. Những quyết sách đó không chỉ cải thiện rõ rệt chất lượng không khí mà còn thay đổi nhận thức của cộng đồng về lối sống đô thị thân thiện với môi trường.

Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, một chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về môi trường, nhận định: Giải pháp cho ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông phải đến từ một hệ sinh thái chính sách đồng bộ.

Theo Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, với Hà Nội, Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã mở ra một hướng đi quan trọng trong lộ trình xây dựng đô thị xanh. Nhưng từ chủ trương đến thực tiễn vẫn cần rất nhiều nỗ lực. Cần một cam kết mạnh mẽ hơn từ chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Trong đó, các cơ quan quản lý cần sớm ban hành các cơ chế khuyến khích đầu tư sản xuất phương tiện giao thông điện trong nước. Cần ưu đãi về thuế, hạ tầng sạc, tín dụng xanh cho người dân khi chuyển đổi xe máy cá nhân sang xe điện. Đồng thời, cần xem xét tiến tới hạn chế và loại bỏ dần các phương tiện chạy xăng dầu đã lỗi thời, không đạt chuẩn khí thải.

Cn quyết lit, bài bn trong trin khai

Giao thông xanh là sử dụng các phương tiện giao thông hạn chế thải khí CO2 và những loại khí thải độc hại khác ra môi trường. Giao thông xanh là sử dụng sức người, năng lượng tái tạo, điện, khí thiên nhiên nén... như sử dụng xe đạp, xe máy, ô tô điện, xe chạy bằng khí nén CNG; xe sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió… Chuyển đổi phương tiện năng lượng xanh là xu hướng tất yếu.

Chuyển đổi giao thông xanh không chỉ là một yêu cầu về kỹ thuật hay công nghệ, mà còn là một lựa chọn mang tính đạo đức với môi trường, với thế hệ tương lai. Một Hà Nội văn minh, hiện đại và đáng sống phải là một Hà Nội trong lành, nơi những con đường không còn mịt mù khói bụi, nơi tiếng động cơ dần nhường chỗ cho âm thanh nhẹ nhàng của xe điện. Và điều đó chỉ có thể trở thành hiện thực nếu chúng ta bắt đầu từ hôm nay, bằng những hành động cụ thể, quyết liệt và có tầm nhìn dài hạn.

Tại hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, ông Nguyễn Thanh Nam - Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết: Trong lĩnh vực chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, Transerco đã chủ động triển khai nhiều giải pháp quan trọng, bước đầu đạt kết quả tích cực.

Cụ thể, Tổng công ty đã vận hành 63 xe buýt điện các loại trên các tuyến thí điểm, bảo đảm tiến độ theo yêu cầu của thành phố. Bên cạnh đó, các đơn vị kinh doanh trực thuộc đã hợp tác đầu tư và đưa vào khai thác 132 trụ sạc tại 5 địa điểm thuộc quyền quản lý, qua đó không chỉ góp phần phát triển giao thông xanh mà còn mở ra hướng đi mới trong hoạt động kinh doanh dịch vụ. Đồng thời, đây cũng là bước chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng cho lộ trình chuyển đổi toàn diện sang buýt điện của thành phố trong những năm tới.

Chuyển đổi giao thông xanh: Nhiệm vụ cấp bách, hành động quyết liệt!
Phát triển giao thông xanh là hướng đi tất yếu để Hà Nội sạch đẹp, văn minh. (Ảnh: Đinh Luyện)

Đáng chú ý, Tổng công ty đã ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào công tác chăm sóc khách hàng trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Việc tiếp nhận, xử lý, quản lý thông tin qua nền tảng số, đồng thời tổng hợp dữ liệu theo yêu cầu giúp nâng cao hiệu quả điều hành, đồng thời cải thiện rõ rệt chất lượng dịch vụ, mang đến trải nghiệm tích cực hơn cho người dân.

Ở góc nhìn rộng hơn, Hà Nội cũng đang tích cực hướng đến giao thông xanh. Minh chứng dễ thấy là Hà Nội đang tích cực chuyển đổi đội xe buýt sang sử dụng năng lượng sạch. Theo Kế hoạch số 149/KH-UBND ban hành ngày 28/5/2025, mục tiêu là đến năm 2030, toàn bộ khoảng 2.500 xe buýt của thành phố sẽ chạy bằng điện hoặc năng lượng tái tạo. Giai đoạn 2025 - 2026 đặt mục tiêu chuyển đổi khoảng 20 - 23% đội xe, trước khi tăng dần lên 100% trong các năm tiếp theo.

Hiện tại, Hà Nội đã có khoảng 360 xe buýt xanh đang hoạt động, chiếm hơn 21% tổng số xe buýt, vượt nhẹ chỉ tiêu đề ra cho năm 2026. Một số tuyến buýt điện đã trở nên quen thuộc với người dân như tuyến 43 Kim Mã - Đông Anh do VinBus vận hành, được đánh giá cao về hiệu quả vận hành lẫn trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, Hà Nội đang hoàn thiện quy hoạch hệ thống trạm sạc điện và phối hợp cùng các sở ngành triển khai cơ chế ưu đãi phí đăng ký, phí sử dụng hạ tầng cho các phương tiện xanh. Đồng thời, thành phố cũng đặt mục tiêu tăng tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện công cộng lên 45 - 50% vào năm 2030.

Những bước đi đồng bộ này cho thấy quyết tâm của Hà Nội trong việc chuyển đổi mô hình giao thông đô thị theo hướng xanh - sạch - bền vững, góp phần vào nỗ lực chung cả nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu và cải thiện chất lượng sống đô thị.

Tại tọa đàm “Quyết liệt bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân Thủ đô”, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết: Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg với nội dung yêu cầu các địa phương khẩn trương thực hiện các biện pháp chuyển đổi phương tiện giao thông sang sử dụng năng lượng sạch, thân thiện môi trường. Cụ thể, từ ngày 1/7/2026, dừng lưu hành mô tô, xe máy chạy xăng dầu; năm 2028, cấm hoàn toàn xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong vành đai 1, đồng thời hạn chế ô tô trong vành đai 1 và 2. Từ năm 2030, sẽ xem xét mở rộng áp dụng đến vành đai 3. Để triển khai, Hà Nội sẽ xây dựng các kế hoạch, giải pháp cụ thể, đồng thời nghiên cứu chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện, đặc biệt trong khu vực vành đai 1. Ngoài ra, các khu vực ngoài trung tâm cũng sẽ được khuyến khích tham gia lộ trình chuyển đổi phù hợp.
Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), ngày 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son”.
Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh

Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh

Sáng ngày 16/7, GO! Hưng Yên, một trong những Trung tâm thương mại dịch vụ hiện đại bậc nhất tỉnh Hưng Yên chính thức được tập đoàn Central Retail Việt Nam khai trương và đưa vào hoạt động tại đường Tô Hiệu, phường Phố Hiến, tỉnh Hưng Yên.
Nâng cao tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT: Hà Nội tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Nâng cao tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT: Hà Nội tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Ngày 16/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị làm việc với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn phường Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Phú Lương, Kiến Hưng về việc tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động.
Không tiêm phòng sau nhiều lần bị chó cắn, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Không tiêm phòng sau nhiều lần bị chó cắn, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Ông Đ.H.B (62 tuổi, làm nghề lái xe, trú tại Bắc Ninh) từng nhiều lần bị chó cắn, lần gần nhất cách đây gần ba tháng. Khi đó, ông bị chó nhà hàng xóm cắn vào mặt ngoài cẳng chân phải nhưng không tới cơ sở y tế để xử trí, hay tiêm phòng dại. Con chó được theo dõi khoảng mười ngày, sau đó xuất hiện biểu hiện hung dữ và bị gia chủ bán đi.
Quả bơ - "Siêu thực phẩm" từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe

Quả bơ - "Siêu thực phẩm" từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe

Trong những năm gần đây, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Giữa muôn vàn lựa chọn, quả bơ - một loại trái cây quen thuộc được các chuyên gia dinh dưỡng và y học đánh giá cao. Không chỉ thơm ngon, dễ ăn, bơ còn là một kho tàng dinh dưỡng tự nhiên mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho cơ thể.
Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các địa phương, doanh nghiệp, thời gian qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo và các sự kiện liên kết vùng để nâng cao năng lực triển khai thương mại điện tử (TMĐT) tại các tỉnh, thành phố. Đồng thời, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ số vào kinh doanh.
Khẳng định rõ nét vai trò của tổ chức Công đoàn Thủ đô

Khẳng định rõ nét vai trò của tổ chức Công đoàn Thủ đô

6 tháng đầu năm, các cấp Công đoàn Thủ đô không ngừng nỗ lực, tích cực tham gia xây dựng và triển khai các chính sách pháp luật, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thiết thực nhằm cải thiện đời sống cho đoàn viên, người lao động. Những kết quả trên không chỉ khẳng định vai trò đại diện của tổ chức Công đoàn mà còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn Thủ đô.

Tin khác

Hà Nội tăng cường phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Hà Nội tăng cường phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Nhằm nâng cao mức độ an toàn, phòng ngừa và xử lý hiệu quả các tình huống cháy nổ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án bổ sung hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông.
Giao thông bền vững và bài học từ thế giới cho Hà Nội

Giao thông bền vững và bài học từ thế giới cho Hà Nội

Trong thế kỷ XXI, khi các đô thị ngày càng đông đúc và tài nguyên dần cạn kiệt, khái niệm giao thông bền vững nổi lên như một giải pháp toàn diện, hướng tới phát triển hài hòa giữa con người, môi trường, kinh tế. Nhiều quốc gia đã đi trước, thành công trong việc chuyển đổi hệ thống giao thông đô thị theo hướng xanh - sạch - hiệu quả. Việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước chính là “tấm gương soi” quý giá để thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước ta nói chung có thể vạch ra con đường phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Hà Nội đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi phương tiện giao thông xanh trước năm 2030

Hà Nội đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi phương tiện giao thông xanh trước năm 2030

Hà Nội đặt mục tiêu, quyết tâm chuyển đổi xe buýt xanh chậm nhất đến năm 2030. Đến nay, Thành phố đã hoàn thành mục tiêu kế hoạch của năm 2026. Tuy nhiên, cần đảm bảo được tiến độ ở những giai đoạn tiếp theo và sự quan tâm của các sở, ngành.
Nhức nhối những thói xấu ăn sâu trong giao thông đô thị

Nhức nhối những thói xấu ăn sâu trong giao thông đô thị

Là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước, Hà Nội không ngừng nỗ lực xây dựng một nền văn hóa giao thông văn minh, hiện đại, xứng tầm với vị thế của Thủ đô. Thế nhưng, hành trình ấy đang gặp không ít trở ngại khi nhiều thói quen xấu trong ứng xử giao thông vẫn tồn tại một cách dai dẳng. Từ việc vượt đèn đỏ, lấn làn, bấm còi vô tội vạ cho đến thái độ ứng xử thiếu kiềm chế... tất cả đang làm xấu đi hình ảnh giao thông đô thị và đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả trong việc xây dựng nếp sống văn hóa giao thông hiện nay.
AI giám sát giao thông: Hình thành văn hóa giao thông mới cho người dân Thủ đô

AI giám sát giao thông: Hình thành văn hóa giao thông mới cho người dân Thủ đô

Việc triển khai hệ thống camera AI thay thế dần lực lượng Cảnh sát giao thông đang nhận được sự đồng tình từ nhiều tầng lớp xã hội. Không chỉ nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm, công nghệ này còn mang đến sự công bằng, minh bạch và góp phần hình thành văn hóa giao thông mới cho người dân Thủ đô.
Transerco: Giữ vững ổn định, tăng tốc chuyển đổi xanh

Transerco: Giữ vững ổn định, tăng tốc chuyển đổi xanh

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đồng thời chủ động mở rộng các lĩnh vực kinh doanh mới, bắt nhịp xu thế chuyển đổi xanh và chuyển đổi số.
Những tuyến phố nào sẽ cấm xe máy sử dụng nguyên liệu hóa thạch từ 7/2026?

Những tuyến phố nào sẽ cấm xe máy sử dụng nguyên liệu hóa thạch từ 7/2026?

Theo yêu cầu của Thủ tướng, từ tháng 7/2026, xe mô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xe máy chạy xăng) sẽ không được đi vào khu vực phạm vi một số các tuyến phố trong khu vực nội đô.
Hà Nội: Điều chỉnh lộ trình 2 tuyến buýt để thích ứng với tổ chức giao thông mới

Hà Nội: Điều chỉnh lộ trình 2 tuyến buýt để thích ứng với tổ chức giao thông mới

Nhằm bảo đảm hoạt động vận tải hành khách công cộng thích ứng với phương án tổ chức giao thông mới tại khu vực đường Hồ Tùng Mậu, Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội đã quyết định điều chỉnh lộ trình của hai tuyến xe buýt số 49 và 56A.
Xử phạt tài xế xe tải "trèo" qua dải phân cách trên đường Lê Đức Thọ

Xử phạt tài xế xe tải "trèo" qua dải phân cách trên đường Lê Đức Thọ

Ngày 12/7, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an Hà Nội cho biết đã xác minh và ra quyết định xử phạt đối với tài xế xe tải vì hành vi điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định trên đường Lê Đức Thọ để quay đầu.
Infographic: 14 lỗi vi phạm giao thông phổ biến ở Hà Nội

Infographic: 14 lỗi vi phạm giao thông phổ biến ở Hà Nội

Dưới đây là tổng hợp 14 vi phạm giao thông thường gặp nhất tại Hà Nội, từ những lỗi nhỏ như vượt đèn vàng đến các hành vi nguy hiểm như uống rượu, bia khi lái xe hay lạng lách, đánh võng,... Người dân cần nắm rõ các quy định này để tham gia giao thông an toàn và tránh bị xử phạt.
Xem thêm
Phiên bản di động