--> -->

Phát triển giao thông xanh: Cơ hội và thách thức

Tại Hà Nội những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2022, việc phát triển giao thông xanh được xem là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đô thị bền vững. Đặc biệt, Thành phố đã đề ra chương trình và lộ trình cụ thể cho việc phát triển giao thông xanh trong giai đoạn 2025 - 2030, với việc sẽ đầu tư mới toàn bộ xe buýt công cộng, hoặc thay thế xe cũ phải sử dụng năng lượng xanh.
Tăng tốc phát triển giao thông xanh Hợp tác phát triển mô hình giao thông xanh cho Thủ đô

Xu hướng phát triển tất yếu

Thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh nhất cả nước, đây là cơ hội cũng là thách thức, chính vì vậy, trong suốt nhiều năm qua, các cấp chính quyền Thủ đô đều kiên định mục tiêu phát triển đô thị xanh một cách toàn diện và bền vững. Với Hà Nội, vấn đề nan giải nhất đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm và quá tải hạ tầng giao thông.

Phát triển giao thông xanh: Cơ hội và thách thức
Phát triển giao thông xanh, sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường là hướng đi tất yếu để Hà Nội thành một đô thị xanh, văn minh và hiện đại. Ảnh: Đinh Luyện

Giao thông vận tải là một trong những hoạt động chủ yếu phát sinh khí nhà kính, đứng thứ 3 so với các ngành khác như ngành năng lượng, ngành nông nghiệp. Tỉ lệ khí phát thải trong giao thông là xấp xỉ 20%. Đáng nói, mật độ dân số cao, cùng với sự gia tăng chóng mặt của các phương tiện giao thông cá nhân, đã biến Hà Nội thành “điểm nóng” về ô nhiễm không khí trong những năm gần đây. Riêng tại Hà Nội, qua theo dõi thì tỉ lệ số ngày có chỉ số chất lượng không khí ở mức xấu luôn chiếm tỉ lệ cao.

Không khó để thấy, ở những nút giao thông lớn như Ngã Tư Sở, đường Giải Phóng hay cầu Chương Dương… nơi có lưu lượng phương tiện giao thông lớn, khói bụi ở các khu vực này luôn trong tình trạng bốc lên dày đặc, bám chặt vào từng tòa nhà, vỉa hè.

Theo Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Hà Nội thường bước vào mùa ô nhiễm không khí từ tháng 10 đến tháng 3 sang năm. Nguyên nhân là do mật độ xây dựng trong Thành phố, lượng khí thải từ các khu đốt rác và rơm rạ, từ khu công nghiệp... Đặc biệt là khói bụi từ xe cộ gây ô nhiễm không khí.

Ông Hoàng Dương Tùng cũng khuyến cáo, việc không khí ô nhiễm tác động rất lớn đến sức khỏe, người dân cần hạn chế các hoạt động ngoài trời trong những ngày chất lượng không khí ở mức có hại. Người khỏe mạnh khi tiếp xúc lâu dài trong bầu không khí ô nhiễm thường có triệu chứng như kích ứng mắt, da, mũi và cổ họng; ho, khạc đờm, tức ngực khó chịu... Việc sử dụng khẩu trang đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế rất cần thiết, bởi không phải loại nào cũng tránh được bụi mịn 2.5PM…

Giải pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường được Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam đưa ra là cần phải “xanh hóa” giao thông. Nói cách khác, Hà Nội cần đồng bộ các giải pháp, trong đó phát triển hệ thống đường sắt đô thị, có lộ trình chuyển đổi phương tiện sang sử dụng điện, năng lượng xanh… Bởi kinh nghiệm từ nhiều nước phát triển trên thế giới cho thấy, việc thúc đẩy giao thông công cộng như xe buýt điện, tàu điện đường sắt đô thị là giải pháp hiệu quả, không chỉ giảm ô nhiễm môi trường mà còn giúp hạn chế phương tiện cá nhân.

Thúc đẩy nhanh sử dụng năng lượng sạch

Thực tế, theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Luật Thủ đô 2024 đã đưa ra nhiều quy định quan trọng về chuyển đổi giao thông xanh. Luật nhấn mạnh việc xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại, thân thiện với môi trường, ưu tiên các phương tiện giao thông xanh như xe buýt điện, xe đạp và đi bộ; yêu cầu các cơ quan chức năng lập kế hoạch chi tiết về phát triển hạ tầng phục vụ giao thông xanh, bao gồm các tuyến đường dành riêng cho xe đạp và lối đi bộ; khuyến khích đầu tư vào công nghệ mới trong giao thông như hệ thống giao thông thông minh và xe điện; cung cấp các chính sách ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính cho các dự án phát triển giao thông xanh... Những quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi giao thông xanh nhằm bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống của người dân.

Theo tìm hiểu, ngoài Luật Thủ đô 2024, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”. Đề án nhằm đưa ra kế hoạch, lộ trình chuyển đổi và phát triển xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022; đồng thời, đề xuất các giải pháp chuyển đổi, phát triển và đạt được tỷ lệ 100% phương tiện sử dụng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh vào năm 2035.

Theo đó, ngay trong năm 2025, Hà Nội sẽ chuyển đổi các phương tiện buýt lớn sử dụng diesel hết hạn khấu hao và hết hạn thầu sang xe buýt lớn chạy bằng điện. Tổng số phương tiện dự kiến chuyển đổi trong năm 2025 là 103 xe, đạt 5% tổng số phương tiện chuyển đổi.

Từ năm 2026, dự kiến, Thành phố ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá đầy đủ cho các chủng loại xe buýt điện. Tổng số phương tiện dự kiến chuyển đổi trong giai đoạn 2026 - 2030 là 1.813 xe. Tỷ lệ chuyển đổi phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đến năm 2030 dự kiến đạt 93,4% tổng số phương tiện được chuyển đổi. Tổng số phương tiện dự kiến chuyển đổi trong giai đoạn 2031 - 2035 là 238 xe.

Mới đây nhất, Hà Nội cũng phê duyệt Đề án tổng thể phát triển mạng lưới đường sắt Thủ đô đến năm 2045 với 15 tuyến, chiều dài hơn 650km. Thành phố quyết tâm đến năm 2035 sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng 10 tuyến theo Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô với tổng chiều dài trên 400km. Với sự dẫn dắt của đường sắt đô thị, xu hướng xanh hóa phương tiện vận tải hành khách công cộng Thủ đô cũng đã được cụ thể hóa.

Ngoài ra, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội cũng thông qua Nghị quyết xây dựng Vùng phát thải thấp, hạn chế xe cơ giới cá nhân. Nhiều chuyên gia cho rằng, trong tương lai, phạm vi các vùng phát thải thấp sẽ dần được mở rộng, biến Hà Nội thành một đô thị xanh, văn minh và hiện đại.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hơn 400 người cao tuổi xã Thượng Phúc làm hồ sơ hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo chính sách mới

Hơn 400 người cao tuổi xã Thượng Phúc làm hồ sơ hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo chính sách mới

Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) xã Thượng Phúc đã tổ chức triển khai tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội cho người cao tuổi chưa có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng theo Luật Bảo hiểm xã 2024 mới trên địa bàn xã.
Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho đối tượng chính sách tại xã Đông Anh

Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho đối tượng chính sách tại xã Đông Anh

Nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đông Anh đã phối hợp với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức khám bệnh, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, cấp thuốc, tặng quà cho các đối tượng chính sách trên địa bàn xã.
Cảnh báo nhiều ca bệnh xơ gan vì lạm dụng rượu kéo dài

Cảnh báo nhiều ca bệnh xơ gan vì lạm dụng rượu kéo dài

Trong vòng một tuần qua, Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương liên tục tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân nguy kịch, điểm chung là đều có tiền sử lạm dụng rượu kéo dài dẫn tới xơ gan nặng.
Khởi tố, tạm giam 4 tháng tài xế Lê Minh Giáp gây tai nạn nghiêm trọng ở Dương Nội

Khởi tố, tạm giam 4 tháng tài xế Lê Minh Giáp gây tai nạn nghiêm trọng ở Dương Nội

Ngày 17/7, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam 4 tháng đối với Lê Minh Giáp để điều tra về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ". Giáp là tài xế đã uống rượu và lái xe gây ra vụ tai nạn liên hoàn đặc biệt nghiêm trọng tại phường Dương Nội, khiến 1 người tử vong và 3 người bị thương nặng.
Phân luồng giao thông phục vụ công tác tu sửa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Phân luồng giao thông phục vụ công tác tu sửa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Việc phân luồng giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc lưu thông, đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, sửa chữa.
Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng

Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng

Trong bối cảnh thực phẩm không rõ nguồn gốc, chứa chất cấm, kháng sinh vượt ngưỡng, sản phẩm kém chất lượng... xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, truy xuất nguồn gốc đang không chỉ là giải pháp kiểm soát chất lượng, mà còn là công cụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng, xây dựng niềm tin người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Công bố quyết định thành lập và ra mắt các tổ chức chính trị - xã hội phường Phúc Lợi

Công bố quyết định thành lập và ra mắt các tổ chức chính trị - xã hội phường Phúc Lợi

Sáng nay (17/7), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Phúc Lợi tổ chức Hội nghị công bố các quyết định thành lập, ra mắt 3 tổ chức chính trị - xã hội phường Phúc Lợi.

Tin khác

Phân luồng giao thông phục vụ công tác tu sửa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Phân luồng giao thông phục vụ công tác tu sửa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Việc phân luồng giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc lưu thông, đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, sửa chữa.
Camera AI tuần tra 24/7: Cảnh sát giao thông không cần ra đường chặn bắt, nộp phạt online tại nhà

Camera AI tuần tra 24/7: Cảnh sát giao thông không cần ra đường chặn bắt, nộp phạt online tại nhà

Trung tâm thông tin chỉ huy của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) Bộ Công an chính thức hoạt động 24/24 giờ với công nghệ AI hiện đại, tự động phát hiện vi phạm và gửi thông báo trong 2 tiếng. Thay vì tuần tra thủ công, CSGT giờ đây sẽ "tuần tra" trên môi trường điện tử, hướng tới mục tiêu người dân có thể nộp phạt vi phạm giao thông ngay tại nhà, góp phần hình thành văn hóa giao thông công bằng, minh bạch.
Nồng độ cồn của tài xế gây tai nạn ở Dương Nội khiến nhiều người giật mình

Nồng độ cồn của tài xế gây tai nạn ở Dương Nội khiến nhiều người giật mình

Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại Dương Nội, Hà Nội đã khiến khiến ít nhất 1 người thiệt mạng, nhiều người bị thương, trong đó có một cháu bé. Cơ quan chức năng xác định tài xế điều khiển ô tô trong tình trạng nồng độ cồn rất cao: 0,861 mg/L khí thở, vượt hơn 2,2 lần mức “kịch khung” theo quy định tại Nghị định 168/2024.
Nghệ An thông tin về danh tính lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vạn An

Nghệ An thông tin về danh tính lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vạn An

Hai ngày qua, việc thông tin danh tính lái xe ô tô khác nhau trong một vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Vạn An (tỉnh Nghệ An) khiến dư luận băn khoăn.
Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện

Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện

Theo dự kiến, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/xe đối với cá nhân; 4 triệu đồng/xe đối với hộ cận nghèo; 5 triệu đồng/xe đối với hộ nghèo. Mỗi cá nhân được hỗ trợ tối đa 1 xe đến hết năm 2030.
Tai nạn ở Dương Nội: Ô tô tông liên hoàn, 1 người chết, tài xế có dấu hiệu say xỉn

Tai nạn ở Dương Nội: Ô tô tông liên hoàn, 1 người chết, tài xế có dấu hiệu say xỉn

Vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng xảy ra tối 16/7 tại đường Nguyễn Trác, phường Dương Nội, Hà Nội khiến ít nhất 1 người tử vong và nhiều phương tiện hư hỏng nặng. Tài xế ô tô con gây tai nạn được nhân chứng mô tả có biểu hiện say xỉn, hiện cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ.
Hà Nội tăng cường phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Hà Nội tăng cường phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Nhằm nâng cao mức độ an toàn, phòng ngừa và xử lý hiệu quả các tình huống cháy nổ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án bổ sung hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông.
Giao thông bền vững và bài học từ thế giới cho Hà Nội

Giao thông bền vững và bài học từ thế giới cho Hà Nội

Trong thế kỷ XXI, khi các đô thị ngày càng đông đúc và tài nguyên dần cạn kiệt, khái niệm giao thông bền vững nổi lên như một giải pháp toàn diện, hướng tới phát triển hài hòa giữa con người, môi trường, kinh tế. Nhiều quốc gia đã đi trước, thành công trong việc chuyển đổi hệ thống giao thông đô thị theo hướng xanh - sạch - hiệu quả. Việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước chính là “tấm gương soi” quý giá để thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước ta nói chung có thể vạch ra con đường phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Hà Nội đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi phương tiện giao thông xanh trước năm 2030

Hà Nội đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi phương tiện giao thông xanh trước năm 2030

Hà Nội đặt mục tiêu, quyết tâm chuyển đổi xe buýt xanh chậm nhất đến năm 2030. Đến nay, Thành phố đã hoàn thành mục tiêu kế hoạch của năm 2026. Tuy nhiên, cần đảm bảo được tiến độ ở những giai đoạn tiếp theo và sự quan tâm của các sở, ngành.
Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp

Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp

Phương tiện giao thông là nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí khoảng 60% tại Hà Nội. Trong quá trình chuẩn hóa vùng phát thải, chống ô nhiễm theo vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3, thành phố Hà Nội sẽ quy định đồng bộ các nội dung liên quan tới tác nhân phát thải, đặc biệt là kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân toàn diện, toàn bộ để tạo lập một vùng phát thải thấp.
Xem thêm
Phiên bản di động