Tăng tốc phát triển giao thông xanh
Chuyển đổi phương tiện giao thông “xanh”, đâu là rào cản? Đề xuất cơ chế hỗ trợ giá điện đối với trạm sạc phục vụ phương tiện giao thông xanh Quyết tâm giảm khí thải bằng chuyển đổi phương tiện xanh |
Nhận diện rào cản
Theo Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố, ở giai đoạn 2026 - 2035, Hà Nội sẽ chuyển đổi 50% xe buýt điện và 50% xe buýt LNG/CNG. Tổng số phương tiện cần chuyển đổi là 2.051 xe. Trong đó, năm 2025, Thành phố sẽ chuyển đổi 103 xe điện (tỷ lệ 5%); giai đoạn 2026 - 2030 sẽ chuyển đổi 1.813 xe (93,4%), trong đó 859 xe điện và 851 xe LNG/CNG; giai đoạn 2031 - 2025 sẽ hoàn thành chuyển đổi 2.051 xe (đạt 100%).
Đáng chú ý, từ năm 2026, Thành phố sẽ ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá đầy đủ cho các chủng loại xe buýt điện, các đơn vị sẽ triển khai thực hiện thay thế phương tiện đã hết thời gian khấu hao (10 năm) theo thời gian sử dụng phương tiện thực tế trên từng tuyến.
![]() |
Phát triển giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố là hướng đi tất yếu của Hà Nội. Ảnh: Giang Nam |
Như vậy có thể thấy, lợi ích của phương tiện xanh, sạch đã rõ và là xu hướng phát triển trong tương lai. Vậy làm gì xanh hoá đoàn phương tiện xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội theo đúng lộ trình đặt ra là mục tiêu cần ưu tiên hiện tại.
Đáng nói, cơ chế để thu hút doanh nghiệp tham gia vào việc phát triển giao thông xanh hiện vẫn chưa đủ hấp dẫn. Tại tọa đàm “Xanh hoá xe buýt: Thách thức và giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư” do Báo Giao thông tổ chức, TS Phan Lê Bình - Trưởng đại diện văn phòng tư vấn OCG, Nhật Bản, Chuyên gia giao thông chia sẻ, khó khăn lớn nhất khiến việc chuyển đổi sang phương tiện xanh tại các doanh nghiệp vận tải là nguồn vốn. Cụ thể, một xe buýt chạy điện có giá thành gấp 2,5 - 3 lần so với xe buýt chạy bằng diesel, chênh nhau khoảng 4 tỷ đồng. Như vậy, khoảng hơn 2.000 xe sẽ đòi hỏi mức đầu tư chênh 8.000 - 10.000 tỷ đồng.
Với nguồn ngân sách Hà Nội, theo TS Phan Lê Bình, con số nói trên không hẳn lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh Hà Nội còn nhiều nguồn cần chi như đường sắt đô thị, Thành phố có thể thu xếp được nguồn vốn hay không là nỗi băn khoăn.
Cần cơ chế thu hút nguồn lực
Thực tế, phát triển kinh tế xanh đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá XI đặt vấn đề chính thức tại Nghị quyết số 24 ngày 13/6/2013 về chủ đề ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường, yêu cầu thí điểm phát triển mô hình kinh tế xanh, công nghiệp xanh, nông thôn xanh.
Gần 10 năm triển khai thực hiện, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường đã được xác định trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, trong đó Đại hội Đảng lần thứ XI, XII và XIII đã xác định, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, ưu tiên một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu là 1 trong 3 đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, nhằm triển khai các cam kết của Việt Nam tại COP26, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 876 ngày 2/7/2022 phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cacbon và khí mêtan của ngành giao thông vận tải, với mục tiêu phát triển hệ thống giao thông xanh, nhằm thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050. Chương trình hành động đã đưa ra các giải pháp cụ thể cho 5 chuyên ngành giao thông vận tải quốc gia và giao thông đô thị, bao gồm: phát triển hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, đường sắt quốc gia điện khí hoá, phát triển cảng xanh và lộ trình chuyển đổi phương tiện sang sử dụng điện và năng lượng xanh.
Trở lại với câu chuyện thu hút doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển đổi phương tiện xanh, ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội cho rằng, để thu hút doanh nghiệp hăng hái tham gia vào quá trình này thì Nhà nước cần can thiệp, tạo cơ chế cho doanh nghiệp vay vốn.
Ở quan điểm của mình, ông Nguyễn Hoàng Hải chia sẻ, việc tiếp cận các nguồn vốn rất cần sự định hướng từ Nhà nước kết hợp với sự chủ động của doanh nghiệp. Các nguồn vốn vay có thể tiếp cận dễ dàng hơn thông qua các ngân hàng hoặc có thể huy động cơ chế cho vay từ các quỹ đầu tư của Thành phố, thậm chí là các quỹ khác (như quỹ phát triển xanh), tín chỉ carbon.
Với góc nhìn từ doanh nghiệp, ông Nguyễn Công Nhật - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ vận tải sinh thái Vinbus cho biết, đây là thời điểm thích hợp để chuyển đổi. Theo kinh nghiệm của Vinbus, xe buýt điện đầu tư cao hơn 2,5 lần so với truyền thống. Tuy nhiên, các chi phí vận hành giảm rất nhiều. Tuổi thọ của xe buýt điện cũng được kéo dài hơn… điều này cho thấy hiệu quả xã hội. Tuy nhiên, vốn vay ban đầu rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Theo đại diện Vinbus, vấn đề cơ chế quan trọng hiện nay là hỗ trợ lãi vay để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Khi có cơ chế tháo gỡ thì doanh nghiệp sẽ “tự tin” hơn khi phát triển và dấn thân vào lĩnh vực này.
Theo tìm hiểu, dù có nhiều khó khăn song hiệu quả của việc chuyển đổi phương tiện xanh là tương đối rõ nét. Chẳng hạn, với trên 210 tuyến buýt của Vinbus, có trung bình hơn 6.000 người đi lại thường xuyên/tháng. Trong đó, có hơn 80% là người đi làm. “Hiện nay, hành khách chọn buýt không phải vì rẻ, mà vì họ thấy nhàn hơn so với chạy phương tiện cá nhân. Chuyển đổi Xanh cần thời gian, nguồn vốn cần cân đối, nhưng điều có thể thay đổi được là thái độ phục vụ. Mạng lưới giao thông công cộng có dịch vụ tốt, xanh, sạch sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân. Đặc biệt, khi buýt đổi mới, sẽ cạnh tranh được với các loại hình dịch vụ khác như taxi, xe ôm…”- ông Nguyễn Công Nhật nhấn mạnh.
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường
Tin khác

Phân luồng giao thông phục vụ công tác tu sửa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Giao thông 17/07/2025 12:35

Camera AI tuần tra 24/7: Cảnh sát giao thông không cần ra đường chặn bắt, nộp phạt online tại nhà
Giao thông 17/07/2025 10:40

Nồng độ cồn của tài xế gây tai nạn ở Dương Nội khiến nhiều người giật mình
Giao thông 17/07/2025 06:53

Nghệ An thông tin về danh tính lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vạn An
Giao thông 16/07/2025 23:14

Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện
Giao thông 16/07/2025 23:08

Tai nạn ở Dương Nội: Ô tô tông liên hoàn, 1 người chết, tài xế có dấu hiệu say xỉn
Giao thông 16/07/2025 23:06

Hà Nội tăng cường phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Giao thông 16/07/2025 16:48

Giao thông bền vững và bài học từ thế giới cho Hà Nội
Giao thông 16/07/2025 16:44

Hà Nội đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi phương tiện giao thông xanh trước năm 2030
Giao thông 16/07/2025 15:53

Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp
Giao thông 15/07/2025 22:15