-->

Chuyển đổi phương tiện giao thông “xanh”, đâu là rào cản?

(LĐTĐ) Tại các đô thị lớn như Hà Nội, giao thông vận tải là một trong những ngành phát thải carbon và khí metan lớn. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, ngày càng có nhiều người dân sở hữu các phương tiện cá nhân như xe ô tô, xe máy, đây là điều rất đáng lo ngại. Nhiều ý kiến cho rằng, việc cắt giảm phát thải trong lĩnh vực giao thông đường bộ có vai trò quan trọng, trong đó chuyển đổi phương tiện giao thông “xanh” là tất yếu.
Phát triển giao thông xanh: Tất yếu và không thể chần chừ Tiếp ô-xy cho Thành phố thêm xanh

Ô nhiễm do phát thải giao thông lớn

Giao thông “xanh” có thể hiểu là việc sử dụng các phương tiện giao thông hạn chế thải khí carbon và những loại khí thải độc hại khác ra môi trường. Giao thông “xanh” có thể là sử dụng sức người, năng lượng tái tạo, điện, khí thiên nhiên nén... như sử dụng xe đạp, xe máy, ô tô điện, xe chạy bằng khí nén CNG; xe sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió… với lượng phát thải gần như bằng “0”, những phương tiện “xanh” này sẽ giúp môi trường trong lành hơn. Hơn hết, việc chuyển đổi phương tiện năng lượng “xanh” là xu hướng tất yếu của thế giới, trong đó có Việt Nam.

Chuyển đổi phương tiện giao thông “xanh”, đâu là rào cản?
Phát triển phương tiện sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường là hướng đi tất yếu hiện nay. Ảnh: Đinh Luyện

Ở Việt Nam, việc sử dụng phương tiện năng lượng thân thiện với môi trường hiện còn khá mới mẻ, người dân chưa có thói quen sử dụng xe đạp, phương tiện công cộng để đi lại, phần lớn vẫn phụ thuộc vào phương tiện cá nhân chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu.

Tại Hội thảo Phát triển giao thông đường bộ “xanh” hướng đến net zero 2050, Tiến sĩ Khuất Việt Hùng - Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT) cho rằng, khái niệm giao thông xanh là hình thức giao thông bền vững, tiêu thụ ít năng lượng.

Theo Tiến sĩ Khuất Việt Hùng, tại Quyết định số 876/QĐ-TTg, ban hành tháng 7/2022, của Thủ tướng Chính phủ, với lĩnh vực giao thông đô thị đã xác định rõ, trong giai đoạn 2022-2030. Cụ thể là từ năm 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh; Tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội đạt 45%-50%; Thành phố Hồ Chí Minh đạt 25%; Đà Nẵng đạt 25%-35%; Cần Thơ đạt 20%; Hải Phòng đạt 10%-15%; đô thị loại I đạt ít nhất 5%.

Tiếp đó, trong giai đoạn 2031-2050, cụ thể là từ năm 2030, tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Đến năm 2050, 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh. Tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I lần lượt đạt ít nhất 40% và 10%.

Như vậy, lộ trình phát triển giao thông đường bộ “xanh” hướng đến net zero 2050 đã tương đối rõ nét. Điều này vô cùng cần thiết với nước ta, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội ngày càng mạnh mẽ, nhiều người dân sở hữu các phương tiện cá nhân. Nói cách khác, khi kinh tế phát triển, số lượng phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh thì cũng đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều lượng khí thải thải ra khiến môi trường trở nên ô nhiễm. Do đó, cắt giảm phát thải trong lĩnh vực giao thông đường bộ là nhiệm vụ rất quan trọng trong hành trình tiến đến Net Zero vào năm 2050.

Lộ trình và kế hoạch triển khai đã có tuy nhiên nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, giảm phát thải từ các phương tiện giao thông cần có sự đồng bộ của hệ thống chính sách đối với vấn đề này. Ông Nguyễn Hoàng Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho rằng, vấn đề nổi cộm nhất của các đô thị lớn là tỷ lệ phương tiện tham gia giao thông. Phương tiện ở cường độ cao, thì mức độ phát thải cao và xu hướng tăng dần hàng năm, ô nhiễm trong giao thông vận tải chiếm 70% ô nhiễm trong đô thị.

Ông Nguyễn Hoàng Hải cũng nhấn mạnh, ngoài tăng phương tiện giao thông, thì ô nhiễm môi trường còn có nguyên nhân từ những vấn đề khác nữa, trong đó có ùn tắc giao thông và thói quen sử dụng phương tiện. Cụ thể, hiện nay tỷ lệ người dùng xe máy ở nước ta rất cao. Trong khi việc kiểm soát phương tiện cá nhân như xe máy đang còn gặp nhiều vướng mắc. Dễ thấy nhất là nhiều chương trình, xây dựng tiêu chuẩn khí thải cho xe máy, kiểm soát vi phạm xe máy… được triển khai song kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng.

Đâu là giải pháp?

Theo tìm hiểu, hiện tại Hà Nội có 132 tuyến buýt trợ giá với hơn 2.000 xe buýt, trong đó có 277 xe điện và xe sử dụng nhiên liệu sạch CNG, chiếm 13,6% tổng số phương tiện. Tỷ lệ xanh hóa phương tiện giao thông này là sự cố gắng, nỗ lực của cả các doanh nghiệp và Thành phố. Cùng với đó, Hà Nội đã cấp phép hoạt động cho hàng nghìn xe taxi điện; đưa xe đạp, xe đạp điện công cộng vào phục vụ nhu cầu đi lại của người dân tại một số quận nội thành.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đã có tuyến đường sắt đô thị đi vào hoạt động năm 2021. Với năng lực vận tải hành khách khối lớn. Hiệu quả về giảm thiểu ùn tắc giao thông, tính tiện lợi trong việc đi lại bằng tàu điện ở Hà Nội đã được thấy rõ. Dự kiến, trong tháng 7/2024, tuyến tàu điện tiếp theo của Hà Nội cũng sẽ được đưa vào khai thác thương mại.

Dù còn nhiều khó khăn thách thức nhưng Hà Nội đã đi đúng hướng trên con đường chuyển đổi phương thức vận tải hành khách công cộng. Việc sử dụng phương tiện xanh trong vận tải hành khách công cộng không chỉ góp phần rất tích cực bảo vệ môi trường mà còn tạo nên sức hút mạnh mẽ với người dân, dần thay đổi thói quen sử dụng xe cá nhân, chuyển sang tàu điện, xe buýt.

Quanh vấn đề này, ông Hồ Công Hòa, Phó Trưởng ban Nghiên cứu xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng, để phát triển mạnh hơn nữa các phương tiện sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường mà cụ thể ở đây là xe ô tô điện, xe buýt điện, chính sách ưu đãi phải tập trung vào cơ sở hạ tầng sạc điện, trạm sạc pin. Về khía cạnh hạn chế xe xăng thì cần tiếp cận theo cơ chế áp tiêu chuẩn kỹ thuật, tăng tiêu chuẩn quy chuẩn xe xăng. Đồng thời, cũng cần có chiến lược chuyển đổi sang tâm lý tiêu dùng xanh cho người dân.

Đồng quan điểm này, nhìn ở địa bàn Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng, hiện cơ chế đấu thầu, trợ giá, khấu hao tài sản… cho vận tải công cộng hiện nay chỉ xây dựng cho xe buýt sử dụng xăng, dầu. Với xe buýt sử dụng năng lượng xanh cần cơ chế, chính sách mới phù hợp hơn. Đặc biệt, là cần quan tâm và có thêm những quy định liên quan đến việc khấu hao phương tiện. Bởi xe buýt sử dụng năng lượng sạch có giá thành cao gấp nhiều lần xe xăng, dầu, nếu áp dụng cách tính khấu hao và niên hạn sử dụng như hiện nay sẽ khiến doanh nghiệp có thể lỗ lớn.

Thành phố Hà Nội hiện có khoảng 1,1 triệu ô tô và hơn 6,6 triệu xe máy, và con số này tăng khoảng trên dưới 10% mỗi năm. Ở đây, chỉ tính con số các xe được đăng ký tại Hà Nội, chưa kể các xe đăng ký vãng lai di chuyển qua địa bàn Thủ đô. Do vậy, phát thải đô thị ở Hà Nội có xu hướng tăng dần hằng năm. Việc chuyển đổi năng lượng trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ là rất quan trọng. Cho tới nay, công nghệ của chuyển đổi năng lượng trong lĩnh vực giao thông vận tải thì khả thi nhất là đường bộ. Bên cạnh việc phát thải một lượng lớn nhất, thì nó cũng là một lĩnh vực khả thi nhất để chuyển đổi. Bởi vì các công nghệ cũng đã sẵn sàng, việc chuyển đổi trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ là một phần hết sức quan trọng trong việc thực thi nỗ lực giảm phát thải dòng về 0 của ngành giao thông vận tải.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động

Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên, hai ngày nay, khi nắm rõ thông tin hơn 600 camera trên địa bàn thành phố Vinh đi vào hoạt động từ ngày 22/1, người tham gia giao thông đã cẩn trọng hơn để không mắc các lỗi vi phạm, nhất là thời điểm Tết cận kề, các phương tiện tham gia giao thông đông đúc.
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

(LĐTĐ) Thời điểm này, tình hình giao thông những ngày cuối năm trên địa bàn Hà Nội diễn biến khá phức tạp, ùn tắc kéo dài vào nhiều khung giờ, tại nhiều nút giao thông. Thực tế đã chỉ ra, hiện diện tích đất dành cho giao thông tại Hà Nội chỉ tăng 0,3%/năm, nhưng xe cá nhân lại tăng 4 - 5%/năm. Vì vậy, áp lực giao thông của Hà Nội sẽ ngày càng lớn nếu không hạn chế được các loại xe cá nhân.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

(LĐTĐ) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ tổ chức đoàn kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng và một số trung tâm du lịch như thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bái Đính - Tràng An (tỉnh Ninh Bình), Tam Chúc (tỉnh Hà Nam)…
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

(LĐTĐ) Đường Lê Quang Đạo kéo dài nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông được cơ quan chức năng tiến hành thông xe tạm thời trên đoạn tuyến dài 1,9km.
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

(LĐTĐ) Chiều 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024 tại 58 nút giao trên toàn Thành phố.
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã  thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

(LĐTĐ) Sau gần một tuần điều chỉnh giao thông, tại nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, các nút đèn tín hiệu đã được điều chỉnh lại hệ thống đèn cho phù hợp. Tại vòng xuyến giữa nút giao, lực lượng chức năng đã điều chỉnh lại các hướng lưu thông, chia tách các dòng phương tiện… nhờ các giải pháp này, nút giao đã từng bước trở nên thông thoáng.
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long

Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long

(LĐTĐ) "Hành vi vi phạm đã bị chúng tôi phát hiện thì sẽ không thể trốn tránh được, trong trường hợp không thể phạt nóng sẽ tiến hành xác minh, phạt nguội sau chứ không để bỏ lọt vi phạm", đại diện Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 11 nhấn mạnh.
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết

Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết

(LĐTĐ) Thực hiện Kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với Ban Quản lý bến xe Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) tổ chức kiểm tra đột xuất các phương tiện vận tải hành khách.
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024

Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024

(LĐTĐ) Theo Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an, sau 3 tuần thực hiện Nghị định 168/2024, số vi phạm đã giảm rõ rệt, đặc biệt là nhóm các vi phạm dễ dẫn tới tai nạn giao thông như: Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, vi phạm tốc độ, vi phạm nồng độ cồn,...
Xem thêm
Phiên bản di động