--> -->

Giao thông bền vững và bài học từ thế giới cho Hà Nội

Trong thế kỷ XXI, khi các đô thị ngày càng đông đúc và tài nguyên dần cạn kiệt, khái niệm giao thông bền vững nổi lên như một giải pháp toàn diện, hướng tới phát triển hài hòa giữa con người, môi trường, kinh tế. Nhiều quốc gia đã đi trước, thành công trong việc chuyển đổi hệ thống giao thông đô thị theo hướng xanh - sạch - hiệu quả. Việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước chính là “tấm gương soi” quý giá để thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước ta nói chung có thể vạch ra con đường phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Transerco: Giữ vững ổn định, tăng tốc chuyển đổi xanh Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành triển khai phương tiện giao thông xanh và trạm sạc xe điện AI giám sát giao thông: Hình thành văn hóa giao thông mới cho người dân Thủ đô

Kinh nghiệm từ thực tiễn

Giao thông luôn là một trong những lĩnh vực tác động sâu rộng đến toàn xã hội. Tuy nhiên, nếu không được quy hoạch, đầu tư và quản lý một cách bài bản, giao thông sẽ trở thành lực cản cho tăng trưởng, là nguồn gây ô nhiễm lớn và kéo theo hệ lụy về sức khỏe, an toàn, kinh tế.

Trong khi đó, việc phát triển giao thông bền vững lại mang lại nhiều lợi ích, chính vì vậy, không một quốc gia, một chính quyền nào có thể đứng ngoài xu thế này. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, giá nhiên liệu biến động, sức ép dân số đô thị ngày càng tăng thì việc chuyển hướng sang mô hình giao thông bền vững không chỉ cần thiết, mà là một trách nhiệm bắt buộc.

Trên thế giới, nhiều đô thị đã và đang triển khai các mô hình giao thông bền vững thành công. Một số xu hướng chung gồm: Phát triển giao thông công cộng chất lượng cao; hạn chế phương tiện cá nhân; thúc đẩy giao thông xanh; ứng dụng công nghệ thông minh và tích hợp quy hoạch giao thông với quy hoạch đô thị.

Nếu được chọn một ví dụ tiêu biểu cho giao thông bền vững của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, có lẽ thành phố Copenhagen, Đan Mạch luôn nằm trong danh sách hàng đầu. Từ thập niên 1990, thành phố này đã xác định rõ hướng đi đó là lấy xe đạp là trung tâm của giao thông đô thị. Đến nay, hơn 50% dân số sử dụng xe đạp làm phương tiện chính để đi làm, đi học. Hạ tầng xe đạp của Copenhagen được đầu tư đồng bộ, an toàn, thân thiện.

Giao thông bền vững và bài học từ thế giới cho Hà Nội
Giao thông luôn là một trong những lĩnh vực tác động sâu rộng đến toàn xã hội.

Thành phố có hàng trăm km làn đường riêng cho xe đạp, cầu vượt chuyên biệt, hệ thống đèn tín hiệu thông minh ưu tiên người đi xe đạp. Các “siêu xa lộ xe đạp” nối liền trung tâm với ngoại ô, cho phép di chuyển nhanh chóng và thoải mái. Đặc biệt, thành phố áp dụng nhiều chính sách khuyến khích như hỗ trợ tài chính cho người mua xe đạp điện, cải tiến nơi gửi xe, giảm thuế cho doanh nghiệp sử dụng phương tiện xanh. Nhờ đó, Copenhagen không chỉ là thành phố đáng sống mà còn giảm đáng kể lượng phát thải CO₂ và ô nhiễm tiếng ồn.

Cũng nằm trong khu vực Đông Nam Á, Singapore cũng đối diện áp lực giao thông từ rất sớm. Từ thập niên 1970, Singapore đã áp dụng chính sách hạn chế phương tiện cá nhân thông qua việc đánh thuế cao khi đăng ký xe, kiểm soát số lượng ô tô thông qua hạn ngạch và áp dụng hệ thống thu phí điện tử đối với các khu vực nội đô vào giờ cao điểm. Song song, Singapore đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống giao thông công cộng với mạng lưới tầu điện ngầm, xe buýt nhanh, hệ thống kết nối liên hoàn giữa các khu dân cư và trung tâm đô thị.

Đặc biệt, Singapore đi đầu trong ứng dụng công nghệ giao thông thông minh như bản đồ số giao thông theo thời gian thực, chia sẻ dữ liệu mở, áp dụng AI để điều hành mạng lưới đèn giao thông. Tất cả hướng tới một đô thị thông minh, tiết kiệm thời gian và giảm ô nhiễm.

Nằm sát Việt Nam, Trung Quốc nổi lên như quốc gia dẫn đầu về chuyển đổi giao thông điện hóa, đặc biệt ở mảng xe buýt và taxi. Thành phố Thâm Quyến là điển hình khi trở thành đô thị đầu tiên trên thế giới hoàn toàn thay thế xe buýt truyền thống bằng xe điện, với hơn 16.000 xe vận hành không phát thải.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh, Thượng Hải và nhiều đô thị lớn tại Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới tàu điện ngầm rộng khắp, giá rẻ, tốc độ cao, giúp giảm mạnh lượng phương tiện cá nhân trên đường phố. Các ứng dụng di động như WeChat tích hợp dịch vụ giao thông thông minh, đặt vé, theo dõi tuyến, giúp người dân di chuyển thuận tiện hơn. Chính phủ Trung Quốc cũng yêu cầu tích hợp giao thông xanh vào quy hoạch đô thị, phát triển mô hình TOD lấy nhà ga làm trung tâm, xung quanh là nhà ở, dịch vụ, văn phòng, nhằm rút ngắn quãng đường di chuyển, giảm nhu cầu sử dụng xe cá nhân

Từ kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy, để đạt được giao thông bền vững, chính quyền đóng vai trò trung tâm trong mọi mắt xích: từ hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, phân bổ ngân sách, truyền thông thay đổi hành vi đến tổ chức triển khai cụ thể.

Tương lai là phép thử

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng, đặc biệt tại các đô thị lớn, Chỉ thị 20 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/7 đã xác định rõ một trong những định hướng trọng tâm là kiểm soát sự gia tăng phương tiện cá nhân, đồng thời thúc đẩy phát triển giao thông công cộng và phương tiện thân thiện với môi trường.

Theo đó, Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ hoàn thiện lộ trình phát triển hệ thống giao thông công cộng ngay từ năm 2025, kết hợp với kiểm soát khí thải từ xe cơ giới. Đặc biệt, việc ban hành và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện đường bộ phải được hoàn tất trong quý III/2025, tạo cơ sở cho việc kiểm soát chặt chẽ hơn các nguồn phát thải trong lĩnh vực giao thông.

Giao thông bền vững và bài học từ thế giới cho Hà Nội
Nếu biết tận dụng tốt Chỉ thị 20, thành phố Hà Nội có thể từng bước chuyển mình trở thành một đô thị xanh, bền vững, là hình mẫu về tái thiết môi trường đô thị ở Việt Nam.

Song song, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu bổ sung quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phương tiện giao thông, đồng thời rà soát các chính sách ưu đãi hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đầu tư vào phương tiện giao thông xanh. Đây là bước đi quan trọng để hình thành thị trường phương tiện thân thiện với môi trường, thúc đẩy sự dịch chuyển từ xe chạy xăng, dầu sang xe điện hoặc xe năng lượng sạch. Nhiệm vụ này cũng phải hoàn thành trong quý III/2025.

Về hạ tầng dữ liệu, Chỉ thị yêu cầu Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính, tích hợp với dữ liệu dân cư và các hệ thống chuyên ngành. Việc này cần được hoàn tất trong năm 2025, phục vụ công tác quản lý đồng bộ, từ xử phạt hành vi gây ô nhiễm đến kiểm soát phương tiện không đạt chuẩn khí thải.

Ngoài ra, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường cũng sẽ được rà soát, sửa đổi theo hướng tăng chế tài xử phạt, khắc phục khoảng trống pháp lý và nâng cao hiệu lực thực thi. Đây là bước chuẩn bị cần thiết để tiến tới thiết lập vùng phát thải thấp (LEZ) tại các đô thị lớn, hạn chế và loại bỏ dần các phương tiện gây ô nhiễm khỏi không gian đô thị.

Nhiều ý kiến cho rằng, dù mang tính tổng thể cho cả nước, nhưng rõ ràng, các nội dung trong Chỉ thị như kiểm soát phương tiện cá nhân, phát triển giao thông xanh, xây dựng vùng phát thải thấp đều trực tiếp nhắm đến những địa phương như Thủ đô, nơi tập trung dân cư, phương tiện và hoạt động kinh tế xã hội dày đặc nhất.

Việc hạn chế phương tiện cá nhân hoặc áp thuế môi trường có thể gây phản ứng nếu không có giải pháp thay thế khả thi. Đây là một rào cản lớn khi thực hiện Chỉ thị 20, nhất là tại khu vực nội đô Vành đai 1 khi thời gian triển khai là không có nhiều.

Trao đổi tại toạ đàm do Cổng Thông tin Chính phủ tổ chức, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, thành phố sẽ nghiên cứu chính sách, báo cáo Thành uỷ, thông qua HĐND thành phố để thiết lập cơ chế chính sách hỗ trợ cho người dân trong việc chuyển đổi phương tiện xe xăng, dầu sang xe điện.

“Các chính sách hỗ trợ dựa trên nguyên tắc đảm bảo hài hoà, trên nền tảng các số liệu tổng hợp, rà soát, thống kê chi tiết cho khoảng 450.000 xe máy chạy xăng trong Vành đai 1. Thành phố cũng thiết lập các chính sách bổ trợ như thu đổi xe xăng sang xe điện, chi phí liên quan việc chuyển đổi như lệ phí trước bạ, phí đăng ký xe điện mới sẽ được hỗ trợ gần như 100%”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Cụ thể hơn, lãnh đạo thành phố nhấn mạnh sẽ hỗ trợ tối đa, đúng nhóm người sử dụng và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cư dân sinh sống trong khu vực vành đai 1 cũng như những người thường xuyên di chuyển vào khu vực này.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Hà Nội cũng khẳng định, với chính sách chuyển đổi phương tiện cá nhân, thành phố sẽ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông xanh nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực.

Rõ ràng, dù còn nhiều khó khăn nhưng nếu biết tận dụng tốt Chỉ thị 20, thành phố Hà Nội có thể từng bước chuyển mình trở thành một đô thị xanh, bền vững, là hình mẫu về tái thiết môi trường đô thị ở Việt Nam. Muốn làm được điều đó, cần một chiến lược rõ ràng, một đội ngũ thực thi quyết liệt và một cơ chế giám sát minh bạch. Tương lai môi trường Thủ đô không chỉ là câu chuyện kỹ thuật, mà là phép thử về bản lĩnh chính quyền và sự đồng lòng của toàn xã hội.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), ngày 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son”.
Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh

Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh

Sáng ngày 16/7, GO! Hưng Yên, một trong những Trung tâm thương mại dịch vụ hiện đại bậc nhất tỉnh Hưng Yên chính thức được tập đoàn Central Retail Việt Nam khai trương và đưa vào hoạt động tại đường Tô Hiệu, phường Phố Hiến, tỉnh Hưng Yên.
Nâng cao tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT: Hà Nội tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Nâng cao tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT: Hà Nội tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Ngày 16/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị làm việc với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn phường Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Phú Lương, Kiến Hưng về việc tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động.
Không tiêm phòng sau nhiều lần bị chó cắn, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Không tiêm phòng sau nhiều lần bị chó cắn, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Ông Đ.H.B (62 tuổi, làm nghề lái xe, trú tại Bắc Ninh) từng nhiều lần bị chó cắn, lần gần nhất cách đây gần ba tháng. Khi đó, ông bị chó nhà hàng xóm cắn vào mặt ngoài cẳng chân phải nhưng không tới cơ sở y tế để xử trí, hay tiêm phòng dại. Con chó được theo dõi khoảng mười ngày, sau đó xuất hiện biểu hiện hung dữ và bị gia chủ bán đi.
Quả bơ - "Siêu thực phẩm" từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe

Quả bơ - "Siêu thực phẩm" từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe

Trong những năm gần đây, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Giữa muôn vàn lựa chọn, quả bơ - một loại trái cây quen thuộc được các chuyên gia dinh dưỡng và y học đánh giá cao. Không chỉ thơm ngon, dễ ăn, bơ còn là một kho tàng dinh dưỡng tự nhiên mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho cơ thể.
Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các địa phương, doanh nghiệp, thời gian qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo và các sự kiện liên kết vùng để nâng cao năng lực triển khai thương mại điện tử (TMĐT) tại các tỉnh, thành phố. Đồng thời, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ số vào kinh doanh.
Khẳng định rõ nét vai trò của tổ chức Công đoàn Thủ đô

Khẳng định rõ nét vai trò của tổ chức Công đoàn Thủ đô

6 tháng đầu năm, các cấp Công đoàn Thủ đô không ngừng nỗ lực, tích cực tham gia xây dựng và triển khai các chính sách pháp luật, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thiết thực nhằm cải thiện đời sống cho đoàn viên, người lao động. Những kết quả trên không chỉ khẳng định vai trò đại diện của tổ chức Công đoàn mà còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn Thủ đô.

Tin khác

Hà Nội tăng cường phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Hà Nội tăng cường phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Nhằm nâng cao mức độ an toàn, phòng ngừa và xử lý hiệu quả các tình huống cháy nổ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án bổ sung hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông.
Chuyển đổi giao thông xanh: Nhiệm vụ cấp bách, hành động quyết liệt!

Chuyển đổi giao thông xanh: Nhiệm vụ cấp bách, hành động quyết liệt!

Ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên… đang đặt ra những thách thức chưa từng có đối với các đô thị lớn trên toàn cầu. Hà Nội là thành phố đông dân, mật độ phương tiện cao, việc chuyển đổi sang giao thông xanh, sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng… không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu cấp bách. Với quyết tâm chính trị cao và những bước đi cụ thể, Hà Nội đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, xanh, sạch và bền vững, góp phần kiến tạo một đô thị đáng sống cho hôm nay và mai sau.
Hà Nội đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi phương tiện giao thông xanh trước năm 2030

Hà Nội đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi phương tiện giao thông xanh trước năm 2030

Hà Nội đặt mục tiêu, quyết tâm chuyển đổi xe buýt xanh chậm nhất đến năm 2030. Đến nay, Thành phố đã hoàn thành mục tiêu kế hoạch của năm 2026. Tuy nhiên, cần đảm bảo được tiến độ ở những giai đoạn tiếp theo và sự quan tâm của các sở, ngành.
Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp

Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp

Phương tiện giao thông là nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí khoảng 60% tại Hà Nội. Trong quá trình chuẩn hóa vùng phát thải, chống ô nhiễm theo vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3, thành phố Hà Nội sẽ quy định đồng bộ các nội dung liên quan tới tác nhân phát thải, đặc biệt là kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân toàn diện, toàn bộ để tạo lập một vùng phát thải thấp.
Nhức nhối những thói xấu ăn sâu trong giao thông đô thị

Nhức nhối những thói xấu ăn sâu trong giao thông đô thị

Là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước, Hà Nội không ngừng nỗ lực xây dựng một nền văn hóa giao thông văn minh, hiện đại, xứng tầm với vị thế của Thủ đô. Thế nhưng, hành trình ấy đang gặp không ít trở ngại khi nhiều thói quen xấu trong ứng xử giao thông vẫn tồn tại một cách dai dẳng. Từ việc vượt đèn đỏ, lấn làn, bấm còi vô tội vạ cho đến thái độ ứng xử thiếu kiềm chế... tất cả đang làm xấu đi hình ảnh giao thông đô thị và đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả trong việc xây dựng nếp sống văn hóa giao thông hiện nay.
AI giám sát giao thông: Hình thành văn hóa giao thông mới cho người dân Thủ đô

AI giám sát giao thông: Hình thành văn hóa giao thông mới cho người dân Thủ đô

Việc triển khai hệ thống camera AI thay thế dần lực lượng Cảnh sát giao thông đang nhận được sự đồng tình từ nhiều tầng lớp xã hội. Không chỉ nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm, công nghệ này còn mang đến sự công bằng, minh bạch và góp phần hình thành văn hóa giao thông mới cho người dân Thủ đô.
Transerco: Giữ vững ổn định, tăng tốc chuyển đổi xanh

Transerco: Giữ vững ổn định, tăng tốc chuyển đổi xanh

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đồng thời chủ động mở rộng các lĩnh vực kinh doanh mới, bắt nhịp xu thế chuyển đổi xanh và chuyển đổi số.
Những tuyến phố nào sẽ cấm xe máy sử dụng nguyên liệu hóa thạch từ 7/2026?

Những tuyến phố nào sẽ cấm xe máy sử dụng nguyên liệu hóa thạch từ 7/2026?

Theo yêu cầu của Thủ tướng, từ tháng 7/2026, xe mô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xe máy chạy xăng) sẽ không được đi vào khu vực phạm vi một số các tuyến phố trong khu vực nội đô.
Hà Nội: Điều chỉnh lộ trình 2 tuyến buýt để thích ứng với tổ chức giao thông mới

Hà Nội: Điều chỉnh lộ trình 2 tuyến buýt để thích ứng với tổ chức giao thông mới

Nhằm bảo đảm hoạt động vận tải hành khách công cộng thích ứng với phương án tổ chức giao thông mới tại khu vực đường Hồ Tùng Mậu, Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội đã quyết định điều chỉnh lộ trình của hai tuyến xe buýt số 49 và 56A.
Xử phạt tài xế xe tải "trèo" qua dải phân cách trên đường Lê Đức Thọ

Xử phạt tài xế xe tải "trèo" qua dải phân cách trên đường Lê Đức Thọ

Ngày 12/7, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an Hà Nội cho biết đã xác minh và ra quyết định xử phạt đối với tài xế xe tải vì hành vi điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định trên đường Lê Đức Thọ để quay đầu.
Xem thêm
Phiên bản di động