Kỳ vọng lớn từ một công trình “nhỏ”
Sẽ làm cầu dàn Bailey bắc qua sông Tô Lịch, Kim Ngưu Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ Phải hoàn thành toàn bộ việc cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch trước 30/8 |
Giải pháp mang lại đến “đột phá”
Đập dâng là một công trình thủy lợi có tác dụng giữ nước, nâng mực nước lên một mức nhất định để duy trì dòng chảy ổn định, đặc biệt trong mùa khô hoặc khi mực nước tự nhiên quá thấp. Với sông Tô Lịch, con sông chủ yếu nhận nước thải sinh hoạt từ các quận nội thành, việc nước không lưu thông khiến tình trạng ô nhiễm càng thêm nghiêm trọng. Vì thế, ý tưởng xây dựng đập dâng nhằm “giữ nước, tạo dòng chảy liên tục”, không để sông cạn kiệt vào mùa khô, đồng thời kết hợp với các giải pháp làm sạch, tạo cảnh quan sinh thái đô thị là một giải pháp được xem là đột phá.
Theo kế hoạch, đập dâng được xây dựng tại cửa vào của sông Tô Lịch - vị trí tiếp giáp với khu vực tiếp nhận nước từ sông Nhuệ. Công trình có chức năng điều tiết lượng nước từ sông Nhuệ chảy vào Tô Lịch theo yêu cầu, đồng thời giữ cho mực nước trên sông Tô Lịch luôn ở mức ổn định. Cùng với đó, thành phố cũng xem xét tích hợp hệ thống xả đáy, thu gom bùn thải, và khả năng phối hợp với các giải pháp xử lý sinh học, công nghệ nano-bioreactor như từng thí điểm vào năm 2019, để giảm thiểu ô nhiễm triệt để hơn.
Về mặt lý thuyết, đập dâng không phải là giải pháp duy nhất nhưng đóng vai trò như “nút khởi động” cho các chương trình tổng thể phục hồi sông Tô Lịch. Khi giữ được mực nước ổn định, dòng sông sẽ không còn khô cạn, bốc mùi như những ngày nắng hạn. Việc duy trì dòng chảy tuần hoàn cũng giúp cuốn trôi một phần chất thải, hạn chế lắng đọng bùn hữu cơ gây mùi. Ngoài ra, nếu phối hợp tốt với việc thu gom nước thải trước khi đổ vào sông và đầu tư hạ tầng xử lý nước thải sinh hoạt, sông Tô Lịch hoàn toàn có cơ hội trở thành dòng sông sạch, xanh, góp phần cải thiện vi khí hậu và cảnh quan đô thị Hà Nội.
![]() |
Sau hơn 4 tháng thi công, đập dâng giữ nước đầu tiên trên sông Tô Lịch, thuộc địa bàn phường Thanh Liệt, Hà Nội dần thành hình. |
Sông Tô Lịch sẽ có tổng cộng ba đập dâng được xây dựng tại các vị trí: Cầu Quang (huyện Thanh Trì trước đây), cầu Cót (quận Cầu Giấy trước đây) và cầu Dậu (quận Hoàng Mai trước đây). Ba điểm này chia tuyến sông dài hơn 14 km thành các đoạn ngắn, giúp kiểm soát hiệu quả nguồn nước và giảm tải ô nhiễm. |
Đến thời điểm hiện tại, trong 3 đập dâng trên sông Tô Lịch, công trình đập tràn tại Cầu Quang được xây dựng sớm nhất, các đơn vị thi công đã hoàn thành cơ bản phần xây lắp, công trình đầu tiên trong chuỗi ba đạp dâng trên sông Tô Lịch đang dần hình thành với thiết kế độc đáo. Điểm nhấn của công trình là đài quan sát có kiến trúc hình bát giác sơn mầu vàng vừa có nét cổ kính, vừa hiện đại. Khu vực này sẽ phục vụ việc theo dõi, giám sát dòng chảy và mực nước trên sông Tô Lịch, ngoài ra người dân có thể đứng ngắm cảnh hai bên bờ sông.
Theo đơn vị thi công, đập dâng có chức năng tương tự đập tràn hay cống có cửa van, kết cấu ngăn nước của đập bằng túi cao su liên kết với móng đập, có thể điều chỉnh mực nước bằng cách bơm hoặc xả khí/nước vào túi. Đập dâng cao su có nhiều ưu điểm so với đập truyền thống như chi phí thấp, thi công nhanh, chịu được lún không đều và có thể xả lũ tốt. Hiện tổng khối lượng toàn công trình đã đạt hơn 70%. Dự kiến, đập dâng sông Tô Lịch sẽ hoàn thành trước tháng 8/2025.
Căn cơ từng giải pháp
Theo PGS.TS Đào Trọng Tứ - Trưởng ban Điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam, cho rằng, để dòng sông Tô Lịch thực sự hồi sinh, cần một giải pháp tổng thể, trong đó, bổ cập nước chỉ là một phần của bài toán. Điều quan trọng là phải cải thiện hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị, giảm thiểu ô nhiễm ngay từ nguồn, nạo vét bùn đáy và xử lý nước.
Từ thực tế trên, các chuyên gia cho rằng, nếu chỉ kỳ vọng vào một đập dâng mà không có sự đồng bộ về mặt hạ tầng kỹ thuật, thoát nước và xử lý nước thải thì hiệu quả sẽ rất hạn chế. Do đó, Thành phố cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp căn cơ khác, công trình mới này có thể góp phần thay đổi diện mạo của con sông từng là niềm tự hào của người Tràng An xưa.
![]() |
Công tác nạo vét bùn thải trên toàn tuyến sông Tô Lịch đang được tiến hành hết sức khẩn trương, |
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Phi Thường, đến nay, Sở Xây dựng đã hoàn thành giai đoạn I việc nạo vét bùn lòng sông (từ Hoàng Quốc Việt đến cầu Khương Đình) với chiều dài tuyến khoảng 7km, khối lượng khoảng 49.914m3. Dự kiến, trong tháng 8/2025, sẽ hoàn thành Giai đoạn 2 (từ cầu Khương Đình đến chùa Long Quang) với chiều dài 5km, khối lượng khoảng 11.800m3. Về nội dung đấu nối 63 cửa xả còn lại dọc sông Tô Lịch (bổ sung thu gom cửa xả từ Hoàng Quốc Việt đến đập dâng), đến nay, các đơn vị đã hoàn thành đấu nối 19/63 cửa; đang thực hiện 42/63 cửa; dự kiến hoàn thành công tác thi công trong tháng 7/2025, để thực hiện chỉnh trang sau quá trình thi công trong tháng 8/2025...
Đối với công tác chỉnh trang vệ sinh môi trường, cây xanh 2 bên sông, Sở Xây dựng cũng đã chỉ đạo Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội và các nhà thầu thực hiện công tác duy trì cây cảnh, thảm cỏ trên tuyến đường Láng và dọc bờ sông Tô Lịch thường xuyên, liên tục, đảm bảo tần suất theo quy định.
Để bổ cập nước sông Tô Lịch, theo lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội, trước mắt, sử dụng nguồn nước từ Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây. Về lâu dài, sở đang phối hợp với đơn vị tư vấn nghiên cứu triển khai phương án lấy nước bổ cập từ sông Hồng.
Cải thiện môi trường sông Tô Lịch là một hành trình không dễ dàng, đòi hỏi nguồn lực lớn, tầm nhìn dài hạn và quyết tâm chính trị cao. Song với những chuyển động tích cực thời gian qua, cùng sự chung tay của người dân, chuyên gia và chính quyền, niềm tin vào một dòng Tô Lịch hồi sinh - xanh trong, thơ mộng như ký ức xưa - là hoàn toàn có cơ sở.
Tại cuộc họp báo cáo tình hình cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu, từ nay đến trước ngày 30/8, các phường dọc hai bên bờ sông Tô Lịch phải triển khai xong toàn bộ việc cải tạo, chỉnh trang 2 bên sông như: lát vỉa hè, làm lan can, trồng cây xanh, thảm cỏ. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nghệ An tổ chức kỳ họp thứ 31 HĐND tỉnh khoá XVIII

Công an Hà Nội thông tin chính thức vụ tai nạn liên hoàn ở Trần Đại Nghĩa

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng

Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình

Rà soát tuyến vận tải hành khách sau sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho các đối tượng chính sách
Tin khác

La Phù: Người dân tự nguyên giao nộp 25 tấn bánh kẹo, thực phẩm và hàng lậu
Môi trường 09/07/2025 16:50

Hà Nội sẵn sàng các phương án phòng ngừa và ứng phó với mùa mưa bão
Môi trường 09/07/2025 12:34

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/7: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa giông rải rác
Môi trường 09/07/2025 06:06

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 8/7: Ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào và dông
Môi trường 08/07/2025 06:14

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 7/7: Nắng nóng quay trở lại
Môi trường 07/07/2025 06:46

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/7: Ngày nắng, đêm mưa giông rải rác
Môi trường 06/07/2025 06:45

Giữ màu xanh, phố sạch cho Thủ đô văn hiến, văn minh
Môi trường 05/07/2025 17:45

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/7: Ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa
Môi trường 05/07/2025 06:41

Miền Bắc chuẩn bị đón nắng nóng sau nhiều ngày mưa lớn
Môi trường 04/07/2025 09:26

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/7: Mưa rào và dông
Môi trường 04/07/2025 06:10