--> -->

Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Sau 2 tháng tích cực đồng bộ nhiều giải pháp, hành trình “hồi sinh” dòng sông Tô Lịch đang bước vào giai đoạn mới với nhiều kỳ vọng. Từ việc nạo vét dòng sông, xây dựng phương án xử lý triệt để nguồn thải đến bổ cập nước sông Hồng, bổ cập nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ dân quận Tây Hồ, xây đập dâng giữ nước và chỉnh trang cảnh quan... Hà Nội đang triển khai một chiến lược toàn diện, quyết tâm trả lại vẻ đẹp vốn có cho dòng sông.
Triển khai cấp bách dự án dẫn nước sông Hồng về sông Tô Lịch Sẽ làm cầu dàn Bailey bắc qua sông Tô Lịch, Kim Ngưu

Quyết liệt từng giải pháp

Một trong những hạng mục quan trọng đầu tiên trong tổng thể kế hoạch “hồi sinh” dòng sông Tô Lịch là nạo vét bùn đất, loại bỏ nguồn ô nhiễm tích tụ dưới đáy sông. Giai đoạn đầu tiên được triển khai từ đoạn sông dài 5 km, kéo dài từ đường Hoàng Quốc Việt đến Ngã Tư Sở.

Ghi nhận tại hiện trường, trong suốt hơn 2 tháng qua, hàng trăm công nhân Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã và đang thực hiện nạo vét tổng thể sông Tô Lịch. Theo ông Bùi Ngọc Uyên - Phó Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, công ty đang sử dụng 4 dây chuyền nạo vét cơ giới với khoảng 17 xe téc kín vận chuyển bùn thải tại khu vực sông Tô Lịch. “Hiện mỗi ngày chúng tôi triển khai 2 ca nạo vét - 1 ca ban ngày và 1 ca ban đêm với số lượng khoảng 40 người/ca (bao gồm cả chỉ huy, kỹ thuật)” - ông Bùi Ngọc Uyên cho hay.

Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ
Đơn vị thi công đang khẩn trương xây dựng đập dâng trên sông Tô Lịch.

Hiện nay, khoảng 40.000 tấn bùn đất sẽ được nạo vét tại khu vực này. Theo đại diện Công ty Thoát nước Hà Nội, công việc này được UBND Thành phố giao cho Công ty Thoát nước Hà Nội và yêu cầu phải hoàn thành giai đoạn một trước tháng 4/2025.

Song song với công tác nạo vét ba hạng mục chính cũng đang được triển khai, trong đó thu gom triệt để nước thải của 26 họng xả còn sót lại trong hệ thống chưa thu gom và xây dựng 1 đập dâng tại vị trí gần cầu Quang, Thanh Trì nhằm giữ ổn định mực nước trên sông vào mùa khô. Đây là một phần quan trọng trong hệ thống cải tạo, nhằm đảm bảo khi bổ cập nước sạch vào, không còn nguồn ô nhiễm trực tiếp đổ ra sông.

Theo phân tích của các chuyên gia, khi nước thải đã được dẫn về nhà máy xử lý thì nguồn ô nhiễm còn lại trên sông sẽ rất ít. Đập dâng giữ nước này có ý nghĩa quan trọng, vì nó giúp duy trì mực nước vào mùa khô, đồng thời hỗ trợ phối hợp với đập Thanh Liệt và trạm bơm Yên Sở để phục vụ thoát nước cho Thành phố trong mùa mưa, đặc biệt là công tác thoát lũ cho sông Nhuệ. Các chuyên gia đánh giá đây là giải pháp đa mục tiêu, không chỉ góp phần hồi sinh sông Tô Lịch mà còn tăng cường khả năng quản lý lũ lụt cho khu vực nội đô. Tuy nhiên, để đập dâng hoạt động hiệu quả, nước thải chảy vào sông cần được xử lý triệt để trước. Nếu không, đập dâng có thể vô tình giữ lại chất ô nhiễm, làm tình trạng tồi tệ hơn.

Đặc biệt, để khôi phục dòng chảy tự nhiên và cải thiện chất lượng nước, thành phố Hà Nội đã công bố phương án bổ cập nước từ Hồ Tây và sông Hồng. Cụ thể, Sở Xây dựng được giao nhiệm vụ lấy nước từ Hồ Tây thông qua cửa điều tiết Hồ Tây A và Cống Đõ Mương Thụy Khuê, với thời hạn hoàn thành vào tháng 8/2025. Đồng thời, Sở cũng đang nghiên cứu kỹ lưỡng đề xuất dẫn nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch theo trục đường Võ Chí Công, nhằm đảm bảo nguồn nước bổ sung ổn định và lâu dài.

Khối lượng công việc rất lớn

Dù đạt được nhiều tiến triển, hành trình hồi sinh sông Tô Lịch vẫn đối mặt với không ít thách thức. Theo đó, để đồng bộ với các giải pháp xử lý nước thải và bổ cập nước, thành phố Hà Nội cũng chỉ đạo các địa phương có dòng sông đi qua đẩy mạnh việc chỉnh trang đô thị ven sông. Các quận, huyện dọc hai bên bờ sông đang triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, đất thải và trồng thêm cây xanh để cải thiện cảnh quan. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế trong những ngày qua, dọc theo hai bờ mương sông Tô Lịch vẫn còn tình trạng vứt rác, đốt rác gây ô nhiễm môi trường. Thực tế này cho thấy, cùng với các giải pháp được đưa ra việc nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sông Tô Lịch cũng là một nhiệm vụ quan trọng.

Nỗ lực hồi sinh sông Tô Lịch đang bước vào giai đoạn quan trọng. Nếu tất cả các giải pháp được thực hiện đúng lộ trình, không chỉ dòng sông này mà cả hệ thống sông nội đô của Thành phố cũng sẽ được cải thiện đáng kể, mang lại môi trường sống trong lành hơn cho người dân.

Anh Nguyễn Trung Thành, một người dân sống gần sông Tô Lịch, chia sẻ: “Người dân chúng tôi rất mong chờ ngày sông Tô Lịch được hồi sinh, tuy nhiên chúng tôi thấy nếu chỉ nạo vét, chỉnh trang thôi thì vẫn chưa đủ. Quan trọng là phải nâng cao ý thức người dân nhằm ngăn chặn được việc xả rác, xả nước thải xuống sông. Cần phải có biện pháp mạnh tay hơn nữa để xử lý những trường hợp vi phạm”.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng, sông Tô Lịch có tổng chiều dài khoảng 14 km từ hạ lưu cống Hoàng Quốc Việt đến sông Nhuệ, đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát nước cũng như cảnh quan cho thành phố Hà Nội. Trong bối cảnh mùa mưa năm 2025 đang đến với nhiều dự báo khó lường, việc thi công đập dâng trên sông Tô Lịch cũng cần được đẩy nhanh tiến độ hơn nữa nhằm đảm bảo kế hoạch thoát nước mùa mưa được triển khai hiệu quả.

Được biết, từ nay đến tháng 8/2025, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện các hạng mục kỹ thuật, đồng thời tiếp thu ý kiến chuyên gia, người dân để điều chỉnh giải pháp phù hợp thực tiễn. Nếu thành công, sông Tô Lịch không chỉ được hồi sinh, mà còn có thể trở thành không gian công cộng xanh, thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân và làm đẹp thêm diện mạo đô thị.

Tuấn Dũng

Nên xem

MTTQ xã Thanh Trì: Tặng quà, tri ân người có công với cách mạng

MTTQ xã Thanh Trì: Tặng quà, tri ân người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Thanh Trì đã tặng quà tri ân các đồng chí thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trong xã.
Khẳng định vai trò trung tâm trong khối đại đoàn kết toàn dân

Khẳng định vai trò trung tâm trong khối đại đoàn kết toàn dân

Sau khi sáp nhập từ 4 xã Hoa Viên, Trường Thịnh, Liên Bạt và Quảng Phú Cầu, xã Ứng Thiên (Hà Nội) đã chính thức đi vào hoạt động. Cùng với sự kiện quan trọng này, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội của xã cũng đã được kiện toàn, sắp xếp theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, khẳng định vai trò nòng cốt trong giai đoạn mới.
Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 11/7 đến ngày 17/7), thành phố Hà Nội ghi nhận 26 ca mắc sốt xuất huyết tại 19/126 phường, xã; 0 ca tử vong; giảm 8 ca so với tuần trước.
Cần định hình rõ nội hàm Quy hoạch đô thị làm tiền đề xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - văn minh

Cần định hình rõ nội hàm Quy hoạch đô thị làm tiền đề xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - văn minh

Là những người dân đang trực tiếp sinh sống và gắn bó với Hà Nội, chúng tôi luôn ấp ủ mong muốn về một không gian đô thị không chỉ hiện đại mà còn thực sự đáng sống. Do đó, khi xem xét Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến định hướng quy hoạch các khu đô thị mới.
Bài cuối: Tuyên ngôn Độc lập mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam

Bài cuối: Tuyên ngôn Độc lập mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam

Sáng 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Khoảnh khắc ấy không chỉ đánh dấu sự cáo chung của chế độ phong kiến - thực dân trên đất nước ta, mà còn mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Nhân dân làm chủ và đất nước bước vào thời đại cách mạng hiện đại hóa.
Nhận định Copenhagen vs Drita Gjilan: Đẳng cấp khác biệt tại đấu trường châu Âu

Nhận định Copenhagen vs Drita Gjilan: Đẳng cấp khác biệt tại đấu trường châu Âu

Trận đấu lượt đi vòng sơ loại thứ hai UEFA Champions League 2025/26 giữa Copenhagen và Drita Gjilan, sẽ diễn ra vào lúc 00h00 ngày 23/7 trên sân nhà Parken của Copenhagen. Sự chênh lệch về đẳng cấp và kinh nghiệm giữa hai đội là điều dễ nhận thấy và Copenhagen được kỳ vọng sẽ thể hiện sức mạnh vượt trội của mình.
Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Thiên tai bão lũ luôn là mối lo ngại thường trực, đặc biệt khi biến đổi khí hậu ngày càng khiến các cơn bão trở nên khó lường. Tuy nhiên nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về các cấp độ gió bão, từ áp thấp nhiệt đới đến những siêu bão có sức tàn phá khủng khiếp. Hiểu rõ tác động của từng cấp bão sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công tác phòng ngừa và bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.

Tin khác

Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Thiên tai bão lũ luôn là mối lo ngại thường trực, đặc biệt khi biến đổi khí hậu ngày càng khiến các cơn bão trở nên khó lường. Tuy nhiên nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về các cấp độ gió bão, từ áp thấp nhiệt đới đến những siêu bão có sức tàn phá khủng khiếp. Hiểu rõ tác động của từng cấp bão sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công tác phòng ngừa và bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.
Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng

Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng

Chiều 20/7, các lực lượng liên ngành tại Hà Nội đã đồng loạt ra quân kiểm tra, khảo sát thực tế và tuyên truyền khẩn cấp các biện pháp phòng chống bão số 3 (Wipha) trên tuyến sông Hồng. Hoạt động này nhằm chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của bão, kịp thời khắc phục các tồn tại và nâng cao ý thức cho người dân, doanh nghiệp, đảm bảo an toàn giao thông thủy và hạn chế tối đa thiệt hại.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/7: Mưa lớn kèm giông lốc do ảnh hưởng bão số 3

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/7: Mưa lớn kèm giông lốc do ảnh hưởng bão số 3

Dự báo ngày 21/7, khu vực Hà Nội ngày có mưa to đến rất to và giông, đêm có mưa, mưa vừa và giông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng khả năng mạnh trở lại khi vào Vịnh Bắc Bộ

Tin bão mới nhất: Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng khả năng mạnh trở lại khi vào Vịnh Bắc Bộ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, hồi 19 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 480 km về phía Đông. Bão số 3 giảm 1 cấp do ảnh hưởng của địa hình, còn cấp 11; dự báo khi xuống Vịnh Bắc Bộ, bão sẽ có khả năng mạnh trở lại.
Bão số 3 mạnh lên cấp 12, Hà Nội cảnh báo mưa lớn diện rộng

Bão số 3 mạnh lên cấp 12, Hà Nội cảnh báo mưa lớn diện rộng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa cập nhật về tình hình bão số 3 với nhiều cảnh báo mưa lớn và gió giật mạnh tại miền Bắc và Thủ đô Hà Nội.
Bão Wipha tăng lên cấp 12 giật cấp 15, cách Quảng Ninh 630 km

Bão Wipha tăng lên cấp 12 giật cấp 15, cách Quảng Ninh 630 km

Bão Wipha đã tăng lên cấp 12 (118-133 km/h) giật cấp 15 đang di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 20-25km/h.
Cảnh báo dông lốc khu vực phía Nam thành phố Hà Nội chiều tối ngày 20/7

Cảnh báo dông lốc khu vực phía Nam thành phố Hà Nội chiều tối ngày 20/7

Cơ quan khí tượng đã cảnh báo khả năng xuất hiện mưa giông ở Hà Nội trong chiều tối ngày 20/7.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/7: Nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/7: Nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt

Dự báo ngày 20/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông.
Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Chiều 19/7, một trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống Hà Nội, kèm theo gió giật mạnh khiến nhiều tuyến phố ngập sâu, cây xanh gãy đổ, giao thông ùn tắc cục bộ. Trước tình huống thời tiết cực đoan diễn biến nhanh và phức tạp, các lực lượng chức năng của Thành phố - từ Công an cơ sở, Cảnh sát giao thông, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cùng chính quyền các xã, phường... đã lập tức có mặt tại hiện trường, kịp thời hỗ trợ người dân, điều tiết giao thông, khắc phục sự cố.
Tin bão mới nhất: Bão Wipha giật cấp 15 di chuyển khá nhanh áp sát Vịnh Bắc Bộ

Tin bão mới nhất: Bão Wipha giật cấp 15 di chuyển khá nhanh áp sát Vịnh Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão Wipha (bão số 3) là cơn bão có tốc độ di chuyển khá nhanh, trung bình khoảng 20km/h. Mưa giông trước bão có thể xảy ra ngay trong khoảng ngày 20 - 21/7, khi bão vẫn còn ở ngoài khu vực vịnh Bắc Bộ và phía Đông của bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc).
Xem thêm
Phiên bản di động