--> -->

Bộ trưởng Bộ Công an: Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người

Bộ trưởng Lương Tam Quang cho rằng, nếu không quy định việc cấm mua bán dữ liệu cá nhân như hàng hóa thông thường và có chế tài xử lý nghiêm minh thì thực tiễn sẽ phát sinh rất nhiều những phương thức, thủ đoạn để hình thành chợ đen về dữ liệu cá nhân, gây hậu quả thiệt hại rất lớn.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân Làm rõ việc lộ, lọt thông tin dữ liệu cá nhân và ngăn chặn kịp thời

Quy định ngay một số loại cơ bản về dữ liệu cá nhân nhạy cảm trong luật

Ngày 24/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, do Bộ Công an chủ trì soạn thảo. Dự án Luật được xây dựng với nhiều quy định mới, nhằm tăng cường bảo vệ quyền riêng tư trong thời đại số.

Phát biểu thảo luận, đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An) đồng tình rất cao với việc ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, cho rằng đây là một bước tiến rất quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ quyền con người, quyền cá nhân cũng như yêu cầu chuyển đổi số tại Việt Nam.

Góp ý vào nội dung cụ thể, đại biểu cho rằng, dự thảo Luật phân loại dữ liệu cá nhân thành dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm là hết sức cần thiết vì dữ liệu nhạy cảm đòi hỏi các biện pháp bảo vệ chặt chẽ hơn.

Bộ trưởng Bộ Công an: Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An). Ảnh: Quốc hội

“Tuy nhiên, về kỹ thuật lập pháp hiện nay thì dự thảo Luật đang giao Chính phủ liệt kê cả hai danh mục về hai loại dữ liệu này, chúng tôi cho rằng đây là một điều bất cập vì sẽ có tình huống có thể phát sinh những loại thông tin đáp ứng đầy đủ các tiêu chí được quy định tại khoản 1, Điều 2 của dự thảo Luật nhưng không thuộc 1 trong 2 danh mục sẽ không được xem là dữ liệu cá nhân.

Vì vậy, tôi đề nghị chỉ nên quy định danh mục dữ liệu cá nhân nhạy cảm, những dữ liệu còn lại đáp ứng các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều 2 đương nhiên được xem là dữ liệu cá nhân cơ bản mà không phải lập thành danh mục. Việc quy định như vậy vừa bảo đảm tính khoa học, vừa bảo đảm tính bao quát, dễ áp dụng”, đại biểu Hoàng Minh Hiếu nêu rõ.

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của nhiều nước, dữ liệu cá nhân nhạy cảm là những nội dung quan trọng liên quan đến quyền của cá nhân nên luật của các nước thường quy định một số dữ liệu cá nhân nhạy cảm ngay trong luật, ví dụ theo luật của Nhật Bản có những dữ liệu như trạng thái xã hội, hồ sơ bệnh án, hồ sơ phạm tội... Luật của Trung Quốc liệt kê các dữ liệu nhạy cảm như dữ liệu sinh trắc học, tín ngưỡng tôn giáo, dữ liệu y tế, sức khỏe, tài chính hoặc dữ liệu theo dõi vị trí...

Vì vậy, đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị quy định ngay một số loại cơ bản về dữ liệu cá nhân nhạy cảm trong luật, còn những thông tin khác có thể giao Chính phủ quy định bổ sung thêm, phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ.

Bộ trưởng Bộ Công an: Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người
Toàn cảnh Kỳ họp. Ảnh: Quốc hội

Cần có cơ chế giám sát độc lập và ý thức cộng đồng

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh) băn khoăn về phạm vi áp dụng, dự thảo Luật áp dụng đối với những hành vi vi phạm dữ liệu cá nhân tại Việt Nam.

“Có rất nhiều hành vi vi phạm dữ liệu cá nhân diễn ra ngoài Việt Nam và xâm hại đến lợi ích của quốc gia cũng như của nhà nước và của công dân Việt Nam, chúng ta làm thế nào?

Tôi đề nghị trong phạm vi áp dụng, chúng ta quy định thêm là xử lý những hành vi xử lý dữ liệu cá nhân, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước và công dân Việt Nam diễn ra ngoài Việt Nam thì xử lý theo pháp luật Việt Nam hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo cơ chế hợp tác quốc tế”, đại biểu đề nghị.

Đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum) nhìn nhận, để bảo vệ dữ liệu cá nhân cần có cơ chế giám sát độc lập và ý thức cộng đồng. Dự thảo Luật đã thiết kế ở Điều 20 quy định về cơ chế giám sát khi xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không cần có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu với các nội dung xác thực và khả thi.

“Tôi đề nghị là nên bổ sung thêm các vấn đề như thiết lập đường dây nóng hoặc cổng tiếp nhận phản ánh về hành vi vi phạm dữ liệu cá nhân và tạo điều kiện cơ chế cho người dân phát hiện các dấu hiệu vi phạm, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dân”, đại biểu nói.

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) cho rằng, việc liệt kê các quyền của chủ thể dữ liệu trong dự thảo Luật chưa đảm bảo đầy đủ các quyền của chủ thể dữ liệu, ví dụ chủ thế dữ liệu có quyền lưu trữ, quyền thừa kế, quyền sử dụng, quyền tiêu hủy hay không? Do đó, cần thiết kế lại điều này đảm bảo khái quát các quyền của chủ thể dữ liệu theo quy định của pháp luật...

Bộ trưởng Bộ Công an: Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang. Ảnh: Quốc hội

Phát biểu giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nêu rõ mục tiêu của Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân là phải điều chỉnh được các vấn đề xâm phạm dữ liệu cá nhân đang diễn ra nhức nhối trong thực tiễn và đồng thời cũng phải mang tính dự báo bao quát để quy phạm các vấn đề mới nổi liên quan đến công nghệ đột phá của kỷ nguyên số để bảo vệ dữ liệu cá nhân toàn diện nhất.

Theo Bộ trưởng, nhận thức về bảo vệ dữ liệu cá nhân của nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hiện nay còn hạn chế, tầm quan trọng của bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng chưa được hiểu đầy đủ, tạo ra những vùng xám trong việc sử dụng dữ liệu cá nhân. Dữ liệu cá nhân với đặc tính là gắn liền với con người, gắn liền với quyền con người, quyền nhân thân, quyền riêng tư không thể coi là hàng hóa tài sản thông thường mà đây là một loại tài nguyên đặc biệt.

Do vậy, yêu cầu khai thác sử dụng phải đi đôi với bảo vệ ở mức cao nhất, cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người, quyền định đoạt thông tin của người khác, quan điểm này phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của các nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đó là giới hạn ranh giới giữa sử dụng và định đoạt, ưu tiên phát triển nhưng phải đi đôi với bảo vệ, thiết lập các quy định, cơ chế quản lý việc sử dụng và khai thác dữ liệu cá nhân không vi phạm các nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Thực tế, hiện nay các vụ lừa đảo về chiếm đoạt tài sản với tài sản quy mô lớn mà thời gian vừa qua đã triệt phá thì yếu tố lộ lọt mua bán dữ liệu cá nhân là nguyên nhân chính khiến tội phạm thực hiện hành vi phạm tội.

“Nếu không quy định việc cấm mua bán dữ liệu cá nhân như hàng hóa thông thường và có chế tài xử lý nghiêm minh thì thực tiễn sẽ phát sinh rất nhiều những phương thức, thủ đoạn để hình thành chợ đen về dữ liệu cá nhân, gây hậu quả thiệt hại rất lớn và nỗi bất an cho người dân”, Bộ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội ưu tiên phát triển hạ tầng, môi trường, chuyển đổi số và hỗ trợ doanh nghiệp

Hà Nội ưu tiên phát triển hạ tầng, môi trường, chuyển đổi số và hỗ trợ doanh nghiệp

Chiều 9/7, tại kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, với 83/84 đại biểu có mặt bấm nút tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và thu chi ngân sách trong 6 tháng cuối năm 2025.
Hà Nội tăng tốc thực hiện 282 dự án, số hóa đất đai và khởi công hàng loạt cây cầu

Hà Nội tăng tốc thực hiện 282 dự án, số hóa đất đai và khởi công hàng loạt cây cầu

Trong bối cảnh yêu cầu tăng trưởng và áp lực đổi mới ngày càng lớn, Hà Nội đặt mục tiêu tổng lực tháo gỡ vướng mắc, khơi thông nguồn lực, củng cố nền hành chính phục vụ để về đích các mục tiêu năm 2025.
Hà Nội thí điểm cung cấp suất ăn sẵn cho học sinh bán trú

Hà Nội thí điểm cung cấp suất ăn sẵn cho học sinh bán trú

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết Thành phố đang triển khai tổ chức thí điểm mô hình bữa ăn bán trú cho học sinh trên địa bàn Hà Nội, theo hướng tổ chức tập trung suất ăn sẵn nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình và giảm các khâu trung gian.
Thiếu 30.000 đơn vị máu cho công tác cấp cứu, điều trị trong dịp hè

Thiếu 30.000 đơn vị máu cho công tác cấp cứu, điều trị trong dịp hè

Để bảo đảm nhu cầu máu kịp thời, hiệu quả cho cấp cứu và điều trị, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cần thêm 30.000 đơn vị máu, trong đó riêng máu nhóm O cần khoảng 15.000 đơn vị.
La Phù: Người dân tự nguyên giao nộp 25 tấn bánh kẹo, thực phẩm và hàng lậu

La Phù: Người dân tự nguyên giao nộp 25 tấn bánh kẹo, thực phẩm và hàng lậu

Tính đến 9/7/2025, hàng chục tấn bánh kẹo, thực phẩm hết hạn, không rõ nguồn gốc đã được người dân La Phù tự nguyện giao nộp để tiêu hủy. Đây là kết quả của nỗ lực phối hợp giữa Công an Hà Nội và chính quyền địa phương nhằm chấn chỉnh tình trạng buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2025 - 2030

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đề cập tới những nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương Đỗ Văn Chiến đề nghị các cụ, các vị, các đại biểu tiếp tục phát huy tinh thần, trách nhiệm, động viên các doanh nghiệp, tầng lớp nhân dân phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, trước mắt là tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương.
Tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên mới

Tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên mới

Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi các định hướng phát triển không còn dừng ở việc duy trì ổn định hay “đủ dùng”, mà hướng đến những mục tiêu táo bạo hơn: Tăng trưởng kinh tế hai con số trong một thế giới đầy biến động.

Tin khác

Hội Đồng Bầu cử quốc gia họp Phiên toàn thể lần thứ nhất, cho ý kiến về công tác chuẩn bị bầu cử

Hội Đồng Bầu cử quốc gia họp Phiên toàn thể lần thứ nhất, cho ý kiến về công tác chuẩn bị bầu cử

Ngày 9/7, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã họp Phiên toàn thể lần thứ nhất để cho ý kiến về công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Theo Chủ tịch Quốc hội, công tác bầu cử có phạm vi cả nước, khối lượng công việc rất lớn, thời gian ngắn, do đó phải được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đầu mối tổ chức thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đầu mối tổ chức thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Sáng 9/7, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ tư khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Với phương châm đặt con người ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.
Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức được áp dụng trong việc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý mang tính chất chiến lược, đột xuất, cấp bách, không thường xuyên.
Công chứng điện tử có giá trị như văn bản giấy, thuận tiện giao dịch

Công chứng điện tử có giá trị như văn bản giấy, thuận tiện giao dịch

Luật Công chứng 2024 và Nghị định 104/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 với rất nhiều thay đổi, người dân cần nắm rõ để thuận tiện khi thực hiện các giao dịch.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ mục tiêu dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ mục tiêu dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Nhấn mạnh, vừa qua với việc triển khai một số dự án đường sắt đô thị, có lẽ đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tốt hơn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, nếu sắp tới chúng ta bỏ ra gần 70 tỷ USD (tổng vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam) mà chỉ được công trình như tuyến đường sắt đô thị ở 2 thành phố lớn, thì người dân phấn khởi, nhưng vẫn chưa thành công.
Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, để kiểm soát an toàn thực phẩm, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần làm “lặng lẽ”, thường xuyên, tránh tình trạng khi có chuyện xảy ra thì cơ quan chức năng ngay lập tức lên đợt cao điểm kiểm tra, rà soát, còn những người vi phạm ngay lập tức giấu biến đi chờ “trời yên biển lặng”...
Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Đoàn Việt Nam sẽ tham gia Phiên đối thoại trên tinh thần cởi mở, chân thành, hợp tác và xây dựng. Phiên đối thoại sẽ tập trung vào một số thông điệp như Việt Nam đang tập trung thực hiện nhiều đột phá có tính cách mạng để đưa đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới, trong đó có việc đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự

Rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án dân sự

Ngày 4/7, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đã tổ chức hội thảo khoa học Góp ý dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) năm 2025, do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.
Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Sáng 4/7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức cán bộ hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) và ra mắt phần mềm Biên lai điện tử THADS.
Xem thêm
Phiên bản di động