--> -->

Làm rõ việc lộ, lọt thông tin dữ liệu cá nhân và ngăn chặn kịp thời

Đại biểu Nguyễn Minh Đức cho rằng, bài toán đặt ra là phải làm rõ việc lộ lọt thông tin dữ liệu cá nhân từ đâu và phải có giải pháp ngăn chặn kịp thời.
Đề nghị cân nhắc việc cấm hoàn toàn mua, bán dữ liệu cá nhân Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Quy định phù hợp với từng loại dữ liệu cá nhân

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận ở Tổ về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đây là dự án Luật đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận, với mong muốn sẽ tạo hành lang pháp lý để ngăn chặn được tình trạng buôn bán dữ liệu cá nhân, tấn công, lừa đảo... trên mạng, trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay.

Thảo luận về dự thảo Luật, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình về sự cần thiết ban hành luật trên cả phương diện cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn.

Đại biểu Vũ Thị Liên Hương (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) cho rằng, trong dự thảo Luật có phần giải thích từ ngữ “dữ liệu cá nhân” bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Đại biểu đề nghị cần phân định rõ những dữ liệu nào là dữ liệu cá nhân cơ bản, dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Nên chăng thiết kế một điều giao cho Chính phủ quy định rõ, liệt kê rõ để chúng ta dễ thực hiện trong triển khai luật.

Làm rõ việc lộ, lọt thông tin dữ liệu cá nhân và ngăn chặn kịp thời
Đại biểu Vũ Thị Liên Hương (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi). Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định) cũng cho rằng, dự thảo Luật chưa thể hiện rõ định nghĩa về dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Qua thẩm tra, có ý kiến cho rằng cần định nghĩa rõ, bởi từ chỗ hiểu được nội hàm thì mới có những quy định phù hợp với từng loại dữ liệu cá nhân. Chẳng hạn, đối với dữ liệu cá nhân nhạy cảm thì sẽ có những quy định chặt chẽ hơn, nhất là việc chuyển dữ liệu ra nước ngoài.

Đề cập đến quy định: “Áp dụng mức xử phạt hành chính từ 1% đến 5% doanh thu năm liền trước của tổ chức, doanh nghiệp có vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Chính phủ quy định chi tiết quy định cụ thể về mức phạt, khung tiền phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính”, đại biểu Nguyễn Hải Dũng cho biết, một số trang báo cho rằng, quy định xử phạt như vậy là quá nặng.

Hiện nay chúng ta xử phạt vi phạm hành chính đều căn cứ vào hành vi và đưa ra một mức nào đó theo Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định. Dự thảo Luật quy định mức xử phạt như trên là rất cao so với các quy định về xử phạt vi phạm hành chính hiện nay.

Làm rõ việc lộ, lọt thông tin dữ liệu cá nhân và ngăn chặn kịp thời
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định). Ảnh: Quốc hội

Vấn đề là chỉ một lỗi nhỏ trong bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng bị phạt như vậy mà không xét đến tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, hậu quả, mức độ nghiêm trọng… là không phù hợp với nguyên tắc xử lý chung. Vì vậy, đại biểu Nguyễn Hải Dũng mong muốn Cơ quan soạn thảo giải trình hoặc xem xét việc quy định xử lý vi phạm cho phù hợp.

Làm rõ việc lộ lọt thông tin dữ liệu cá nhân từ đâu?

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội - đại biểu Nguyễn Minh Đức nhìn nhận, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân rất cấp thiết nhưng cũng rất phức tạp. Theo quy định, dữ liệu cá nhân gồm dữ liệu cơ bản và dữ liệu nhạy cảm. Ví dụ số căn cước là dữ liệu cơ bản, nhưng số tài khoản lại là dữ liệu nhạy cảm.

Làm rõ việc lộ, lọt thông tin dữ liệu cá nhân và ngăn chặn kịp thời
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội - đại biểu Nguyễn Minh Đức. Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Minh Đức băn khoăn trước thực trạng trong bán hàng online hiện nay, người mua phải chia sẻ thông tin cá nhân với người bán hàng, gồm cả họ tên, số điện thoại, địa chỉ nhà, cơ quan, số tài khoản trong quá trình chuyển tiền mua hàng.

Những thông tin này sau đó lại được chia sẻ với đội ngũ shipper. Mỗi ngày một shipper thực hiện hàng trăm cuộc ship hàng và có hàng trăm dữ liệu cá nhân của những người mua. Vậy kiểm soát dữ liệu cá nhân như thế nào, quy định người bán hàng, shipper cũng là bên phải quản lý dữ liệu cá nhân, hay là bên thứ ba, kiểm soát dữ liệu như thế nào?

Cũng theo đại biểu, hiện nay, người dân đang rất bức xúc với cuộc gọi “rác”. Tại sao các đối tượng lừa đảo, vi phạm pháp luật biết rõ số điện thoại, đọc rõ những ai chưa nộp tiền điện, số hợp đồng điện, đọc rõ cả số căn cước công dân...

Đại biểu Nguyễn Minh Đức cho biết, qua điều tra, cơ quan chức năng khẳng định, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó có cả những tổ chức cá nhân có trách nhiệm quản lý dữ liệu cá nhân đã làm lộ lọt, có trường hợp vô tình lộ lọt, thiếu trách nhiệm hoặc có cả trường hợp vụ lợi.

Với những bất cập trên, đại biểu Nguyễn Minh Đức cho rằng, bài toán đặt ra là phải làm rõ việc lộ lọt thông tin dữ liệu cá nhân từ đâu và phải có giải pháp ngăn chặn kịp thời, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân ra đời để bảo vệ người dân được tốt hơn.

Làm rõ việc lộ, lọt thông tin dữ liệu cá nhân và ngăn chặn kịp thời
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh). Ảnh: Quốc hội

Góp ý vào Điều 7 quy định về hành vi bị cấm, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh) đề nghị bổ sung một khoản mới là: “Việc lợi dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân là công chức, viên chức để thu thập, tiết lộ hoặc chuyển giao dữ liệu cá nhân không đúng mục đích, không có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật”.

Nữ đại biểu cho rằng, quy định như vậy rất quan trọng bởi vì không phải tổ chức, cá nhân nào thuộc cơ quan Nhà nước đều có thể được khai thác dữ liệu cá nhân và được quyền sử dụng, phải có nguyên tắc để bảo vệ, do đó phải có quy định cấm đối với nhóm đối tượng này.

Liên quan đến quy định về xử lý dữ liệu cá nhân và cơ chế giám sát khi xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà đề nghị bổ sung quy định yêu cầu các cơ quan hành chính phải có cơ chế giám sát và đảm bảo đúng quy trình về bảo vệ bí mật Nhà nước bởi vì giám sát cơ chế xử lý dữ liệu này có những trường hợp không cần phải có sự đồng ý, nhưng phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo đúng quy trình.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất kỳ vọng khi thực hiện được đúng Nghị quyết 68-NQ/TW, thì kinh tế tư nhân sẽ trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.
Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng nay (13/5), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác, giai đoạn 2016 - 2025 và Tổng kết Kế hoạch số 210/KH-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2022 - 2025.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Từ ngày 13 - 16/5: Tôn trí và chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ

Từ ngày 13 - 16/5: Tôn trí và chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ

Sự kiện tôn trí Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ - trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) - từ ngày 13 -16/5 nằm trong chuỗi các hoạt động của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 lần thứ 4 được tổ chức tại Việt Nam.
Công đoàn Thủ đô biểu dương 48 điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác

Công đoàn Thủ đô biểu dương 48 điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác

Chiều 13/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Chỉ thị số 05); biểu dương điển tình tiên tiến công nhân, viên chức, lao động Thủ đô học tập và làm theo Bác. Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy chủ trì Hội nghị.
Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết 24/NQ-HĐND ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn Thành phố (Đợt 1).
Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 sẽ không làm giảm thu, do đây là chính sách đang được thực hiện trên thực tế. Với đề xuất kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, như quy định hiện hành đến hết 31/12/2030 thì số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm.

Tin khác

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất kỳ vọng khi thực hiện được đúng Nghị quyết 68-NQ/TW, thì kinh tế tư nhân sẽ trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.
Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 sẽ không làm giảm thu, do đây là chính sách đang được thực hiện trên thực tế. Với đề xuất kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, như quy định hiện hành đến hết 31/12/2030 thì số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm.
Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định thành lập Khu thương mại tự do (TMTD) tại thành phố Hải Phòng, một số chính sách đặc thù ưu đãi như đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư, kinh doanh; thủ tục xuất nhập khẩu; thủ tục xuất nhập cảnh, tạm trú và giấy phép lao động; thủ tục đất đai, đầu tư xây dựng; tối ưu hóa ưu đãi đầu tư về tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế...
Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết, qua theo dõi và tiếp nhận trực tiếp ý kiến của cử tri, người dân và cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này.
Đề xuất áp thuế thu nhập 10% cho tất cả loại hình báo chí

Đề xuất áp thuế thu nhập 10% cho tất cả loại hình báo chí

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 12/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đối với khoảng thời gian từ thời điểm cuối nộp hồ sơ ứng cử tới ngày bầu cử, rút ngắn từ 70 ngày theo quy định hiện hành, xuống còn 42 ngày, nhưng vẫn đảm bảo tổng thời gian từ hạn cuối công bố ngày bầu cử đến ngày bầu cử là 115 ngày như Luật hiện hành.
Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4 năm 2026 (thay vì tháng 7 năm 2026).
Nga bàn giao tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Gagarinsky" cho Việt Nam

Nga bàn giao tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Gagarinsky" cho Việt Nam

Tàu nghiên cứu khoa học “Giáo sư Gagarinsky” có nhiệm vụ nghiên cứu biển, với khả năng hoạt động ở vùng biển sâu và xa bờ sẽ mở ra một trang mới...
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại.
Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.
Xem thêm
Phiên bản di động