Mua, bán dữ liệu cá nhân có thể bị phạt đến 10 lần khoản thu có được
Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến Bộ trưởng Bộ Công an: Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người |
Ngày 5/6, tiếp tục Phiên họp thứ 46, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Báo cáo một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới cho biết, dự thảo Luật dự kiến tiếp thu, chỉnh lý gồm 5 chương và 47 điều, giảm 2 chương và 21 điều so với dự thảo Luật do Chính phủ trình.
Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, dự thảo Luật được điều chỉnh để áp dụng đối với mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến xử lý dữ liệu cá nhân, bao gồm cả xử lý dữ liệu cá nhân trên môi trường vật lý, không chỉ môi trường mạng. Đặc biệt, làm rõ đối tượng áp dụng là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp xử lý hoặc có liên quan đến hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam.
Về quyền và nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu, một số ý kiến đề nghị quy định các quyền cho rõ ràng hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế; quy định chặt chẽ để tránh lạm dụng quyền của chủ thể dữ liệu và bổ sung các yêu cầu mà chủ thể dữ liệu cần phải tuân thủ khi thực hiện quyền của mình; cân nhắc thời gian thực hiện các quyền của chủ thể dữ liệu trong 72 giờ.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới. Ảnh: Quốc hội |
Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đã phối hợp với cơ quan soạn thảo thiết kế lại quy định về quyền của chủ thể dữ liệu cho rõ ràng hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong đó, bao gồm quyền được biết, quyền đồng ý, quyền truy cập để xem, chỉnh sửa hoặc yêu cầu chỉnh sửa dữ liệu, quyền rút lại sự đồng ý, quyền yêu cầu hạn chế xử lý, quyền yêu cầu xóa dữ liệu và các quyền khác.
Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định khi thực hiện quyền, chủ thể dữ liệu phải có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc: đúng pháp luật, không cản trở hoạt động của bên xử lý dữ liệu, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của người khác.
Đồng thời, đưa các quy định về thời hạn thực hiện yêu cầu của chủ thể dữ liệu tại các Điều 8, 16, 17, 18, 34 và Điều 37 về quy định tại Điều 4 theo hướng linh hoạt hơn, yêu cầu thực hiện “kịp thời” theo quy định pháp luật chuyên ngành và giao Chính phủ quy định chi tiết, không quy định cố định 72 giờ như dự thảo Luật do Chính phủ trình.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Về hành vi bị nghiêm cấm, một số ý kiến đề nghị chỉnh sửa các từ ngữ cụ thể của từng hành vi bị nghiêm cấm; đề nghị quy định cấm mua, bán dữ liệu cá nhân cho phù hợp với thực tiễn, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đã phối hợp với cơ quan soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý. Theo đó, về hành vi bị nghiêm cấm, dự thảo Luật đã tập trung quy định nghiêm cấm các hành vi phổ biến, nguy cơ cao, như: xử lý dữ liệu cá nhân nhằm chống Nhà nước; cản trở hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân; lợi dụng hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân để vi phạm pháp luật; thu thập, lưu trữ, tiết lộ, chuyển giao dữ liệu cá nhân trái pháp luật; mua, bán dữ liệu cá nhân (trừ trường hợp luật có quy định khác); chiếm đoạt, cố ý làm lộ, làm mất dữ liệu cá nhân.
Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả mà các hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Về mức phạt hành chính, do tính chất và hậu quả nghiêm trọng nên cần quy định mức phạt cao hơn để bảo đảm tính răn đe.
Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của Liên minh châu Âu và một số quốc gia, dự thảo quy định theo hướng: Đối với hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân, có thể phạt đến 10 lần khoản thu có được từ hành vi vi phạm.
Với hành vi vi phạm quy định chuyển dữ liệu cá nhân xuyên biên giới, mức phạt tiền tối đa 5% doanh thu năm liền trước; đối với các hành vi vi phạm khác mức phạt tiền tối đa là 3 tỷ đồng.
Đồng thời, quy định mức phạt đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt đối với tổ chức. Giao Chính phủ quy định chi tiết mức phạt, khung tiền phạt và phương pháp tính khoản thu trái pháp luật.
Cho ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng, về quy định mua, bán dữ liệu cá nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác tại Điều 7 cần cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp, vừa bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, vừa có độ mở nhất định cho sự phát triển kinh tế số.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, thực tiễn cho thấy, dữ liệu được khai thác để tạo ra giá trị thông qua các mô hình hợp pháp, với sự đồng ý của chủ thể dữ liệu. Vì vậy, có thể làm rõ hơn, diễn giải chi tiết hơn về sự khác biệt, các quy định liên quan đến mua, bán trái phép dữ liệu cá nhân và chuyển giao hợp pháp dữ liệu cá nhân để có thể áp dụng luật một cách thống nhất.
![]() |
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương kết luận phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Trường Giang cho rằng, quy định mua, bán dữ liệu cá nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác tại Điều 7 còn chung chung, chưa dự tính được hết các trường hợp trong giao dịch dân sự. Ví dụ các chủ thể tham gia giao dịch có thể thực hiện các hành vi để lách luật bằng các giao dịch có lợi ích như tạm cho trao đổi, mượn... Vì vậy cần làm rõ hơn quy định này trong dự thảo Luật.
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo, các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật bảo đảm thể chế đầy đủ quan điểm của Đảng liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân, bám sát yêu cầu đổi mới trong xây dựng pháp luật.
Đồng thời, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và bảo đảm tính khả thi khi luật có hiệu lực thi hành, tạo điều kiện để phát triển công cuộc chuyển đổi số quốc gia và giảm chi phí tuân thủ pháp luật hành chính đối với doanh nghiệp và người dân...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Công an Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Hướng tới kỷ nguyên đổi mới và phát triển

Xây dựng và phát triển xã Phúc Thọ trở thành đô thị sinh thái của Thủ đô

Nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2025

MTTQ Việt Nam Thành phố: Triển khai nhiệm vụ Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội 6 tháng cuối năm 2025

Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

LĐLĐ thành phố Hà Nội trao “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân môi trường
Tin khác

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu
Sự kiện 22/07/2025 18:34

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã
Sự kiện 21/07/2025 13:21

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ
Sự kiện 19/07/2025 19:26

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật
Sự kiện 18/07/2025 20:21

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi
Sự kiện 17/07/2025 21:11

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”
Sự kiện 17/07/2025 20:16

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9
Infographic 17/07/2025 16:17

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học
Sự kiện 16/07/2025 23:07

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
Sự kiện 15/07/2025 21:07

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)
Infographic 15/07/2025 19:26