Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến
Hà Nội đưa 4 thủ tục hành chính của Đảng lên Cổng dịch vụ công quốc gia Hà Nội hướng tới xây dựng nền hành chính công toàn diện Tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính |
Trong thời đại số hóa hiện nay, việc bảo mật thông tin cá nhân ngày càng trở nên quan trọng nhưng cũng đầy thách thức. Nhiều người bất ngờ khi các đối tượng lừa đảo có thể biết chính xác thông tin cá nhân của họ như địa chỉ, số điện thoại, số căn cước công dân, thậm chí là cả các khoản chưa thanh toán như tiền điện, nước... Điều đáng lo ngại là chúng không chỉ biết, mà còn sử dụng những thông tin này một cách tinh vi để khiến nạn nhân tin tưởng và rơi vào bẫy.
![]() |
Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội. |
Theo dự báo của các chuyên gia an toàn thông tin, năm 2025 sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (blockchain), điện toán lượng tử. Các mã độc sẽ có khả năng tự nâng cấp, công nghệ Deepfake được cải tiến và các công cụ AI tạo sinh khác sẽ giúp kẻ xấu tạo nội dung giả mạo khó lường hơn. Tin tặc sẽ sử dụng AI để tự động hóa các cuộc tấn công. Ngoài ra, công nghệ 5G phát triển sẽ kéo theo số lượng thiết bị IoT tăng mạnh và các thiết bị này (như camera an ninh, đồng hồ thông minh,…) có thể bị tin tặc khai thác để tấn công mạng…
Do đó, những năm qua dù liên tục được cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bị mắc lừa, số tiền bị chiếm đoạt lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Năm 2023, người dùng trong nước bị thiệt hại khoảng 8.000-10.000 tỷ đồng do lừa đảo trực tuyến, năm 2024 thiệt hại do lừa đảo trực tuyến ước khoảng 18.900 tỷ đồng.
Báo cáo của Hiệp hội Di động Toàn cầu cho biết, tại Việt Nam 74% người tiêu dùng hiện sử dụng ví điện tử, nhưng 89% lo sợ bị xâm nhập tài khoản, và 95% quan ngại về việc dữ liệu cá nhân bị lạm dụng trên môi trường trực tuyến.
Trước các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, đặc biệt hiện nay các thủ tục hành chính đang được đẩy mạnh triển khai trên cổng dịch vụ công trực tuyến. Từ đó, nhiều người dân lo ngại, khi thực hiện thủ tục hành chính công trực tuyến, sẽ có nguy cơ lộ, lọt dữ liệu cá nhân, gây nhiều hệ lụy.
Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Yên Phụ, quận Tây Hồ cho biết: “Hiện nay các thông tin cá nhân của người dân đều được đồng bộ trên ứng dụng VNeID, giải quyết các thủ tục hành chính cũng đều thực hiện trực tuyến, quá trình thực hiện chúng tôi phải kê khai các thông tin cá nhân. Hiện nay tình trạng lừa đảo trực tuyến rất nhiều, chúng tôi có tuổi, không bắt kịp công nghệ nên rất lo các thông tin cá nhân bị lộ, lọt, các đối tượng lừa đảo sẽ nắm được các thông tin để lừa đảo chúng tôi. Điều này khiến nhiều hội viên Hội Người cao tuổi lo lắng, chúng tôi không dám tự thực hiện mà thường phải nhờ các đoàn viên, thanh niên hỗ trợ thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính trực tuyến”.
Cùng chung sự lo lắng, bà Dương Thị Tạo (phường Tứ Liên, quận Tây Hồ) chia sẻ: “Tôi được các con kể nhiều trường hợp bị các đối tượng lừa đảo, mất rất nhiều tiền, vì sợ nên tôi không dám tải các ứng dụng hay truy cập vào đường link nào, tôi không dám cung cấp thông tin của mình cho bất kỳ ai. Mới đây, tôi có đi làm hộ chiếu trực tuyến tại Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố, chi nhánh Tây Hồ, tôi được nhân viên hỗ trợ nhập các thông tin cá nhân, từ ngày sinh đến địa chỉ,… tôi không biết khi thông tin cá nhân của tôi được cung cấp trên đó có đảm bảo an toàn không”.
Đó cũng là sự lo lắng chung của nhiều người dân khi thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính trực tuyến. Khi được hỏi về vấn đề này, nhiều người dân cho biết, họ có xu hướng muốn đến trực tiếp bộ phận tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính để xuất trình các giấy tờ, văn bản, tài liệu cá nhân để giải quyết thủ tục, bởi như thế sẽ có sự tin tưởng hơn thay vì chụp ảnh gửi đến cơ quan chức năng thông qua phần mềm vì lo sợ lộ, lọt dữ liệu.
![]() |
Đoàn viên, thanh niên quận Tây Hồ hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng VNeID. |
Chia sẻ về việc bảo mật thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục trực tuyến, ông Trịnh Tất Thắng - Trưởng phòng Tái cấu trúc và Tổ chức Bộ phận một cửa, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, việc dữ liệu lộ lọt của người dân là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Dữ liệu của người dân là tài nguyên, là thứ có thể phát triển xã hội, tái sử dụng lại và có thể đem ra để tạo ra nguồn của cải khổng lồ.
Theo ông Thắng, có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng lộ, lọt dữ liệu người dùng. Đầu tiên là vấn đề hệ thống, thứ hai là vấn đề con người.
Hiện Thành phố đang lưu trữ dữ liệu người dùng ở Trung tâm dữ liệu của Thành phố. Hệ thống này kết nối với dữ liệu dân cư quốc gia, kết nối với C06 Bộ Công an (Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) đảm bảo an toàn. Khi xây dựng hệ thống lưu trữ đã phải tính tới đảm bảo an toàn, đồng thời, khi vận hành, đưa vào hoạt động đều có định kỳ rà quét tự động, giám sát, kiểm tra, xem có đảm bảo an toàn hay không. Khi có bất kỳ dấu hiệu gây nguy hiểm nào phát hiện trong quá trình rà quét thì đều có thể ngắt hệ thống và dừng lại để thông tin được an toàn.
Về vấn đề con người, theo ông Thắng, khi cán bộ có nhiệm vụ thực hiện các thao tác trên hệ thống, tiếp xúc trực tiếp với dữ liệu của người dân thì các hành động, thao tác này đều được ghi lại, lưu dấu lại. Điều đó để khẳng định việc cam kết bảo mật thông tin và người cán bộ công chức đó khi thực hiện tiếp xúc với dữ liệu đã được đảm bảo rồi. Nếu như bất kỳ lộ lọt từ nguồn thông tin đấy thì người công chức đấy sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đối với người dân, việc thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến trên dịch vụ công của Hà Nội hoặc dịch vụ công quốc gia, người dân đều nhập bằng thông tin VNeID, do đó người dân cần chú ý không cung cấp thông tin cho những trang web không chính thống, web lạ, không đáng tin cậy để tránh bị lừa đảo, giả mạo...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đặt nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị Thủ đô

Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và công tác cán bộ

Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tin khác

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 08/07/2025 17:50

Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi
Y tế 08/07/2025 17:44

Phát động Cuộc thi "Nhân vật truyền cảm hứng ngành Thanh tra" trên phạm vi toàn quốc
Văn hóa 08/07/2025 12:32

Hành trình 65 năm ngành Du lịch Việt Nam phát triển và vươn mình mạnh mẽ
Du lịch 08/07/2025 08:40

Đô thị cổ Provins, viên ngọc của nước Pháp
Văn hóa 08/07/2025 08:28

Còn đó, khúc hoan ca mùa Hạ
Văn hóa 08/07/2025 08:02

Hà Nội triển khai tuyển sinh trực tuyến lớp 6 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 07/07/2025 20:21

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 07/07/2025 17:33

Du lịch Việt đang ở thời điểm “vàng” để bứt phá
Du lịch 07/07/2025 14:57

Quảng bá di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa tại Pháp
Văn hóa 07/07/2025 14:12