--> -->

Vốn ngoại chảy mạnh vào bất động sản

Theo số liệu Cục Đầu tư nước ngoài vừa công bố, kinh doanh bất động sản là lĩnh vực “hút” vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ 3, chỉ sau công nghiệp chế biến chế tạo và xây dựng trong 2 tháng đầu năm 2018. Cụ thể trong 2 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài rót vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư đăng ký 312,1 triệu USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
von ngoai chay manh vao bat dong san 8 xu hướng phát triển của thị trường bất động sản Hà Nội năm 2018
von ngoai chay manh vao bat dong san Những "kịch bản" cho thị trường bất động sản năm 2018
von ngoai chay manh vao bat dong san
Thị trường bất động sản vẫn là thỏi nam châm hút dòng vốn ngoại.

Thỏi nam châm bất động sản

Trước đó, trong năm 2017, bất động sản là lĩnh vực đứng thứ 3 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (cả vốn trực tiếp FDI và góp vốn mua cổ phần), với 3,05 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn đăng ký. Luỹ kế đến cuối năm 2017, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đã thu hút với 53,1 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, một số tập đoàn ngoại cũng đầu tư tại Việt Nam dưới hình thức liên kết với doanh nghiệp nội như Quỹ Creed Group, Mitsubishi, Sanyo Homes, Daiwa House Group, Sumitomo Forestry Group...

Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo ba phương thức là góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp và cho vay vốn đầu tư. Đến nay, một số dự án do chủ đầu tư nước ngoài phát triển hoặc hợp tác đầu tư đã được tung ra thị trường. Nhật Bản hiện nay đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào thị trường bất động sản. Một năm trở lại đây, các tập đoàn, quỹ đầu tư lớn như Mitsubishi, Maeda, Kajima, Sumitomo, Sanyo, Creed Group... đã tăng mạnh dòng vốn đầu tư vào bất động sản ở TP.HCM.

Nhiều chuyên gia nhận định, đây là tín hiệu tích cực đối với sự phát triển của thị trường bất động sản. Bởi trước đây, nguồn vốn FDI đổ vào thị trường bất động sản thường qua kênh là các quỹ đầu tư, ủy thác, đơn vị liên doanh,… nhưng kể từ khi Chính phủ ban hành chính sách mở cửa để người nước ngoài được phép sở hữu nhà tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đã trực tiếp tham gia sâu, thực chất hơn vào thị trường và phân khúc được quan tâm hơn cả là cao cấp, nghỉ dưỡng. Ðây là những phân khúc được đánh giá có nguồn cung dồi dào, thậm chí vượt xa cầu.

Theo dự báo, nguồn vốn FDI đổ vào bất động sản sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nhờ nhiều chính sách cởi mở cũng như tiềm năng du lịch của nước ta còn lớn.

Cần hiệu quả thực tế

Ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc đầu tư Savills Việt Nam - cho rằng, sự hiện diện của các nhà đầu tư ngoại sẽ đem tới thị trường những chuyên môn, kinh nghiệm phát triển ở tất cả các lĩnh vực và phân khúc. Mặt khác, họ cũng giúp tăng tính cạnh tranh, cải tiến hoạt động kinh doanh và sản phẩm, do vậy sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng. "Việc hợp tác, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giảm áp lực lệ thuộc ngân hàng của doanh nghiệp bất động sản. Hệ thống tài chính ngân hàng sẽ có thể sử dụng nguồn vốn cho các lĩnh vực khác như nông nghiệp, sản xuất, dịch vụ, thay vì tập trung phát triển bất động sản" - ông Khương nói.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, dòng vốn FDI vẫn tiếp tục là nguồn lực quan trọng đầu tư vào thị trường bất động sản. Nguồn vốn FDI sẽ hỗ trợ thêm nguồn vốn đầu tư vào bất động sản đang bị hụt do ngân hàng giảm cho vay tín dụng. Tuy nhiên, xu thế của các doanh nghiệp bất động sản VN không phải tiếp nhận FDI bằng mọi giá, mà có lựa chọn.

Bên cạnh đó, cũng không ít các chuyên gia lo ngại đã đến lúc cần có sự nhìn nhận, đánh giá về hiệu quả của đồng vốn, chứ không chỉ nhìn vào số lượng vốn đăng ký. Bởi thực tế đã có rất nhiều dự án vốn đăng ký khủng nhưng lại nằm “đắp chiếu”.

TS Trương Huy Mai nhận xét, các dự án FDI được xây dựng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư để dự án bất động hay liên tục xin giảm quy mô so với ban đầu, để các dự án bị trì trệ gây ảnh hưởng đến kinh tế thị trường, thất thoát tài nguyên quốc gia và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân khu vực dự án. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp viện lý do thủ tục khó khăn, bất động sản trầm lắng… để xin giảm quy mô, điều chỉnh dự án, kéo dài thời gian thực chất chỉ là cái cớ để các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục được sử dụng quỹ đất lớn, ở vị trí đẹp. Các địa phương vẫn còn ngại việc xử lý tồn đọng sau thu hồi.

Đặc biệt với dự án có vốn FDI, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư chính là thu hồi luôn giấy phép kinh doanh. Việc giải quyết quyền lợi của người lao động cũng gặp khó khăn. Do vậy cơ quan quản lý cần đánh giá lại các dự án chậm triển khai dựa theo Luật Đất đai, không nên quá dễ dãi trong việc đồng ý cho doanh nghiệp điều chỉnh quy hoạch mà kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ để đấu giá tìm nhà đầu tư tiềm năng, phù hợp hơn, TS Trương Huy Mai nhấn mạnh.

Theo Bảo Chương/laodong.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bài 1: Định hình văn hóa, con người Thủ đô mới

Bài 1: Định hình văn hóa, con người Thủ đô mới

Trong kỷ nguyên mới, khi Hà Nội bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng và chuyển mình mạnh mẽ cùng đất nước, giá trị của văn hóa thanh lịch, văn minh càng trở nên quan trọng và cần được phát huy như một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Đó không chỉ là những chuẩn mực trong ứng xử giao tiếp, trong lối sống nhã nhặn, lịch thiệp của người Tràng An xưa, mà còn là thước đo của chất lượng cuộc sống đô thị hiện đại.
Quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Từ ngày 1/1/2026, chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ có những điều chỉnh đáng chú ý. Nội dung này được quy định chi tiết tại Điều 31 của Luật Việc làm số 74/2025/QH15, được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 16/6/2025.
Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Chiều 11/7, Bộ Ngoại giao cho biết, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mê Công - Hàn Quốc lần thứ 13 (FMM MKC 13) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan.
Phường Nghĩa Đô: Sẵn sàng lắng nghe kiến nghị của nhân dân

Phường Nghĩa Đô: Sẵn sàng lắng nghe kiến nghị của nhân dân

Ngày 11/7, phường Nghĩa Đô đã tổ chức Hội nghị Giao ban với Bí thư Chi bộ các tổ chức đảng trực thuộc, Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng ban Công tác mặt trận khu dân cư trực thuộc phường.
Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác

Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 11/7, tiếp tục chương trình làm việc trong khuôn khổ Tuần lễ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 với Anh và Liên minh châu Âu (EU) và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 15.
Hà Nội vinh danh những tấm gương tiêu biểu của Công an Thủ đô

Hà Nội vinh danh những tấm gương tiêu biểu của Công an Thủ đô

Chiều 11/7, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt, biểu dương các gương điển hình tiên tiến của Công an Thủ đô và Phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

Chiều 11/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi và Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận đã đồng chủ trì Hội thảo về hồ sơ Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản.

Tin khác

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Nửa đầu năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt đối với thị trường bất động sản Việt Nam khi các thay đổi thể chế và quy hoạch cấp tỉnh chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7. Việc sáp nhập địa giới hành chính, đưa cả nước từ 63 xuống còn 34 tỉnh, thành phố, tạo ra làn sóng dịch chuyển dòng tiền và cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành. Trong bối cảnh đó, thị trường đang dần hình thành những trục phát triển mới, đồng thời hé lộ những vấn đề mang tính cơ cấu cần được xử lý để tạo nền tảng phát triển bền vững.
Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát

Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 201/2025/QH15 về giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân không sử dụng vốn đầu tư công.
Giá nhà ở xã hội vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố cấu thành

Giá nhà ở xã hội vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố cấu thành

Trong bối cảnh nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng tăng cao nhưng giá bán liên tục bị phản ánh là “vượt tầm tay” của người thu nhập thấp, đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đã có những lý giải cụ thể về nguyên nhân khiến giá nhà ở xã hội không còn “rẻ” như kỳ vọng.
Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua liên tục ghi nhận mức giá cao, vượt xa khả năng chi trả của phần lớn người dân, đặc biệt là nhóm thu nhập trung bình và thấp. Trong khi giao dịch vẫn trầm lắng, giá nhà đất không hạ nhiệt, kéo theo nhiều hệ lụy về an sinh xã hội và tính bền vững của nền kinh tế. Để đưa giá BĐS trở về giá trị thực, loạt giải pháp đang được đề xuất và triển khai, tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh chính sách thuế, tín dụng và cơ cấu sản phẩm.
Shophouse chân đế chung cư: Từ “gà đẻ trứng vàng” đến nỗi lo thoát hàng

Shophouse chân đế chung cư: Từ “gà đẻ trứng vàng” đến nỗi lo thoát hàng

Từng được xem là kênh đầu tư hấp dẫn nhờ tiềm năng sinh lời cao, shophouse chân đế tại các dự án chung cư nay đang rơi vào cảnh ế ẩm, giá thuê giảm sâu, giá bán đi ngang hoặc thậm chí sụt nhẹ. Thị trường biến động nhanh cùng sự thay đổi hành vi tiêu dùng đang khiến mô hình đầu tư này mất dần sức hút.
Đa dạng sản phẩm tại Triển lãm Vietbuild 2025

Đa dạng sản phẩm tại Triển lãm Vietbuild 2025

Nhiều thương hiệu lớn trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực bất động sản, xây dựng, nội ngoại thất tham gia Triển lãm Quốc tế Vietbuild Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) 2025, thể hiện sự phục hồi, khởi sắc thị trường nhà ở Việt Nam nói chung trong những tháng đầu năm 2025.
Đề xuất không thu quá 95% giá trị hợp đồng nhà ở xã hội trước khi người mua được cấp sổ đỏ

Đề xuất không thu quá 95% giá trị hợp đồng nhà ở xã hội trước khi người mua được cấp sổ đỏ

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết 201/2025/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH). Trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là đề xuất chủ đầu tư không được thu quá 95% giá trị hợp đồng trước khi người mua nhà được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Hơn 50% mục tiêu nhà ở xã hội đến năm 2025 đã được triển khai

Hơn 50% mục tiêu nhà ở xã hội đến năm 2025 đã được triển khai

Ngày 6/6, tại Hội nghị giao ban công tác tháng 5 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2025, lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, cả nước đã quy hoạch 1.309 vị trí với tổng diện tích 9.737ha đất để phát triển nhà ở xã hội. Phần lớn các địa phương đều dành đủ quỹ đất phục vụ mục tiêu này.
Hàng trăm dự án nhà ở thương mại tại TP.HCM chưa được cấp sổ

Hàng trăm dự án nhà ở thương mại tại TP.HCM chưa được cấp sổ

Dù chính quyền các cấp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã nỗ lực vào cuộc, thậm chí thành lập tổ công tác giải quyết, nhưng đến nay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là giấy chứng nhận) tại hàng trăm dự án nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố vẫn “tắc”, ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của người mua nhà.
Thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Cẩn trọng kẻo “siết” luôn thị trường

Thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Cẩn trọng kẻo “siết” luôn thị trường

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng thuế suất 20% trên phần lãi chuyển nhượng bất động sản, thay vì cách thu 2% trên tổng giá bán như hiện nay. Nếu được thông qua, đây sẽ là thay đổi lớn sau gần một thập kỷ giữ nguyên cách tính thuế.
Xem thêm
Phiên bản di động