--> -->

'Trùm' ma túy khét tiếng bị bắt ở Lóng Luông nguy hiểm thế nào?

'Trùm' ma túy khét tiếng bị truy nã đặc biệt Nguyễn Thanh Tuân là người cung cấp ma túy cho nhiều đối tượng đã bị xử lý hình sự, trong đó có tử tù trốn trại Nguyễn Văn Tình...
trum ma tuy khet tieng bi bat o long luong nguy hiem the nao Hàng trăm cảnh sát cùng xe bọc thép vây bắt trùm ma túy ở Sơn La
trum ma tuy khet tieng bi bat o long luong nguy hiem the nao Đập tan đường dây ma túy, thuốc lắc siêu khủng của trùm "Hoàng Béo"
trum ma tuy khet tieng bi bat o long luong nguy hiem the nao
Công an tỉnh Sơn La bắt các đối tượng Tuân (ảnh nhỏ) và Thuận “chột”.

Sử dụng súng chống đối quyết liệt

Công an tỉnh Sơn La cho biết, trong hai ngày 27 và 28/6, Công an tỉnh Sơn La đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an tổ chức triệt phá chuyên án truy bắt nhóm đối tượng có nhiều quyết định truy nã đặc biệt về tội mua bán trái phép chất ma túy đang lẩn trốn tại bản Lũng Xá, Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Các đơn vị chức năng đã huy động nhiều xe đặc chủng tiến vào xã Lóng Luông truy bắt các đối tượng

Quá trình bị lực lượng chức năng truy bắt tại Lóng Luông, các đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm đã sử dụng súng tiểu liên AK, súng săn, súng ngắn và lựu đạn chống trả quyết liệt.

Trong số những đối tượng bị bắt có 2 đối tượng là Nguyễn Thanh Tuân (sinh năm 1983, tên gọi khác là Trăng, trú thôn Lặt, Yên Trung, Thạch Thất, Hà Nội), có 4 lệnh truy nã của Bộ Công an, Công an tỉnh Quảng Ninh và Công an tỉnh Sơn La; đối tượng Nguyễn Văn Thuận (sinh năm 1984, biệt danh Thuận “chột”), có 2 lệnh truy nã của Bộ Công an và Công an tỉnh Sơn La.

Quá trình truy bắt đối tượng truy nã, lực lượng công an đã vận động các đối tượng ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Tuy nhiên, các đối tượng trên đã sử dụng vũ khí quân dụng chống đối quyết liệt.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng công an đã bắt giữ được hai đối tượng truy nã Nguyễn Thanh Tuân, Nguyễn Văn Thuận và một số đối tượng khác, đồng thời đảm bảo an toàn cho lực lượng và nhân dân.

Bước đầu, lực lượng Công an đã thu giữ 4 súng quân dụng, 3 lựu đạn, 4 súng quân dụng, 415 viên đạn các loại, nhiều vỏ đạn, nhiều bình ga và một số tang vật khác

'Trùm' ma túy nguy hiểm thế nào?

Theo cơ quan điều tra, Nguyễn Thanh Tuân và Thuận “chột” là mắt xích quan trọng trong đường dây mua bán, vận chuyển ma túy trái phép số lượng rất lớn đã bị Bộ Công an, Công an tỉnh Quảng Ninh điều tra, xử lý hình sự.

Chính Tuân là kẻ cung cấp ma túy cho đối tượng Nguyễn Quốc Hùng (SN 1983, trú Điệp Nông, Hưng Hà, Thái Bình) - ông chủ nhà hàng đã thuê người nhồi 490 bánh heroin trong các bình gas công nghiệp đi tiêu thụ.

Nguyễn Quốc Hùng và 7 đối tượng khác, trong đó có Nguyễn Văn Tình (SN 1989, trú Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Hà Nội, tử tù trốn khỏi trại tạm giam) đã bị tuyên án tử hình về tội ma túy cùng về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.

Trước khi bị bắt, Tình vốn là đàn em thân tín của Nguyễn Thanh Tuân. Sau khi trốn khỏi trại tạm giam Tình tìm cách trốn lên Lóng Luông nhưng bị cảnh sát bắt giữ.

Nguyễn Thanh Tuân cũng là kẻ cung cấp hàng cho đường dây ma túy liên quan đến vụ bắt quả tang đối tượng Trần Đức Duy (SN 1986, trú khu 8, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, Hòa Bình) dùng súng quân dụng vận chuyển 94 bánh heroin bằng xe tải.

Ngoài ra, Tuân còn liên quan đến đường dây ma túy từ Trung Quốc về Việt Nam do Đặng Minh Châu (SN 1973, trú phường Tam Thanh, TP.Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) cầm đầu. Bà trùm này đã cùng đồng bọn mua bán hơn 1.000 bánh heroin… và đã bị tuyên án chung thân (do nuôi con nhỏ).

Bị Cơ quan cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an và Công an tỉnh Quảng Ninh phát lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm, Tuân và Thuận đã trốn về bản Tà Dê, Lũng Xá thuộc xã Loóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La).

Tại đây, Tuân và Thuận “chột” bỏ trốn về bản Lũng Xá, Tà Dê, lợi dụng địa hình miền núi phức tạp để lôi kéo các đối tượng truy nã ở nơi khác tụ tập về mua bán ma túy, tự trang bị nhiều vũ khí quân dụng, khống chế người dân và sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị vây bắt.

Theo Phương Mai/ vnmedia.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết 24/NQ-HĐND ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn Thành phố (Đợt 1).
Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 sẽ không làm giảm thu, do đây là chính sách đang được thực hiện trên thực tế. Với đề xuất kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, như quy định hiện hành đến hết 31/12/2030 thì số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm.
Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ

Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ

Từ ngày 11-14/5, Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn dẫn đầu cùng hơn 130 thành viên, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp trong nhiều ngành, lĩnh vực tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ 2025 (SelectUSA Investment Summit).
Việt Nam chính thức được chọn là chủ nhà AFF Cup Nữ 2025

Việt Nam chính thức được chọn là chủ nhà AFF Cup Nữ 2025

Ngày 13/5, Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) đã chính thức công bố Việt Nam là quốc gia đăng cai tổ chức Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2025 (AFF Cup nữ 2025). Giải đấu sẽ diễn ra tại hai thành phố lớn của Việt Nam, Việt Trì và Hải Phòng, từ ngày 6 đến 19/8/2025.
Số hóa thông tin tạm hoãn xuất cảnh người nợ thuế

Số hóa thông tin tạm hoãn xuất cảnh người nợ thuế

Cục Thuế (Bộ Tài chính) và Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) vừa ký kết Quy chế phối hợp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin tạm hoãn xuất cảnh bằng hình thức điện tử.
Nước giải khát có đường: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Nước giải khát có đường: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, nhằm định hướng tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng là một trong các vấn đề được đặt ra khi sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Thảo luận về nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình với đề xuất của cơ quan soạn thảo.
Công đoàn Hà Tĩnh: Đổi mới hoạt động trong thời kỳ mới

Công đoàn Hà Tĩnh: Đổi mới hoạt động trong thời kỳ mới

Công đoàn Hà Tĩnh luôn khẳng định vai trò là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động, đóng góp tích cực vào sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động