--> -->

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Tạm giam nhóm đối tượng cầm hung khí đe dọa người dân Bắt giữ nhóm đối tượng mang hung khí, gây rối trật tự công cộng Bắt khẩn cấp 21 đối tượng lạng lách, đánh võng gây rối trật tự công cộng ở Long Biên

Những hành vi coi thường pháp luật

Phản ánh đến Báo Lao động Thủ đô, anh Nguyễn Đăng Thiên (trú tại Tổ dân phố Phú Thứ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) cho biết: Khoảng 9h sáng ngày 4/4/2025, một nhóm đối tượng lạ, cầm theo búa và các thanh nhôm dài hơn 1m đã đến đập phá cửa nhà của gia đình anh, tại số 46, ngõ 180, đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ. Vợ chồng anh đã ra sức ngăn cản, nhưng nhóm người này vẫn cố tình xông vào phá cửa, trèo cổng vào nhà, thậm chí một số đối tượng còn hành hung anh, vợ anh và mẹ anh.

Cần xử lý nghiêm nhóm đối tượng thích “giải quyết vấn đề” bằng bạo lực để răn đe
Hình ảnh nhóm đối tượng đập phá được camera ghi lại.

Sau khi kịp thời trình báo và Công an phường có mặt, nhóm đối tượng trên mới chịu dừng lại. Tuy nhiên, việc một số đối tượng “mạnh tay” với mẹ và vợ anh đã khiến mẹ anh phải nhập viện, còn vợ anh thì phải bó bột cánh tay phải.

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên anh Nguyễn Đăng Thiên phản ánh đến Báo Lao động Thủ đô việc gia đình anh bị nhóm đối tượng lạ đến gây rối. Cách đây khoảng 10 ngày, anh Thiên cũng đã gửi đơn kêu cứu đến Báo về việc tương tự.

Trong đơn anh Thiên phản ánh: “Ngày 22/8/2024 có một nhóm đối tượng mang những vật dụng như búa, kìm, máy hàn,… đến cắt khóa cửa nhà tôi ở số 46, ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ khi không có ai ở nhà. Họ vào nhà đập tường và phá dỡ toàn bộ 2 mái nhà lợp pờ-rô-xi-măng của gia đình tôi, gây hư hỏng toàn bộ tài sản bên trong. Họ nói nhà, đất mà gia đình tôi đang ở là của họ và họ có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Gia đình tôi vô cùng hoang mang, vì từ hàng chục năm nay, gia đình tôi chưa hề bán đất cho bất kỳ ai”.

Cần xử lý nghiêm nhóm đối tượng thích “giải quyết vấn đề” bằng bạo lực để răn đe
Sáng ngày 4/4/2025, nhóm đối tượng đến phá nhà anh Thiên đã hành hung khiến mẹ anh phải nhập viện, còn vợ anh thì phải bó bột cánh tay phải.

Anh Thiên cũng cho biết: Nhận thấy có dấu hiệu của tội phạm, gia đình anh đã làm đơn trình báo Công an phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thì được Công an phường thông báo, đã hướng dẫn nhóm đối tượng kia gửi đơn lên Tòa án có thẩm quyền để được giải quyết. Gia đình anh cũng đã làm đơn “Đề nghị ngăn chặn khẩn cấp” gửi đến Công an phường Tây Mỗ, Công an quận Nam Từ Liêm và một số cơ quan chức năng, nhưng đến nay chưa có bất kỳ thông báo trả lời nào.

“Sau sự việc diễn ra ngày 22/8/2024 chưa được giải quyết, thì vào khoảng 11h ngày 5/3/2025, tôi phát hiện đồ đạc, tài sản của gia đình tôi để trong nhà bị bê ra ngoài. Vợ tôi kể lại rằng, đã có một nhóm “người lạ” đến cắt khóa, tự ý mở cửa xông vào nhà của gia đình tôi, tự ý kiểm kê tài sản của chúng tôi, vợ tôi ra can ngăn và đuổi họ ra khỏi nhà, nhưng họ vẫn không ra, mà còn bê đồ đạc, tài sản của chúng tôi ném ra ngoài đường”, anh Thiên cho biết thêm.

Cần xử lý nghiêm nhóm đối tượng thích “giải quyết vấn đề” bằng bạo lực để răn đe
Anh Thiên chỉ ngôi nhà của gia đình đã bị nhóm đối tượng đập phá ngày 22/8/2024.

“Nhóm người này còn xúc phạm mẹ tôi, bôi nhọ danh dự nhân phẩm gia đình tôi. Họ đã mang theo kìm cộng lực, búa, máy cưa tay,… để cắt, phá khóa cửa nhà tôi. Họ chiếm giữ nhà của chúng tôi mà chưa được sự đồng ý của chúng tôi và không cho chúng tôi vào nhà của mình”, anh Thiên bức xúc kể lại.

Chậm trễ trong giải quyết khiến nhóm đối tượng manh động hơn?

Sau khi nhận được đơn kêu cứu của người dân, nhận thấy đây là sự việc phức tạp và cần được ngăn chặn kịp thời để đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương, đồng thời đảm bảo tài sản và tính mạng cho người dân, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã đến làm việc với Công an phường Tây Mỗ để xác minh thông tin và nắm bắt tình hình, cũng như hướng giải quyết của Công an phường.

Tuy nhiên, sau một vài lần hứa hẹn, đến thời điểm này, Công an phường Tây Mỗ vẫn chưa sắp xếp lịch làm việc, chưa cung cấp thông tin về quá trình giải quyết đơn tố giác của người dân. Và việc nhóm đối tượng đến đập phá tại số nhà 46, ngõ 180 đường Tây Mỗ - ngôi nhà của gia đình anh Thiên vẫn tiếp diễn, thậm chí còn manh động hơn, khiến một người phải bó bột, một người phải nhập viện.

Hình ảnh được camera ghi lại ngày 5/3/2025 khi một nhóm đối tượng đập cửa, vào nhà, ném đồ đạc của gia đình anh Thiên ra ngoài.

Hình ảnh được camera ghi lại vào ngày 4/4/2025, một nhóm đối tượng tiếp tục đến đập phá tài sản và hành hung người nhà anh Thiên.

Qua tìm hiểu được biết, ngôi nhà số 46, ngõ 180 đường Tây Mỗ từ nhiều năm nay vẫn do gia đình anh Thiên quản lý, sử dụng và sinh sống ổn định, nhưng gần đây, gia đình nghe tin bà nội anh đã bán đất cho người khác, từ đó xuất hiện nhóm “người lạ” đến đập phá như đã trình bày ở trên. Nhằm kịp thời ngăn chặn những hành vi gây rối, theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, gia đình anh Thiên đã nộp đơn lên Toà án nhân dân quận Nam Từ Liêm đề nghị phân xử và đã được Toà nhận đơn, nhưng thời gian qua, nhóm đối tượng lạ vẫn liên tục đến đập phá.

“Hành vi của nhóm người này rõ ràng là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, họ xâm phạm đến tài sản, tính mạng của các thành viên trong gia đình tôi, gây mất an ninh trật tự tại địa phương. Việc họ đập phá được tổ chức bài bản, có tổ chức, mang tính côn đồ và bất chấp pháp luật”, anh Thiên bức xúc.

Anh Thiên cũng cho biết, tất cả những lần các nhóm đối tượng đến đập phá, gia đình anh đều báo lên Công an phường Tây Mỗ, nhưng nhóm đối tượng kia chưa hề bị xử lý gì.

Trực tiếp có mặt tại Công an phường trong sáng ngày 4/4, phóng viên Báo Lao động Thủ đô cũng đã ghi lại được hình ảnh một số đối tượng trong nhóm người đến đập phá cửa nhà anh Thiên tự do đi lại ở trụ sở Công an phường, rồi đi về trong khi vợ chồng anh Thiên thì phải ở lại để... làm việc.

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?
Lần nào các nhóm đối tượng đến đập phá, gia đình anh Thiên cũng kịp thời trình báo cơ quan công an nhưng sự việc chưa được giải quyết dứt điểm.

Đánh giá vai trò của Công an cấp xã trong việc xử lý các vụ việc có dấu hiệu hình sự, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, nguyên điều tra viên cao cấp trong lực lượng Công an nhân dân cho biết, ngay sau khi tiếp nhận tin tố giác, Công an cấp xã phải khẩn trương tổ chức lực lượng đến hiện trường, tiến hành biện pháp cấp bách; đồng thời thông báo bằng hình thức liên lạc nhanh nhất cho đơn vị điều tra có thẩm quyền thuộc cơ quan điều tra Công an cấp tỉnh.

Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng cũng cho biết ngày 27/2/2025, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch Số: 02/2025/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định về phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự khi không tổ chức Công an cấp huyện nói rất rõ thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh. Thông tư cũng nói tới nhiệm vụ, quyền hạn của Công an cấp xã trong thi hành án hình sự.

Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng nhấn mạnh: “Những xác minh ban đầu của Công an cấp xã đóng góp rất quan trọng vào quá trình điều tra của Công an cấp tỉnh”.

Từ những nội dung trên, đề nghị Công an thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nhanh chóng vào cuộc làm rõ những hành vi vi phạm của nhóm đối tượng trên, nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương, gìn giữ tài sản và đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân; đồng thời đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, không thể để tồn tại giữa Thủ đô những hành vi coi thường pháp luật như vậy.

Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này cũng như những khuất tất trong việc chuyển nhượng đất tại số nhà 46, ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp về công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng GDNN trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035”.
Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 tập trung vào các mục tiêu chính như: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước.
Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi

Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi

Ngày Dân số thế giới 11/7 năm nay có chủ đề “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”. Thông điệp này nhằm nhấn mạnh đến quyền cơ bản của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên được tiếp cận thông tin, dịch vụ y tế để chủ động, tự do và có trách nhiệm trong quyết định về sinh sản.
EVNHANOI cảnh báo thủ đoạn mạo danh ngành điện lợi dụng sắp xếp tổ chức để lừa đảo

EVNHANOI cảnh báo thủ đoạn mạo danh ngành điện lợi dụng sắp xếp tổ chức để lừa đảo

Hiện nay, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã thực hiện tổ chức lại mô hình các Công ty Điện lực, từ 30 đơn vị cấp quận/huyện, thành 12 Công ty Điện lực khu vực, phù hợp với địa giới hành chính mới của Thủ đô. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho những tổ chức lừa đảo, lợi dụng thông tin sáp nhập để giả danh nhân viên ngành điện, thực hiện hành vi lừa đảo tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì chiêu trò lừa đảo sàn vàng quốc tế siêu lợi nhuận

Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì chiêu trò lừa đảo sàn vàng quốc tế siêu lợi nhuận

Hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng của nhiều người dân Hà Nội đã "bốc hơi" chỉ sau vài cú nhấp chuột vì tin những lời mời gọi "rót vốn" siêu lợi nhuận vào các sàn giao dịch vàng quốc tế ảo. Công an thành phố Hà Nội tiếp tục cảnh báo về chiêu thức lừa đảo tinh vi này, khi các đối tượng lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết để chiếm đoạt tài sản.
Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Thời gian qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục được giữ ổn định. Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp Thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức được áp dụng trong việc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý mang tính chất chiến lược, đột xuất, cấp bách, không thường xuyên.

Tin khác

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Vụ án lừa đảo công nghệ cao liên quan đến đối tượng Phó Đức Nam (biệt danh Mr Pips) đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm không chỉ bởi quy mô khổng lồ, thủ đoạn tinh vi mà còn bởi số lượng nạn nhân lan rộng. Hơn 5.300 tỷ đồng bị thu giữ, hàng trăm người sập bẫy “đầu tư ảo”, con số là hồi chuông cảnh tỉnh cho bất kỳ ai còn mơ hồ trước những lời mời gọi làm giàu nhanh chóng trong thời đại số.
Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng và môi trường kinh doanh, đợt cao điểm xử lý do lực lượng chức năng triển khai thời gian qua tại Hà Nội đã nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ người dân. Không chỉ ủng hộ về mặt chủ trương, nhiều người còn kỳ vọng chiến dịch lần này sẽ tạo ra chuyển biến thực chất, chấm dứt tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.
Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn phá vỡ niềm tin vào thị trường. Sau các đợt cao điểm xử lý, nhiều đối tượng lại tái hoạt động dưới hình thức tinh vi hơn. Những lỗ hổng trong cơ chế hậu kiểm, công nghệ truy xuất và chế tài xử phạt đang khiến cuộc chiến chống hàng giả trở thành một cuộc đua đường dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết liệt.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến thiết bị điện tử, hàng giả, hàng nhái đang len lỏi khắp các ngõ ngách của Hà Nội. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm méo mó môi trường kinh doanh, suy giảm lòng tin vào hàng Việt. Trong khi đó, công tác quản lý và xử lý vi phạm vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi những giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn từ các cơ quan chức năng và sự chung tay của toàn xã hội.
Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Vụ triệt phá hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội đang khiến dư luận bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm quản lý thị trường. Không chỉ là câu chuyện của một đường dây sản xuất tinh vi, đây còn là hồi chuông cảnh tỉnh về lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng hóa, cũng như sự chủ quan từ phía người tiêu dùng.
Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Vụ việc "lùm xùm" liên quan đến phí chung cư giữa cư dân chung cư Skylight, 125D Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với Ban quản trị lẽ ra sẽ được làm sáng tỏ và giải quyết dứt điểm để người dân không phải "vác đơn" đến cơ quan công quyền và báo chí nếu lãnh đạo quận, Phòng Quản lý Đô thị quận Hai Bà Trưng giải quyết đúng quy trình, quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Tiếp công dân và Luật Tố cáo.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Xem thêm
Phiên bản di động