Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?
Thủ đoạn tinh vi
Ngày 16/5/2025, Công an thành phố Hà Nội thông tin chính thức về vụ án được đánh giá là có quy mô lớn nhất từ trước đến nay liên quan đến hàng giả trên địa bàn. Đường dây do Phạm Ngọc Tiến (trú tại Hà Đông, Hà Nội) và vợ là Đoàn Thị Nguyệt điều hành đã bị triệt phá sau nhiều tháng điều tra. Nhóm này lập tới 17 công ty "vỏ bọc", trong đó có các công ty nhập khẩu, sản xuất và phân phối. Những doanh nghiệp này được dựng lên với mục đích duy nhất là hợp thức hóa hàng giả bằng tem, nhãn, hóa đơn và cả giấy công bố chất lượng làm giả.
Lực lượng chức năng đã tiến hành khám xét đồng loạt tại 20 địa điểm ở Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Giang. Kết quả khiến ai cũng bất ngờ: hơn 100 tấn hàng hóa giả đã được sản xuất và đóng gói theo dây chuyền công nghiệp, với đầy đủ bao bì, tem chống giả và mã QR dẫn đến các website giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng từ Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha. Trong số tang vật thu giữ có hàng chục nghìn lọ, hộp, vỉ thuốc, cùng hàng trăm cuộn tem nhãn, hóa chất, máy đóng viên và in nhãn công nghiệp.
![]() |
Lực lượng chức năng thu giữ trên 100 tấn thuốc tân dược và thực phẩm chức năng giả. |
Nguy hiểm hơn, sản phẩm từ đường dây này không chỉ được bán qua mạng xã hội, sàn thương mại điện tử mà còn len lỏi vào các hiệu thuốc, thậm chí có mặt tại một số cơ sở khám chữa bệnh. Nhiều người tiêu dùng hoàn toàn không thể phân biệt thật giả bởi hàng hóa được đóng gói tinh vi, có mã kiểm tra và đi kèm hóa đơn VAT.
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, nhóm đối tượng đã hoạt động từ năm 2020, tiêu thụ số lượng lớn sản phẩm giả trên phạm vi cả nước, thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Việc các sản phẩm này dễ dàng lọt vào thị trường và được hợp thức hóa cho thấy một lỗ hổng nghiêm trọng trong kiểm soát và hậu kiểm các mặt hàng nhạy cảm như thực phẩm chức năng và dược phẩm.
Ngay sau khi vụ án bị phát hiện, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố và tạm giữ 7 đối tượng liên quan. Các nghi phạm đang bị điều tra theo Điều 193 Bộ luật Hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm. Với khối lượng đặc biệt lớn, có tổ chức và có dấu hiệu gây nguy hiểm cho cộng đồng, các đối tượng có thể đối mặt với mức án lên tới 20 năm tù.
Trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô, luật sư Phạm Quốc Thanh (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng đây là vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, không chỉ vì giá trị hàng giả mà vì mức độ tinh vi và khả năng gây hại sức khỏe cộng đồng. Ông Thanh nhấn mạnh rằng, cơ quan điều tra cần mở rộng điều tra tới các bên liên quan như cơ sở in ấn, nhà phân phối, đơn vị cấp phép lưu hành sản phẩm nếu có dấu hiệu buông lỏng trách nhiệm hoặc tiếp tay cho hành vi gian lận.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Vụ việc nêu trên đã bộc lộ nhiều yếu kém trong hệ thống quản lý. Hiện nay, việc giám sát các sản phẩm thực phẩm chức năng và dược phẩm được chia cho nhiều cơ quan khác nhau, bao gồm Bộ Y tế, Bộ Công Thương và các địa phương. Tuy nhiên, cơ chế phối hợp còn thiếu tính kết nối, không có hệ thống cảnh báo sớm về sản phẩm vi phạm. Nhiều công ty "ma" có thể hoạt động trong thời gian dài mà không bị phát hiện.
Người tiêu dùng cũng không khỏi hoang mang và bức xúc. Chị Nguyễn Thanh Huyền (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, chị thường xuyên mua thực phẩm chức năng cho mẹ già qua các livestream trên Facebook vì thấy có giấy công bố chất lượng, tem tiếng Anh và cả mã QR. Giờ biết đó có thể là hàng giả, chị cảm thấy như bị lừa trắng trợn.
Còn anh Trần Quốc Tùng (quận Thanh Xuân) thẳng thắn: “Chúng tôi làm sao kiểm tra được thật giả? Nếu hệ thống phân phối để lọt hàng giả thì ai bảo vệ người tiêu dùng?”.
![]() |
Hàng giả, hàng nhái đang gây bức xúc trong dư luận. (Ảnh minh họa) |
Về phía luật pháp, các chuyên gia cho rằng chế tài hiện hành chưa đủ mạnh để răn đe. Lợi nhuận từ việc sản xuất thực phẩm chức năng giả là cực lớn, một sản phẩm giá gốc vài chục nghìn đồng có thể bán với giá 500.000 đồng. Trong khi đó, mức phạt hành chính không đáng kể, án tù chưa đủ sức ngăn chặn những đường dây có tổ chức.
Luật sư Phạm Quốc Thanh cũng đề xuất bổ sung chế tài buộc các nền tảng thương mại điện tử chịu trách nhiệm liên đới khi để lọt sản phẩm giả trôi nổi trên hệ thống của mình.
Bộ Y tế và Cục An toàn thực phẩm hiện đã phát đi cảnh báo khẩn, yêu cầu người dân không sử dụng các sản phẩm có trong danh sách thu giữ từ vụ án. Đồng thời, các địa phương được yêu cầu tăng cường hậu kiểm, kiểm tra kỹ giấy phép lưu hành và tem nhãn trước khi cho phép sản phẩm được tiêu thụ.
Người dân được khuyến cáo nên mua sản phẩm tại nhà thuốc lớn, có niêm yết thông tin đầy đủ và hóa đơn rõ ràng. Trong trường hợp phát hiện hoặc nghi ngờ sản phẩm là hàng giả, cần lưu giữ bằng chứng, hóa đơn, hình ảnh và thông báo ngay cho cơ quan công an, quản lý thị trường hoặc Cục An toàn thực phẩm.
Vụ triệt phá đường dây hơn 100 tấn hàng giả tại Hà Nội không chỉ là chiến công của lực lượng chức năng mà còn là lời cảnh báo mạnh mẽ về một thực trạng đang âm thầm diễn ra: hàng giả, hàng nhái không còn trôi nổi ngoài chợ mà đã “nằm vùng” ngay trong hệ thống phân phối hiện đại. Nếu không có giải pháp đồng bộ, từ hoàn thiện pháp luật, siết quản lý đến nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, thì “bóng ma hàng giả” vẫn sẽ tiếp tục sống dai và gây họa cho xã hội. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội chủ động, cầu thị và rất nghiêm túc trong việc triển khai các chính sách văn hóa trong Luật Thủ đô

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An động viên các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ

Rượt đuổi kịch tính, Arsenal ngược dòng đánh bại Newcastle nhờ tài năng 15 tuổi

Tự hào quá khứ, viết tiếp trang sử mới

Cẩn trọng với trị liệu tâm lý trên mạng: Đừng để niềm tin trở thành cái bẫy

Tuyển nữ Anh lên ngôi vô địch Euro 2025 sau màn đấu súng nghẹt thở với Tây Ban Nha

"Dịu dàng màu nắng" tập cuối: Thảo xuất hiện với diện mạo gây sốc, Xuân Bắc bất ngờ “rót tiền” cho Lan Anh khởi nghiệp
Tin khác

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark
Điều tra - bạn đọc 13/07/2025 19:48

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips
Điều tra - bạn đọc 08/07/2025 10:43

Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững
Điều tra - bạn đọc 18/06/2025 13:45

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra
Điều tra - bạn đọc 13/06/2025 07:59

Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì
Điều tra - bạn đọc 23/05/2025 10:16

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu
Điều tra - bạn đọc 07/05/2025 20:51

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?
Điều tra - bạn đọc 17/04/2025 13:18

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?
Điều tra - bạn đọc 16/04/2025 17:42

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?
Điều tra - bạn đọc 06/04/2025 17:23

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động
Điều tra - bạn đọc 11/03/2025 21:31